KisStartup

KisStartup hỗ trợ chuyên môn cho cuộc thi Seed your Ideas của Vintech City

 

3-5.12.2019, KisStartup đã hỗ trợ Vintech City tuyển chọn, huấn luyện các dự án trong khuôn khổ cuộc thi của Vintech City tổ chức cho sinh viên các trường đại học trong khuôn khổ Techfest 2019 tại Quảng Ninh.

Cuộc thi nhằm tìm ra các dự án tiềm năng cần hỗ trợ chuyên môn và nguồn lực để tiếp tục phát triển. Các dự án từ các nhóm sinh viên trong khối trường được Vintech City hỗ trợ và cả những trường đối tác. Trong vai trò đối tác chuyên môn, KisStartup đã cùng các bạn trẻ xác định lại mô hình kinh doanh, phân tích hiện trạng của sản phẩm và giúp các bạn tham gia pitching cũng như tương tác với ban giám khảo trong phần hỏi đáp. 

Những dự án đi từ các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, những mô hình mới mẻ thực sự chứng minh một điều, đổi mới sáng tạo đi từ nghiên cứu khoa học cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.

 

Tác giả: 
KisStartup

Tổng kết sự kiện SME Mentoring 1on1 Hà Nôi - Gala Diner

Ngày 29.12.2020, SME Mentoring 1on1 Hà Nội vận hành bởi KisStartup đã tổ chức Gala Diner tổng kết năm 2019 cùng các mentor- mentee của chương trình. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn mọi người về một buổi tối nhiều cảm xúc và rất đẹp. Cảm ơn các bạn điều phối chương trình Mai Phạm và Hương Thảo đã làm việc hết mình cho một buổi tối nhiều bất ngờ thú vị. Cảm ơn các anh chị em mentor mentee qua 4 năm đã đến chia sẻ và/hoặc gửi tình cảm cho chương trình. 

Cảm ơn những nhà tài trợ đặc biệt cho chương trình Nguyễn Hồng Oanh, Nguyễn Tuấn Linh với những sản phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe.

Cảm ơn giọng ca của mentee Hoàng Hà Minh - Hà Nội ngày trở về đầy xúc cảm

Cảm ơn sự chia sẻ chân thành của tất cả các mentor-mentee. Cảm ơn món quà cách đây 2 năm của chị Nguyễn Phương Lan, một mentee của chương trình, cuốn sách The Go-Giver của chị tặng chính là một thông điệp của chương trình, hy vọng các mentee đều tìm thấy những điều bổ ích trong cuốn sách. Biết cho đi và biết nhận lại chính là cùng nhau sáng tạo nên những giá trị mới tốt đẹp hơn. Cảm ơn mọi người vì tất cả.

Để tiện mọi người giao lưu học hỏi lẫn nhau, xin nhờ các anh chị em mentor-mentee qua các năm điền vào thông tin trong form dưới đây. Kết quả sẽ được chia sẻ qua email cho các mentor-mentee của chương trình để tiện kết nối. 

https://forms.gle/YsJX7rwGHUDStxCC8

---

#mentoring #kisstartup #covankhoinghiep #galamentoring #mentoring1on1hanoi

Tác giả: 
KisStartup

Tham gia liên minh tuyển dụng KisStartup

  Năm 2019, KisStartup hợp tác thử nghiệm với đại học Salento của Italia (Università del Salento) trong việc đưa sinh viên cao học chuyên ngành đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp từ trường sang thực tập tại KisStartup. Thực tập sinh đầu tiên đã qua thực tập tại 3 startups. 
Trong khuôn khổ hoạt động, thực tập sinh sẽ được giới thiệu qua các mô hình khởi nghiệp sáng tạo khác nhau tại Việt Nam, từ đó tìm hiểu mô hình và hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp về một số nội dung như marketing quốc tế, thúc đẩy networking. 
Trong suốt 3 năm qua, KisStartup đã thử nghiệm và phát triển các mô hình thực tập sinh tại khởi nghiệp sáng tạo. Các hoạt động này đã nhận được hưởng ứng từ các doanh nghiệp, các bạn sinh viên. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới tiếp tục nâng hoạt động này lên mức độ chuyên nghiệp và mô hình rõ ràng hơn. 
Liên minh tuyển dụng Neta-Internship Planet do KisStartup khởi xướng năm 2020 sẽ thúc đẩy hoạt động kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp, trường đại học, thị trường việc làm một cách hiệu quả trong thời gian tới. 

Tổng kết 4 năm hoạt động của SME Mentoring 1on1 Hà Nội

 

60 không phải là một con số lớn, nhưng nó là một con số tuyệt vời so với con số 8 mentor-mentee đầu tiên của tháng 12.2015 khi chương trình SME Mentoring bắt đầu ở Hà Nội. Khi mọi người đang chuẩn bị bước sang năm mới 2020, một thập kỷ mới, một cộng đồng đang dần trưởng thành và mang lại những giá trị cho mentor và mentee một cách thực chất sau 4 năm hoạt động. 

Các founder tham gia chương trình, người ít nhất là 21 tuổi, người nhiều nhất là 72 tuổi, cùng chia sẻ niềm vui thuộc về một cộng đồng mang lại giá trị gắn bó, liên tục học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. 

