KisStartup

KisStartup - Tuyển dụng nhân sự 2021

KisStartup – LÃNH ĐẠO CHỦ ĐỘNG ĐỂ TRƯỞNG THÀNH (Proactive leaders to grow)

Là một công ty năng động và tinh gọn, hoạt động trong lĩnh vực Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, KisStartup đang mở rộng hoạt động với nhiều dự án tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. KisStartup chào đón những tài năng trẻ mong muốn được trao quyền lãnh đạo và những cơ hội để Chủ động và Trưởng thành. Sau khi thử nghiệm ở vị trí thực tập sinh, bạn sẽ được trao quyền hoàn toàn để trở thành quản lý chương trình và chịu trách nhiệm cao nhất về dự án của mình. Ở KisStartup, chúng tôi không có quản lý cao nhất, chỉ có những đồng nghiệp sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và phản biện giúp bạn.

#VỊ_TRÍ_TUYỂN_DỤNG:
- Quản lý chương trình (02)
- Thực tập sinh (05)

#YÊU_CẦU_VỚI_VỊ_TRÍ_QUẢN_LÝ_CHƯƠNG_TRÌNH:
- Tiếng Anh tốt
- Dám chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng công việc, mở rộng đội ngũ và sự trưởng thành của nhân sự cấp dưới
- Không ngại học

#YÊU_CẦU_VỚI_VỊ_TRÍ_THỰC_TẬP_SINH
- Tiếng Anh tốt
- Dám chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng công việc
- Sẵn sàng tham gia công việc quản lý
- Không ngại học

  • Không yêu cầu:

- Kinh nghiệm làm việc
- Không cần chuyên ngành kinh tế

#BẠN_ĐƯỢC_GÌ?
- Thử, sai và học từ thất bại
- Sự phát triển của bạn song hành cùng sự phát triển của tổ chức
- Liên tục trau dồi bằng các khóa học nội bộ và các khóa học bên ngoài
- Chuẩn bị hành trang du học và phát triển ở những môi trường mới sau khi rời KisStartup (nếu bạn muốn)
- Thư giới thiệu xuất sắc với những bạn có thành tích làm việc xuất sắc
- Phát triển kỹ năng lãnh đạo và khả năng tạo ra những thay đổi tích cực

Bạn quan tâm đến gia nhập đội ngũ của chúng tôi, hãy tìm hiểu về KisStartup tại www.kisstartup.com và xem mình có thực sự quan tâm không. Nếu câu trả lời là có, hãy gửi giúp chúng tôi một email về hòm hello@kisstartup.com gồm:

  • Vị trí bạn muốn ứng tuyển, 
  • CV
  • Tại sao bạn muốn ứng tuyển? (không quá 200 từ) 
  • Ước mơ của bạn (không quá 200 từ)

Email gửi về hòm thư hello@kisstartup.com với tiêu đề ỨNG TUYỂN VÀO KISSTARTUP 2021 để chúng tôi không bị bỏ lỡ email của bạn.

Email của bạn sẽ được trả lời trong vòng 02 ngày, nếu chưa thấy chúng tôi trả lời email thì vui lòng liên hệ +84.982.498.095 (Ms. Mai) nhé.

Tác giả: 
KisStartup

ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG DOANH NGHIỆP TẠO TÁC ĐỘNG

Tác giả: Tạ Hương Thảo

Theo báo cáo “Thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam” (2018), doanh nghiệp tạo tác động xã hội được định nghĩa là “một tổ chức ở đó hoạt động thương mại và cam kết tạo tác động tích cực lên xã hội/môi trường là hai nguyên lý trung tâm của chiến lược vận hành tổ chức. Việc cân bằng giữa mục tiêu xã hội/môi trường với mô hình thương mại cho phép loại hình tổ chức này có thể giải quyết các thách thức xã hội và môi trường một cách bền vững”. Hay nói ngắn gọn, doanh nghiệp tạo tác động xã hội = mô hình kinh doanh + tác động xã hội/môi trường.

Không khó để chứng minh tính khả thi của mô hình kinh doanh của doanh nghiệp tạo tác động xã hội khi hiện tại có khá nhiều công cụ, điển hình là Mô hình kinh doanh Canvas. Nhưng ở cấu phần còn lại – tác động - không ít doanh nghiệp hiện nay vẫn còn lúng túng khi không biết làm thế để xác định và đo lường tác động từ đó chứng mình với nhà tài trợ, nhà đầu tư, khách hàng doanh nghiệp tạo ra thay đổi gì, tác động tới ai, thay đổi đó diễn ra như thế nào, v.v.