Chúng tôi đã phát triển cộng đồng bằng một chặng đường và nuôi dưỡng bằng niềm tin, bằng thái độ tích cực, bằng sự chủ động và trên hết luôn mở để chào đón những sự chung sức mới. Sẽ không có một SME Mentoring Hà Nội như bây giờ nếu không có những “early adopters” như chị Giang Đỗ, chị Diễm Anh, chị Huyền Nga, cũng sẽ không thể có SME như bây giờ nếu không có những mentee kỳ cựu không chịu đổi mentor và mối quan hệ của họ chắc sẽ kéo dài suốt cuộc đời, trong khó khăn cũng như thành công. Xin chân thành cảm ơn anh Ted Nuyen- người truyền cảm hứng và chỉ dẫn, cảm ơn Trần Thanh Tùng, Kha Vinh đầy nhiệt huyết chia sẻ trải nghiệm và góc nhìn mới, và đặc biệt mentor Phan Đình Tuấn Anh người đồng hành cùng SME Mentoring Hà Nội. 

Mô hình của SME Mentoring 1on1 đang bước đầu được nhân ra các trường đại học phía Bắc. 

Năm nay mọi mentor, mentee của chương trình đều được nhận món quà đặc biệt, đó là cuốn sách The Go-Giver (Người dám cho đi) của Bob Burg & John David Mann. Trong bộ sách, có một câu nói rất thú vị, dành tặng cho các anh chị em mentor-mentee như một lời cảm ơn chân thành nhất, mong mọi người có một năm mới nhiều sức khỏe, thành công và khám phá mới. 

“...ngay cả khi bạn không nắm giữ một vị trí lãnh đạo truyền thống nào, không có nghĩa là bạn không ở trong một vị thế có thể ảnh hưởng đến người khác, để truyền cảm hứng và truyền sức mạnh cho người khác, để làm chất xúc tác cho sự lớn lao của người khác, để cổ vũ thành công của họ, nâng họ lên. Nói cách khác, là để cho đi quyền lãnh đạo, và khi làm thế “hích” cả thế giới đi theo hướng tích cực”

Tác giả: 
KisStartup

KisStartup hợp tác cùng Quỹ Thanh niên Khởi nghiệp Minh Trí Quận Cầu Giấy

Ngày 18.11.2019, KisStartup chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ Thanh niên Khởi nghiệp Minh Trí Quận Cầu Giấy. Qua đây KisStartup cùng Quỹ Thanh niên Khởi nghiệp Minh Trí Quận Cầu Giấy sẽ cùng phối hợp hợp tác đỡ đầu những dự án kinh doanh của thanh niên đang sinh sống hoặc làm việc trên địa bàn quận Cầu giấy. Hợp tác nhắm đến hỗ trợ các dự án có mô hình kinh doanh mang yếu tố đổi mới sáng tạo nằm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc thuộc ngành dịch vụ.

 

Trong vai trò này, KisStartup sẽ hỗ trợ rà soát, lựa chọn và kết nối những dự án kinh doanh theo các tiêu chí đã được đề ra tới Quỹ Thanh niên Khởi nghiệp Minh Trí Quận Cầu Giấy. Song song với đó, KisStartup sẽ là đơn vị bồi dưỡng kỹ năng, năng lực vận hành đội ngũ nhân viên Quỹ, phối hợp cùng đối tác giám sát các dự án khi đã nhận được sự hỗ trợ tài chính và/hoặc đầu tư.

 

Hình thức Quỹ Thanh niên Khởi nghiệp Minh Trí Quận Cầu Giấy hỗ trợ bao gồm:

• Hỗ trợ vay tài chính ở mức tối đa 50 000 000đ

• Đầu tư đối với những dự án đã thực hiện, có doanh thu, quản lý được chi phí và đang cần vốn để hoàn thiện, phát triển. Số vốn đầu tư từ 100,000,000 đồng đến 230,000,000 đồng

 

----

Về Quỹ Thanh niên Khởi nghiệp Minh Trí Quận Cầu Giấy:

Quỹ Minh Trí được thành lập theo Quyết định số 4656/QĐ-UBND ngày 26-8-2016 của UBND TP Hà Nội về việc cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ Thanh niên khởi nghiệp Minh Trí quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Với tôn chỉ, mục đích hoạt động là quỹ xã hội, Quỹ Minh Trí ra đời nhằm động viên, khuyến khích và hỗ trợ tài chính đối với các ý tưởng, dự án sản xuất, kinh doanh của thanh niên (từ 16 đến 35 tuổi) hoặc các tổ chức thanh niên trong phạm vi quận Cầu Giấy (TP Hà Nội).

 

Xem thêm chi tiết về Quỹ Thanh niên Khởi nghiệp Minh Trí Quận Cầu Giấy tại: https://www.quyminhtri.com/

 

---

#kisstartup #quỹ_thanh_niên_khởi_nghiệp_minh_trí #quận_cầu_giấy

#hỗ_trợ_thanh_niên #hỗ_trợ_khởi_nghiệp

Từ khóa: 

Phối hợp với VinTech City tư vấn đào tạo Giảng viên 24 trường đại học phát triển hoạt động CLB Khởi nghiệp sáng tạo

Trong 2 ngày 11-12.10.2019, KisStartup phối hợp với VinTech City đã tiến hành đào tạo cho 50 giảng viên đến từ 24 trường đại học từ miền Trung, miền Bắc, tại Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội. Khóa đào tạo tập trung cung cấp những công cụ cơ bản, khái niệm cơ bản giúp học viên có những hiểu biết về khởi nghiệp sáng tạo đồng thời sử dụng những công cụ này trong hỗ trợ startup, phát triển hoạt động các CLB khởi nghiệp sáng tạo ở trường trong giai đoạn sắp tới. Trong khuôn khổ chương trình, chúng tôi cũng mời các chuyên gia về hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, Sở hữu trí tuệ và startup để cùng học viên trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức quan trọng.