Một trong hai công cụ phổ biến nhất và được chấp nhận nhiều nhất trên toàn thế giới chính là Lý thuyết thay đổi (Theory of Change – ToC). Xuất hiện vào những năm 1990s, Lý thuyết thay đổi được dung để mô hình hóa và đánh giá hiệu quả của những sáng kiến cộng đồng của Aspen Institute.

Trước hết để đo lường tác động cần hiểu tác động là gì?

Tác động là gì?

Theo khái niệm được đưa ra trong nghiên cứu trên, tác động được hiểu là những thay đổi tích cực lên xã hội/môi trường, tuy nhiên, người viết đồng tình với quan điểm rằng tác động “có thể tích cực hoặc tiêu cực, có chủ đích hoặc không có chủ đích”. Lí do người viết đồng tình với quan điểm này là bởi lẽ doanh nghiệp có thể tạo tác động tích cực tới nhóm đối tượng này nhưng có thể (không chủ đích) tạo tác động tiêu cực tới nhóm đối tượng khác. Xét tác động ở nhiều mặt giúp doanh nghiệp nhìn bức tranh tổng thể về rủi ro/thách thức mình có thể gặp phải từ đó đưa ra kế hoạch hoạt động hiệu quả.

Tại sao cần đo lường tác động?

Đo lường thứ gì đó luôn tốt hơn đo lường không gì cả

Clear Impact.Com

  • Lên kế hoạch: Như Mô hình kinh doanh giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc đo lường tác động giúp bạn biết những thứ bạn đang làm (phần kinh doanh) có đang giúp bạn đạt được mục tiêu tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội, môi trường như ban đầu bạn đề ra hay không
  • Cải thiện & Triển khai: Như đã nói ở trên, việc đo lượng giúp bạn biết hoạt động nào đang làm tốt và hoạt động nào không từ đó bạn có thể tối đa hóa tác động bạn tạo ra.
  • Hợp tác: Nhìn vào hoạt động bạn đang làm và tác động của nó, bạn có thể xác định đối tác nào bạn nên làm việc cùng để cùng bạn đem lại tác động sâu rộng hơn.
  • Chứng minh: Làm thế nào bạn chứng minh bạn là nhân tố chính dẫn tới tác động xã hội/môi trường đó hay bạn chỉ là một mắt xích nhỏ? Việc đo lường giúp bạn việc này. Những bằng chứng này cũng quan trọng với nhà tài trợ hay nhà đầu tư đang quan tâm tới bạn.
  • Kể chuyện: Câu chuyện tạo tác động của bạn góp phần tạo nên sự khác biệt của bạn với đối thủ cạnh tranh. Một câu chuyện tạo tác động thuyết phục nên là một câu chuyện có bằng chứng để chứng minh cho những tác động bạn tạo ra. Bằng chứng đó không đâu khác chính là từ việc bạn đo lường tác động.

Đo lường như thế nào?

Phiên bản đơn giản của Lý thuyết thay đổi gồm 6 cấu phần chính:

  1. Vấn đề (Issue): Vấn đề xã hội/môi trường bạn đang giải quyết
  2. Hoạt động (Activity): Hoạt động cốt lõi của bạn giải quyết vấn đề và dẫn tới tác động xã hội/môi trường. Đôi khi một số doanh nghiệp hoạt động này là hoạt động kinh doanh (Ví dụ đào tạo cho người khuyết tật) nhưng một số lại không (ví dụ: sử dụng người lao động là người khuyết tật).
  3. Ai (People/Planet): Ai/cái gì chịu tác động/thay đổi bởi hoạt động của bạn
  4. Kết quả trực tiếp (Output): Kết quả trực tiếp tạo ra bởi hoạt động doanh nghiệp đang triển khai. Kết quả này thường là những con số và có thể đo lường được.
  5. Kết quả ngắn-trung-dài hạn (Outcome): Đây là những kết quả tạo ra từ kết quả phía trước.
  6. Tác động (Impact): mục tiêu cộng đồng/môi trường cuối cùng bạn hướng tới.

Phần quan trọng nhất của Lý thuyết thay đổi không nằm ở việc liệt kê 5 cấu phần trên mà nằm ở việc kiểm chứng mối liên kết giữa những cấu phần này. Hay nói cách khác, làm thế nào để bạn chứng minh được Hoạt động A dẫn tới Kết quả B và dẫn tới kết quả cuối cùng như bạn đưa ra. Công việc này là công việc khó khăn nhất, tốn nhiều thời gian nhất nhưng cũng thú vị nhất khi đo lường tác động bởi từ đây bạn có thể thấy rằng có những hoạt động bạn đang đầu tư nhiều công sức lại không hề dẫn tới kết quả như bạn mong muốn.

Vậy làm thế nào để bạn chứng minh được những mối liên kết này? Trước hết, bạn cần xác định chỉ số đo lường (chỉ số định lượng và định tính). Sau đó thu thập dữ liệu cho từng tiêu chí thông qua khảo sát qua điện thoại, khảo sát online, phỏng vấn 1-1, phỏng vấn nhóm, hay quan sát hành vi. Tùy thuộc vào chỉ số bạn muốn đo, bạn xác định phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả, chính xác.

Làm thế nào để tạo ra bản ToC hiệu quả?

Đến đây, bạn có thể phác thảo ra câu chuyện tạo tác động của bạn nhưng như vậy chưa đủ. Để có bản Lý thuyết thay đổi hiệu quả, bạn nên cân nhắc tới một số yếu tố dưới đây:

  • Bối cảnh, giới hạn và rủi ro: Như đề cập ban đầu, ngoài tác động tích cực, bạn nên liệt kê tác động tiêu cực hay rủi ro bạn có thể tạo ra/gặp phải. Bên cạnh đó, bổi cảnh kinh doanh lúc đó (ví dụ Covid19) cũng là điều bạn nên liệt kê để thấy hết khó khăn bạn có thể gặp phải trong quá trình đạt được mục tiêu đề ra từ đó có kế hoạch khắc phục hiệu quả.
  • Xây dựng – Đo lường – Học hỏi: Giống như Mô hình kinh doanh Canvas (BMC), những gì bạn phác thảo ra trong ToC sẽ chỉ là giả định nếu không được kiểm chứng. Mỗi giả định không được kiểm chứng cẩn thận đều có thể tác động tiêu cực tới chuỗi kết quả phía sau.

Kết hợp Mô hình kinh doanh Canvas và Lý thuyết thay đổi, doanh nghiệp tạo tác động xã hội có thể dễ dàng chứng minh cả tính khả thi và tính tác động của dự án trên 1 trang giấy trước nhà đầu tư, nhà tài trợ, đối tác, khách hàng hay với chính đội ngũ trong doanh nghiệp. Để cả hai mô hình hiệu quả, doanh nghiệp cần không ngừng kiểm chứng giả đình và liên tục điều chỉnh hai mô hình để có cái nhìn toàn diện và thực tế về hoạt động doanh nghiệp.

---

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Tài liệu đào tạo Impact Criteria & Measurement – Why & How của WWF, Panda Labs và KisStartup
  2. Tài liệu Frontier Incubators Program
  3. https://www.actknowledge.org/services/theory-of-change/history/
  4. https://www.sopact.com/theory-of-change?fbclid=IwAR1GpvYYNf34FZti1SZfn4Vzm1nASPM_9dYaahRmzpgFm-mn6BIlzJ93d18
  5. https://www.kisstartup.com/vi/cong-cu-mo-hinh-kinh-doanh-canvas-cho-doanh-nghiep-va-doanh-nghiep-xa-hoi   
Tác giả: 
Tạ Hương Thảo - Capacity manager - KisStartup

Đại diện của KisStartup tham gia chương trình LIF7 của Quỹ Newton

Từ ngày 1.2.2021 đến cuối năm 2021, đại diện của KisStartup, bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh sẽ tham gia chương trình “Hỗ trợ Thương mại hóa kết quả nghiên cứu” (LIF) tại Việt Nam đã hỗ trợ 70 nhà nghiên cứu trên chặng đường đưa sản phẩm nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến thị trường. 

Chương trình LIF7, do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) phối hợp thực hiện với Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh. LIF6 bao gồm khóa đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu cùng các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm và kết nối tại Việt Nam, và 1 khóa tập huấn trong 2 tuần từ 09-20/3/2020 tại Vương quốc Anh. 

Chương trình bao gồm ba cấu phần: Nâng cao năng lực, Nghiên cứu và Chuyển giao. Tại Việt Nam, Hội đồng Anh hiện đang hợp tác với các tổ chức và cơ quan tài trợ của chính phủ Việt Nam để thực hiện cấu phần Nâng cao năng lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển chuyên môn cho cá nhân và tổ chức nghiên cứu trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam như: 

  • Y tế và khoa học sự sống
  • Nông nghiệp
  • Môi trường và năng lượng
  • Thành phố tương lai
  • Công nghệ số, đổi mới và sáng tạo

Trong khuôn khổ chương trình, KisStartup mong muốn đồng hành và phát triển chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ từ kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ viện, trường. Với hy vọng sẽ phát triển được phiên bản đầu tiên của chương trình Vietnam Commercialisation Acceleration Program năm 2021, chúng tôi tin tưởng rằng đại diện của KisStartup tham gia chương trình sẽ giúp chúng tôi có thêm kỹ năng, kinh nghiệm và mạng lưới cần thiết để đóng góp hiệu quả hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đặc biệt là thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ viện, trường. 