Kết thúc chương trình, KisStartup cam kết tiếp tục hỗ trợ các chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp sáng tạo về công nghệ, các giảng viên tiếp tục phát triển hoạt động của mình, đồng thời giao lưu kết nối để thúc đẩy hoạt động giữa các trường với nhau.

Tác giả: 
KisStartup

Đồng hành cùng SDG Challenge 2019 - những mô hình kinh doanh sáng tạo vì cộng đồng người khuyết tật

Trong 3 tuần hướng dẫn bao gồm đào tạo và huấn luyện tăng cường cùng các đội tham gia SDG Challenge 2019- Chương trình do UNDP và NSSC thuộc Bộ Khoa học công nghệ tổ chức. KisStartup đã khép lại những hoạt động ở hai vòng hỗ trợ các đội. Với mong muốn nâng cao năng lực cho đội ngũ các nhóm khởi nghiệp sáng tạo vì mục tiêu phục vụ cộng đồng người khuyết tật để các nhóm hoàn thiện mô hình kinh doanh, KisStartup không chỉ đào tạo mà còn huấn luyện và kết nối các nhóm với những chuyên gia về Sở hữu trí tuệ- TS. Phan Quốc Nguyên, Thuế - PGS.TS Lý Phương Duyên, Tài chính và mô hình kinh doanh tạo tác động- ThS. Đỗ Thu Giang và các hỗ trợ về vốn - Thriive. Song song với đó, 2 tháng sau chương trình đào tạo, đội ngũ Tình nguyện viên của KisStartup tiếp tục hỗ trợ truyền thông, marketing cho các dự án với những giá trị đặc biệt này.

Tóm tắt về một số đội tham gia SDG Challenge 2019: 

Goodluck - Khi ngôn ngữ không còn là rào cản

Với mục đích xây dựng công nghệ hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính trong đời sống thường ngày cũng như trong công việc, Goodluck ra đời hướng đến các đối tượng là những người khiếm thính sử dụng được ngôn ngữ ký hiệu.

Được thành lập vào năm 2019 với chỉ 5 thành viên, Goodluck đã và đang từng bước phát triển sản phẩm nhận diện ngôn ngữ ký hiệu và hỗ trợ giao tiếp. Nhờ ý tưởng đột phá cũng như thiết thực trong đời sống, rút ngắn được thời gian và xóa bỏ rào cản giao tiếp giữa người khiếm thính với những người không biết ngôn ngữ ký hiệu, dự án đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của xã hội nói chung và cộng đồng người khiếm thính nói riêng.

Hiện tại Goodluck đã bước đầu thành công với việc chuyển đổi từ kí hiệu ra văn bản. Trong tương lai, Goodluck được kỳ vọng sẽ xây dựng được hệ thống dịch real-time hai chiều, hoàn toàn xử lý được vấn đề khó khăn trong giao tiếp đối với người khiếm thính, qua đó tạo cho họ nhiều điều kiện phát triển bản thân trong công việc cũng như đời sống hơn, giúp đời sống của họ trở nên dễ dàng hơn.

Hợp tác xã Vụn Art - Nền tảng tạo việc làm cho người khuyết tật

Ra đời với mong muốn trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực quà tặng, lấy việc kinh doanh quà tặng và dịch vụ trải nghiệm làm trọng tâm để tạo việc làm và gây dựng quỹ hỗ trợ người khuyết tật.

Thông qua Tái sử dụng các nguyên vật liệu thừa trong quá trình sản xuất, Vụn Art hướng đến phục hồi chức năng về việc làm cho người khuyết tật thông qua hoạt động đào tạo nghề tranh ghép vải; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng tốt nhất. Việc này vừa giúp bảo vệ môi trường đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, thu nhập bền vững cho các đối tượng yếu thế trong đó có người khuyết tật.

Dự tính trong những năm tới, Vụn Art sẽ tiếp tục hoàn thiện cách thức tổ chức để trở thành DNXH hàng đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật; cung cấp các sản phẩm quà tặng, dịch vụ sáng tạo cho các cơ quan doanh nghiệp và khách du lịch.

Bên cạnh đó, đây còn là hành động nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống - một trong những mục tiêu quan trọng đối với mỗi quốc gia trong thời kỳ “thế giới phẳng”.

Lớp học Cánh diều - Giải pháp giáo dục cho trẻ em khuyết tật trí tuệ

️Với mong muốn tạo nên một xã hội công bằng cho tất cả mọi người, doanh nghiệp xã hội Cánh Diều tập trung phát triển mảng hướng nghiệp và giáo dục kỹ năng sống cho người tự kỷ, khuyết tật trí tuệ. Đồng thời Cánh Diều cũng hướng tới mình là cầu nối trung gian đáng tin cậy giữa người khuyết tật trí tuệ, người tự kỷ và nhà tuyển dụng.