Nguồn: https://www.britishcouncil.vn/cac-chuong-trinh/giao-duc/khoa-hoc-doi-moi...

Tác giả: 
KisStartup

Tổng kết sự kiện Trainers Meet-up 2021

Tối 26.1.2021, KisStartup đã chính thức ra mắt dự án Kis-UNI cùng với sự ra mắt Cộng đồng giảng dạy Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo của các giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Qua 5 năm triển khai hơn 20 chương trình đào tạo TOT chính thức theo đơn đặt hàng và hàng chục các chương trình do KisStartup tổ chức, mạng lưới của KisStartup Training of Trainers ngày càng trưởng thành. 

 

Chúng tôi vinh dự được đồng hành cùng các thầy cô trong nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học bằng những bước đi vững chắc. Năm 2018, với 02 giảng viên được công nhận giảng viên của KisStartup, đến năm 2020, KisStartup đã cấp chứng nhận cấp độ 1 cho 34 giảng viên của hơn 5 trường đại học, cấp độ 2 cho 2 giảng viên và cấp độ 3 cho 03 giảng viên. 

Trong năm 2021, với cam kết mạnh mẽ, KisStartup và Kis-UNI sẽ tập trung vào: 

(1) Khóa đào tạo TOT online về KNĐMST 3 cấp độ
Cấp độ 1: 10 buổi = 14h học + 10h thực hành
Cấp độ 2: 10 buổi = 14h học + 20h thực hành
Cấp độ 3: 10 buổi = 14h học + 30h thực hành
(2) Chuỗi sự kiện Startup Ecosystem Updates (SEU) – nằm trong chuỗi hoạt động của KisStartup tại Cổng Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia: Startup.gov.vn, phối hợp với các đối tác
(3) Phát triển cộng đồng giảng dạy và hỗ trợ khởi nghiệp

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, chia sẻ và đóng góp của các thầy cô, các nhà quản lý đã tin tưởng và đồng hành cùng nỗ lực của chúng tôi. 

 

Tác giả: 
KisStartup

KisStartup tham gia phát triển đội ngũ giảng viên nguồn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong Fintech tại Học Viện Ngân hàng

Chương trình đào tạo giảng viên nguồn (TOT) về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech do Học viện Ngân hàng tổ chức là một phần trong chuỗi các hoạt động triển khai nhiệm vụ “Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, theo Quyết định số 1865/QĐ-BKHCN ngày 28/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tổ chức chủ trì, thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), thực hiện từ năm 2020.

Chương trình được thiết kế nhằm trang bị cho học viên kiến thức tổng quan về Fintech, nhận diện xu hướng mới trong Fintech; mối quan hệ giữa tiền số và thị trường tài chính; nắm được khung pháp lý cho Fintech và cách thức quản lý tài chính - quản trị rủi ro cho hoạt động Fintech… Đặc biệt, kết thúc chương trình, học viên có khả năng phát triển các kỹ năng, phương pháp tổ chức huấn luyện hiệu quả các nhóm/doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và lĩnh vực Fintech nói riêng.

Trong khuôn khổ chương trình, KisStartup sẽ cung cấp kiến thức về phân tích các mô hình kinh doanh trong Fintech dành cho các giảng viên và đồng hành cùng các giảng viên trong Phương pháp giảng dạy khởi nghiệp sáng tạo. Trong khóa học, các giảng viên sẽ kết hợp chuyên môn và lồng ghép kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra những nội dung giảng dạy mới đặc thù trong fintech và giúp các fintech trong tương lai chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trang khởi nghiệp và làm việc trong lĩnh vực mới mẻ này. 

Khóa học kéo dài 14 ngày từ 2.11.2020 và kết thúc ngày 26.11.2020.

Nguồn tham khảo: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-11-02/khai-giang-...

Tác giả: 
KisStartup

SME Mentoring 1on1 Hà Nội- Mùa 5: 2020-2021

Năm thứ 5 trong chương trình SME Mentoring 1on1, từ 3 cặp rồi 5 cặp đầu tiên, con số của năm nay đã lên 18 cặp Mentor-Mentee. Điều hạnh phúc nhất với những người vận hành chương trình chính là giá trị và chất lượng của kết nối ngày càng được củng cố. Mentor và mentee đến, ở lại và quay lại với chương trình vì những giá trị nhân văn cho phát triển con người mà chúng ta theo đuổi. Khó khăn lớn nhất trong quan hệ mentoring không phải là tìm một người mentor, mentee mà là nỗ lực vun đắp cho mối quan hệ đó bằng sự cam kết, có mục tiêu và trở thành những phiên bản tốt hơn của chính chúng ta qua mỗi lần gặp gỡ. 12 lần gặp trong năm là khoảng thời gian giúp các bạn theo đuổi một mục tiêu cụ thể dưới sự hỗ trợ và giám sát và động viên tinh thần của mentor/mentee.