Với mục tiêu như vậy, Cánh Diều xác định những nhiệm vụ ban đầu bao gồm: Xây dựng mô hình hướng nghiệp điển hình cho người tự kỷ khuyết tật trí tuệ; Tạo công ăn làm ổn định cho tối thiểu 10 lao động; Truyền thông, cung cấp kiến thức về sàng lọc can thiệp sớm khuyết tật cho phụ huynh, giáo viên và cộng đồng; Kết nối doanh nghiệp với người lao động là người khuyết tật; Đồng hành, hỗ trợ phụ huynh trên con đường hỗ trợ con hòa nhập cộng đồng.

Trong tương lai gần, lớp học Cánh Diều có định hướng để trở thành địa chỉ uy tín, một tháng có thể giới thiệu việc làm cho 10-20 bạn. Và xa hơn nữa, Cánh Diều dự định áp dụng AI trong tư vấn định hướng cho bố mẹ có trẻ bị khuyết tật trí tuệ, tự kỷ và xây dựng platform kết nối việc làm cho trẻ em khuyết tật trí tuệ với các doanh nghiệp khác.

Dịch vụ phiên dịch trực tuyến SCDeaf - Hành trình từ ý tưởng thành hiện thực

Là quán quân của cuộc thi SDG Challenge 2017, SCDeaf luôn là doanh nghiệp khởi nghiệp được đánh giá cao về ý tưởng sản phẩm dịch vụ phiên dịch trực tuyến. Đến với cuộc thi năm nay, SCDeaf đem đến mô hình lớp học dạy ngôn ngữ ký hiệu cho cả người điếc và người bình thường bên cạnh dịch vụ phiên dịch để xây dựng nên cộng đồng có thể giúp thay đổi nhận thức xã hội.

Dịch vụ phiên dịch trực tuyến của SCDeaf tạo cơ hội cho người điếc muốn giao tiếp với người bình thường một cách dễ dàng hơn thông qua việc sử dụng ứng dụng. Người điếc có thể truy cập ứng dụng và kết nối được cả phiên dịch viên và người nghe, từ đó phiên dịch viên sẽ trực tiếp dịch lại cho người nghe với tốc độ nhanh chóng.

Bên cạnh đó, với mong muốn ngày càng rút ngắn khoảng cách và nâng cao nhận thức của đại đa số với nhóm người yếu thế, Trung tâm đã tự tạo ra giáo trình dạy học thông qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và tiếp xúc với người khuyết tật. Mỗi khóa học ngôn ngữ ký hiệu thường diễn ra trong 2-3 tháng, học viên tại đây được chia lớp theo trình độ cũng như bài kiểm tra xếp lớp sẽ được thay đổi dựa theo thời gian và xu thế xã hội. Thấy được rằng mô hình này có thể thu hút những bạn trẻ hứng thú và muốn giúp đỡ người khuyết tật, Trung tâm cam kết cung cấp việc làm cho những học viên đã hoàn thành khóa học và có mong muốn gắn bó lâu dài.

Trong tương lai, SCDeaf mong muốn có thể đào tạo và mở rộng nhân sự, mở rộng nền tảng để có thể phát triển thêm các hoạt động của mình, trở thành mô hình có tiếng nói khắp các tỉnh và cả nước. Thông qua cuộc thi, SCDeaf cũng tìm kiếm cơ hội để được hỗ trợ tạo riêng server và làm ứng dụng tại Việt Nam tăng thêm thuận tiện cho người sử dụng.

Enablecode - Dự án training và tạo việc làm cho người khuyết tật - "Chạm tay tới những điều tưởng chừng ngoài tầm với"

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật cao nhất thế giới, bên cạnh đó kéo theo tỉ lệ người khuyết tật thất nghiệp cũng tương đối cao. Trước tình trạng đó, hai người ngoại quốc sinh sống một thời gian dài tại Việt Nam đã đưa ra giải pháp sáng tạo và vô cùng hiệu quả với mục đích giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam nói chung và người khuyết tật thất nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Cũng từ đây, Enablecode được thành lập.

Bắt đầu hoạt động chính thức từ năm 2017, Enablecode đã cung cấp hàng trăm khóa học cho người khuyết tật từ kỹ năng mềm đến chuyên môn. Sau khi đã hoàn thành khóa học, cũng chính họ sẽ trở thành nhân viên chính thức của công ty. Làm về xác minh hình ảnh trong quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo, người khuyết tật hầu hết đều có cơ hội được đào tạo về công nghệ thông tin và trực tiếp tham gia vào các dự án của Enablecode. Trong đó có cả các dự án từ Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Mục đích Enablecode hướng đến không chỉ là tạo công ăn việc làm ổn định cho người khuyết tật tại Việt Nam mà còn tạo động lực cho những người khuyết tật khác cũng như mang lại niềm tin cho những bậc cha mẹ có con cái là người khuyết tật rằng con họ cũng có thể thành công trong tương lai.

Với bước đệm vững chắc như trên, Enablecode mong muốn đưa ra được hệ thống dữ liệu đào tạo hoàn chỉnh với hệ sinh thái đối tác. Thêm vào đó cũng hướng đến thị trường rộng lớn hơn, mở rộng phạm vi hoạt động ra quốc tế.

Đầu kéo xe lăn chạy điện ETIC - Hướng đi mới cải thiện khả năng di chuyển cho người khuyết tật
- "Khi thế giới tưởng chừng như sắp sụp đổ"

Sau một vụ tai nạn, founder của ETic trở thành người khuyết tật chi dưới. Khi mọi thứ gần như sụp đổ ngay trước mắt, anh nghĩ mình cần sống một cách có ích vì bản thân, vì gia đình và cho những người như anh. Bắt đầu từ việc muốn cái tiến phương tiện đi lại của bản thân, một người khuyết tật chi dưới đã chế tạo ra sản phẩm đầu kéo xe lăn kết hợp giảm xóc vô cùng thuận tiện phục vụ sinh hoạt cho rất nhiều người khuyết tật khác.

Tự tin là sản phẩm đầu kéo xe lăn đầu tiên tại Việt Nam, ETIC mang tới những chiếc xe có động cơ hoàn chỉnh nhất, ít xảy ra lỗi nhất và khả năng cân bằng chịu tải được để người dùng có thể yên tâm di chuyển. Sử dụng pin Nissan với chất lượng tốt, một chiếc xe sạc đầy pin có thể đi được quãng đường 50-60km, do đó từ 2015 đến nay đã có gần 1000 chiếc xe được đem đến tay người dùng. Đặc biệt, sản phẩm được Hiệp hội chấn thương cột sống, Trung tâm phục hồi Bạch Mai, Trung tâm sản xuất xe lăn Kiến Tường quan tâm và giới thiệu đến những đối tượng phù hợp. Ngoài ra, ETIC còn mang đến cơ hội việc làm cho cả người khuyết tật và người bình thường.

Trong tương lai, ETIC mong muốn mô hình của mình được hỗ trợ để mở rộng thị trường thành chuỗi phân phối sản phẩm/hợp tác xã cũng như phát triển thêm nhiều tính năng cho sản phẩm đầu kéo xe lăn. Để tăng tiếp cận cho người khuyết tật và những người cao tuổi, ETIC hy vọng sản phẩm của mình có thể xuất hiện tại các trung tâm giải trí, bệnh viện, điểm du lịch.

Tác giả: 
KisStartup

KisStartup tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ truyền thông tại Trà Vinh

KisStartup tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ truyền thông tại Trà Vinh. 

Trong khuôn khổ chương trình của Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Trà Vinh (SME Trà Vinh), KisStartup đã tiến hành tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các cán bộ quản lý, cán bộ truyền thông, giảng viên từ các sở, ban, ngành và trường đại học của tỉnh Trà Vinh. 

Chương trình nhắm đến việc đưa những khái niệm quan trọng, tư duy của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lồng ghép vào các hoạt động hiện tại của tổ chức. Anh Phan Đình Tuấn Anh và Chị Nguyễn Đặng Tuấn Minh trao đổi trực tiếp với các học viên về:

* Đổi mới sáng tạo cách thức truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua hiểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

* Thiết kế thử nghiệm các chương trình mentoring, ươm tạo và hỗ trợ kết nối đầu tư cho các dự án khởi nghiệp 

Sau khóa học, KisStartup và các chuyên gia sẽ tiếp tục đồng hành cùng các hoạt động và hỗ trợ các cán bộ quản lý, giảng viên để phát triển các hoạt động trong thời gian tới cũng như kết nối các hoạt động của Trà Vinh với mạng lưới của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và quốc tế. 

Tác giả: 
KisStartup

[Recap - Phần 2] Sự kiện Founders Meet-up & Ra mắt nền tảng hỗ trợ startup Net-a-Startup

Ở kỳ trước chúng tôi có gửi bạn đến với những chia sẻ hữu ích từ đại diện phía Finhay và ezCloud. Trong số này, bạn hãy cùng chúng tôi khám phá nốt những chia sẻ hữu ích từ đại diện phía Wisami và Slimsoft bạn nhé.

 

PHẠM KHÁNH HÒA - WISAMI

Khi nào biết “SAY NO” để ra quyết định đúng đắn?

Founders Phạm Khánh Hòa của WISAMI chia sẻ về phát triển sản phẩm dựa trên số liệu thu thập được. Với những startup B2B, việc có những khách hàng thân thiết thực sự có những vấn đề khó xử lý và sẵn sàng góp ý chân thành, trả phí để trở thành người chấp nhận sản phẩm đầu tiên là vô cùng quý giá. Nhưng không phải lúc nào việc xuất hiện những khách hàng như vậy cũng mở ra một hướng đi mới giúp startup nhân rộng ra và lặp lại được. Việc phải từ chối những tính năng đòi hỏi “customized” tùy chỉnh theo nhu cầu khách hàng là việc cần thiết với một team nhỏ, nguồn lực hạn chế và đang ở giai đoạn đầu đi tìm những giải pháp nhân rộng ra được. “Say no” đồng nghĩa với việc phải tìm ra hướng đi tập trung mới. Vậy cách thức tìm ra hướng đi đó như thế nào? Anh Hòa chia sẻ, hãy dựa vào số liệu. Việc thu thập và quan sát các dữ liệu thu được từ hành vi người dùng, tập khách hàng và các xu hướng sẽ giúp startup đưa ra quyết định đúng đắn và tìm ra những mảng thị trường đủ lớn.

Tích hợp vào những sản phẩm có sẵn

Cũng trong cuộc trao đổi và qua sự phản hồi của người nghe, có thể nhận thấy xu hướng các startup tích hợp sản phẩm của mình vào một sản phẩm đang có sẵn để tận dụng nền tảng và nguồn lực của nhau đang mở ra những cơ hội tích cực và gia tăng sự hợp tác giữa các startup. WISAMI hoàn toàn có thể tích hợp với các phần mềm quản lý khách hàng hiện tại của những hệ sinh thái phần mềm như Slimsoft của VINNO với hàng nghìn khách hàng sẵn có.

ĐINH XUÂN HƯƠNG - SLIMSOFT

Từ có 1 đến 1000 khách hàng tiềm năng

Founder Đinh Xuân Hương, một người đặc biệt của buổi gặp vì anh vừa là một founder của công ty hơn 10 năm tuổi – VINNO, vừa luôn khởi nghiệp với những dự án mới mẻ. Anh Hương chia sẻ cách thức để có 1000 khách hàng tiềm năng đầu tiên, đó chính là tận dụng thế mạnh chuyên môn để viết và chuyển tải nội dung thông qua email marketing. Cách làm tưởng chừng như đơn giản này hoàn toàn có thể giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều cho các startup. Kèm theo đó là sự phát triển hệ thống kiểm soát toàn bộ dòng chảy của hoạt động từ lúc gửi email cho đến khi chuyển đổi thành khách hàng. Nhờ sự linh hoạt và tự động này, để chăm sóc hàng nghìn khách hàng, công ty có thể chỉ cần 1-2 nhân viên.

Sự trở lại của những công cụ marketing truyền thống khi cần

Với kinh nghiệm làm việc với rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mảng đồ ăn, uống, lời khuyên của anh Hương là hãy quay lại với kênh truyền thống một cách khôn ngoan. Thay vì đốt tiền vào những chương trình quảng cáo online với đối tượng tiếp cận mờ mịt, việc quay trở lại với những kênh như quảng cáo thang máy tòa nhà. Ví dụ, đối với mảng F&B mất khoảng 30 triệu đồng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu nhắm vào đối tượng văn phòng công sở. Vì vậy, hãy luôn đặt lại câu hỏi mình nhắm đến khách hàng nào và họ đang ở đâu để marketing cho hiệu quả.

CUỐI CÙNG - MENTORSHIP VÀ TÌNH BẠN LÂU DÀI

Nếu đọc ở phần 1, chắc hẳn bạn còn nhớ tại sự kiện Founders Meet-up chúng tôi đã chính thức giới thiệu tới những người bạn bè, startup, đối tác thân thiết về nền tảng hỗ trợ đa nguồn lực cho startup mang tên Net-a-startup (www.netastartup.com). Điều đặc biệt của Netastartup.com chính là sự hợp tác giữa mentor và mentee. Sphoton, một startup trong mảng chatbot chính là đối tác công nghệ của KisStartup trong suốt 3 năm qua để phát triển nền tảng investmatch.net và hiện tại là Netastartup.com. Việc kết hợp này giúp chúng tôi chia sẻ ý tưởng mới một cách cởi mở và tìm ra những hướng đi mới, cùng đối diện với những thách thức của việc phát triển một dự án mới. 

 

----

Về KisStartup, chúng tôi sẽ cùng bạn: 
(1) Nâng cao năng lực thông qua các hoạt động đào tạo, huấn luyện đổi mới sáng tạo
(2) Kết nối startup với cố vấn, chuyên gia về sở hữu trí tuệ, kế toán, nhân sự,... thông qua nền tảng hỗ trợ cho startup mang tên Net a Startup (www.netastartup.com)
(3) Kết nối startup với doanh nghiệp có nhu cầu đặt hàng, mua lại hoặc đầu tư vào startup 
(4) Kết nối startup với nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước thông qua nền tảng hỗ trợ cho startup mang tên Net a Startup (www.netastartup.com)
(5) Cung cấp thông tin hữu ích về đổi mới sáng tạo thông qua chia sẻ tin tức hữu ích, nghiên cứu đổi mới sáng tạo của KisStartup và các đơn vị uy tín, press release hàng tháng, v.v 
(6) Kết nối với đối tác có thể hỗ trợ bạn tốt nhất nếu vấn đề bạn gặp phải nằm ngoài khả năng/ điểm mạnh của KisStartup.

---- 
Liên hệ với chúng tôi tại: 
Email: hello@kisstartup 
Mobile: +84.978.137.894 (Ms. Thảo) hoặc +84. 982.498.095 (Ms. Mai) 
Facebook: https://www.facebook.com/kisstartup/
Website: https://www.kisstartup.com/

 

Hãy đưa mentoring vào doanh nghiệp

Khi “khởi nghiệp”, “đổi mới sáng tạo” nổi lên trong vài năm qua ở Việt Nam, người ta để ý rất nhiều đến những khái niệm mới nảy sinh ra từ câu chuyện này. Mặc dù không ít người nghĩ rằng, khởi nghiệp là thứ phong trào, song điều không thể phủ nhận là nó đang tạo ra những hiệu ứng không thể không suy nghĩ. 

Đó là nghĩ về cách làm mới, về sức mạnh của người trẻ, đó là cách ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp và sự chuyển mình của những cỗ máy già nua để thích nghi và nắm bắt xu hướng mới. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều khái niệm đã vượt ra khỏi phạm vi của khởi nghiệp hay đổi mới sáng tạo của những dự án và doanh nghiệp non trẻ, mà len lỏi vào những doanh nghiệp đã vận hành nhiều năm, thậm chí đang phải tìm cách làm mới lại mình và giảm sức ì, gia tăng hiệu quả.

Hãy đưa mentoring vào doanh nghiệp - ảnh 1

Nguyễn Đặng Tuấn Minh, CEO & Sáng lập KisStartup Innovation

Trong một chuyến đi tới Mỹ và có cơ hội gặp gỡ với không ít trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất đất nước này, tác giả bài viết được chứng kiến một trong những cuộc chiến căng thẳng mà họ (bao gồm cả những doanh nghiệp trên 100 năm tuổi) phải đối mặt, là cuộc chiến thu hút nhân tài. Cuộc chiến này đang khiến những doanh nghiệp buộc phải chuyển mình mạnh mẽ từ chiến lược tới cách thức tổ chức (thêm những phòng ban mới về đổi mới sáng tạo, thu hút khởi nghiệp sáng tạo tham gia cùng giải bài toán của doanh nghiệp và thậm chí thay đổi hẳn không gian làm việc từ những tòa cao ốc thành các coworking space theo hướng trẻ trung hiện đại để thu hút tài năng trẻ vào làm việc).

Và một trong những điều ấn tượng nhất mà tác giả tìm hiểu được đó là sự phát triển mạnh mẽ hoạt động mentoring (tạm dịch là cố vấn) trong doanh nghiệp theo hướng sâu hơn, toàn diện hơn. Mentoring không mới trong những tập đoàn lớn của thế giới, nhưng ở Việt Nam, khái niệm này dường như còn mới mẻ ngay cả với những doanh nghiệp khởi nghiệp - đối tượng cần tìm kiếm những doanh nhân giàu kinh nghiệm để đồng hành, chia sẻ và lắng nghe mình.

Mentoring thường được hiểu là mối quan hệ giữa một người nhiều kinh nghiệm (mentor) hỗ trợ một người ít kinh nghiệm hơn (mentee) nhằm phát triển bản thân, đạt được mục tiêu và/hoặc hoàn thiện những kỹ năng trong cuộc sống. Trên thực tế, mentoring là một mối quan hệ đặc biệt, tự nguyện giữa hai bên và phi lợi nhuận. Để tham gia mối quan hệ này, cả hai bên cần thật sự nhận thức được, việc trở thành cố vấn/người được cố vấn là có ích cho mình. Mối quan hệ mentoring, khác với mối quan hệ huấn luyện, đào tạo, là mối quan hệ lâu dài và dựa trên nền tảng tôn trọng, chia sẻ và tự nguyện của cả hai để cùng phát triển.

Đến đây, có thể sẽ có người thắc mắc vậy tại sao các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng nên có hoạt động mentoring? Làm như vậy thì doanh nghiệp được lợi gì?

Trên thực tế, một mặt mentoring có thể mang lại những lợi ích được lượng hóa cụ thể bằng con số như: có một mentor tốt là nhân tố chính để gia tăng mức độ gắn kết với công ty đối với thế hệ Y (còn gọi là Millennials - những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000). Thế hệ Y có xu hướng ở lại doanh nghiệp lâu hơn 5 năm nếu họ có một mentor (68%), gấp đôi so với nhóm không có mentor (32%). Nếu không phát triển văn hóa mentoring, các doanh nghiệp có nguy cơ mất người giỏi. Đó cũng là một trong những lý do khiến bản thân các lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nên trở thành mentor để từ đó phát triển văn hóa mentoring trong tổ chức của mình (theo Forbes, 2017).

Những công ty trên thế giới đang sử dụng mentoring như một lợi thế cạnh tranh

Chương trình Mentoring trong doanh nghiệp của Facebook

Mục tiêu: Hỗ trợ hòa nhập đối với những kỹ sư trẻ tài năng mới gia nhập công ty bằng cách ghép cặp với những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm trong công ty (cũng là những người trẻ).

Mô tả ngắn: 10 năm về trước, Facebook thậm chí còn không hề đào tạo nhân viên. Họ phát triển một hoạt động là Trại tập huấn Facebook kéo dài 7 tuần cho các kỹ sư trẻ và các quản lý dự án. Không phải để tăng tốc, chương trình này tập trung vào duy trì chuẩn mực cao của tổ chức, nhận diện những mentors nội bộ có khả năng dạy và đảm bảo những người được cố vấn học qua việc xử lý những tình huống thật. Và giờ bạn nhìn thấy, sau 10 năm Facebook đã lớn mạnh thế nào.

Chương trình mentoring tại Airbnb

Mục tiêu: Cho các chủ nhà nhiều kinh nghiệm (đang là khách hàng của Airbnb) cố vấn những chủ nhà ít kinh nghiệm (những khách hàng mới của Airbnb) cách làm chủ và cho thuê phòng. Chương trình mentoring đầy tính sáng tạo và độc đáo này thực sự chứng minh cơ hội vô tận về mentoring cho các tổ chức. 

Mô tả ngắn: Theo Airbnb, nếu bạn là một chủ cho thuê mới và không có đơn đặt hàng đầu tiên, bạn có thể đề nghị có một mentor. Một khi đã có mentor sẵn sàng chúng tôi sẽ ghép cặp cho bạn với người nói cùng ngôn ngữ và có sản phẩm tương tự. Quá trình mentoring có thể diễn ra qua email và kết thúc sau 30 ngày.

Bạn thấy đấy, Airbnb đã soán ngôi Google trở thành môi trường làm việc tốt nhất thế giới và thay đổi vĩnh viễn ngành du lịch.

Chương trình mentoring tại Intel

Mục tiêu: Gia tăng chuyển giao trí thức và kỹ năng cần thiết ngay lập tức trong công ty.

Mô tả ngắn: Intel luôn quan tâm đến nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn hơn là chia sẻ kinh nghiệm. Đó là lý do chương trình mentoring của họ tập trung vào mentoring đồng cấp. Nhân viên của công ty được khuyến khích tự phát triển hoạt động mentoring, kết nối với các nhân viên khác và lồng ghép văn hóa mentoring vào hoạt động. Mentoring ở Intel có thể coi là ví dụ điển hình tuyệt vời về mentoring trong tổ chức. Đây cũng là nhân tố đóng góp vào thành công cho hoạt động tái cấu trúc của Intel năm 2016.

Mặt khác, giá trị của mentoring cũng có thể được thể hiện qua những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp có thể phải mất rất nhiều chi phí mà không thể xây dựng được. Văn hóa mentoring trong doanh nghiệp thực chất là một bằng chứng với người lao động rằng công ty thực sự quan tâm đến họ và lắng nghe câu hỏi của họ. Nó tạo được sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp và nâng cao sự hài lòng của người lao động - điều này đúng với cả những người được trở thành mentor và có một mentor. Và thực chất, đó có thể là cách tiết kiệm nhất để gia tăng sự hài lòng bền vững so với những chương trình team building đắt đỏ.

Mentoring cũng giúp bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới vì đây chính là hoạt động hiệu quả và bền vững nhằm gia tăng kỹ năng và tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo để tiến dần đến những vị trí lãnh đạo cao hơn. Cuối cùng, thay vì cạnh tranh lẫn nhau, mentoring sẽ tạo ra một văn hóa tương trợ, học hỏi lẫn nhau và sẵn sàng chia sẻ. Tại sao mentoring có thể làm được những điều như vậy? Bởi lẽ từ cả mentor và người đi tìm kiếm mentor đều có những động lực có lợi cho tổ chức.

Trên thế giới phổ biến 5 mô hình mentoring trong kinh doanh mà tùy theo đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực, động cơ, các tổ chức khác nhau có thể theo đuổi những mô hình mentoring khác nhau (theo Management-mentors).

1. Mô hình mentoring 1:1

2. Mô hình mentoring dựa trên nguồn lực

3. Mô hình mentoring theo nhóm

4. Mô hình mentoring dựa trên đào tạo

5. Mô hình mentoring cho cấp quản lý/điều hành.

Động lực của người trở thành mentor thông thường là học hỏi từ thế hệ trẻ, chia sẻ và lắng nghe để giúp đỡ phát triển những người trẻ, rèn luyện bản thân về khả năng lãnh đạo và gây ảnh hưởng tích cực đến người khác, mong muốn đóng góp và trả lại cho cộng đồng những giá trị tốt đẹp.

Trong khi đó, động lực của người đi tìm kiếm một mentor (của nhân viên trẻ) thông thường là học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm đi trước; lắng nghe những ý kiến phản biện hoặc những câu hỏi có ích để suy nghĩ về vấn đề của mình, phát triển mạng lưới và xây dựng quan hệ.

Nếu đến đây mà vẫn đang băn khoăn về câu chuyện các mô hình này thực tế chạy thế nào và mang lại hiệu quả gì, doanh nghiệp có thể tham khảo mô hình của những công ty như Airbnb, Facebook hay Intel và cách họ đang dùng mentoring để tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và thực sự đạt được những thành công mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được.

Tại Việt Nam, cộng đồng SME Mentoring 1:1 đã chứng kiến một trong những doanh nghiệp đầu tiên mang mô hình mentoring 1:1 vào tổ chức, đó là Saigon Food. Sau những thử nghiệm ban đầu, Saigon Food nhận thấy những giá trị gắn kết đặc biệt cho các thành viên trong Công ty. Điều đó minh chứng cho một giá trị, mọi lời giải cho các bài toán đều bắt đầu từ những câu hỏi tốt. Câu hỏi cho bài toán mentoring đầu tiên dành cho người chủ doanh nghiệp khi phải trả lời câu hỏi tại sao mình cần xây dựng chương trình mentoring trong nội bộ? Một khi đã trả lời được câu hỏi một cách chính xác, doanh nghiệp sẽ tìm ra cách thức phù hợp và sáng tạo để phát triển chương trình hiệu quả.

SME Mentoring 1:1 là cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam tập trung vào xây dựng văn hóa mentoring hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp, quản lý với hơn 9.000 thành viên quan sát và khoảng 60 cặp mentor-mentee hoạt động từ năm 2011 đến nay.

Nguyễn Đặng Tuấn Minh, CEO & Sáng lập KisStartup Innovation

Nguồn: Báo Đấu Thầu

Tác giả: 
KisStartup