Chúng tôi cũng thực sự vui mừng vì năm nay trong chương trình theo truyền thống của SME Mentoring Hà Nội, sẽ có một số giảng viên của các trường đại học tham gia với mong muốn cùng các thầy cô gia tăng trải nghiệm và quay trở về xây dựng văn hóa mentoring cho các nhóm khởi nghiệp ngay tại trường đại học.

Một bằng chứng thú vị cho truyền thống này là từ năm 2018, SME Mentoring Hà Nội đón nhận những giảng viên Đại học công nghiệp Hà Nội đầu tiên tham gia chương trình, và với những nỗ lực tuyệt vời, năm 2020, HAUI đã có những chương trình vô cùng chất lượng như IT Festival, mà người khởi xướng, vận hành chương trình mentoring chính là mentor trong chương trình- Mentor Trịnh Bá Quý.

Nâng niu từ những nỗ lực nhỏ, vun đắp cho cộng đồng từ những hạt giống tiềm năng đầu tiên, chúng tôi tin rằng, cộng đồng của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và củng cố thêm giá trị mà chúng ta theo đuổi.

Bạn đã sẵn sàng cho 12 tháng tới chưa, đừng quên đặt lịch hẹn với mentor ngay hôm nay hoặc tuần sau và đừng quên:

- Sự chủ động của bạn quyết định đến 40% thành công của quan hệ mentoring

- Mục tiêu rõ ràng của bạn quyết định 40% thành công của mối quan hệ mentoring

- Nguyên tắc: Bạn tốt lên, doanh nghiệp của bạn sẽ tốt lên (chiếm 200% và nhiều hơn nữa.

Hãy chứng minh năng lực lãnh đạo của bạn thể hiện ở khả năng xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp và vun đắp cho quan hệ đó, trở nên tốt hơn mỗi ngày - bởi vì bây giờ bạn đã có người lắng nghe và ủng hộ bạn vô điều kiện.

Chào mùa mentoring # 5: 2020-2021

---

#smementoring #mentor #mentee

#covankhoinghiep

Tác giả: 
KisStartup

KisStartup triển khai hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tạo tác động qua YouthColab 2020

Trong khuôn khổ hoạt động tại YouthColab 2020 do UNDP và NSSC tổ chức, KisStartup đã tiến hành huấn luyện chuyên môn cho các đội và trao giải cho những đội xuất sắc tiếp tục đi vào các hoạt động tiếp theo của KisStartup mà cụ thể là chương trình tăng tốc Kinh doanh số và hoạt động huấn luyện tăng cường. 

Các đội nhận được giải thưởng và hỗ trợ tại KisStartup bao gồm: Hộp lá chuối Vibale; Fuwa3C- chế phẩm sinh học lên men tự nhiên; Giặt là Sáng. 

Với mong muốn tiếp tục đồng hành cùng các đội, bao gồm cả những đội không nhận hỗ trợ, các dự án tham gia YouthColab 2020 sẽ được hỗ trợ tham gia các hoạt động tiếp theo của KisImpact để gọi vốn đầu tư, hoàn thiện mô hình kinh doanh và kết nối đến các đối tác tiềm năng. 

Tác giả: 
KisStartup

KisUNI- Khởi nghiệp sáng tạo trong trường đại học

GIỚI THIỆU - KISUNI LÀ GÌ? 

Là một dự án nằm trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng ra đời với mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.

Đúc kết từ 5 năm kinh nghiệm làm việc với các trường đại học, đào tạo người giảng dạy khởi nghiệp sáng tạo và hỗ trợ các Câu lạc bộ khởi nghiệp sáng tạo khối trường công nghệ, kỹ thuật, KisStartup mong muốn tạo một cộng đồng phát triển lành mạnh hỗ trợ các cá nhân, tổ chức mong muốn thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.

KisUNI – DÀNH CHO AI? 

  • Giảng viên mong muốn phát triển chương trình khởi nghiệp sáng tạo tại trường đại học của mình
  • Các CLB/chương trình của các trường đại học mong muốn phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và liên kết hoạt động của mình với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên cả nước

NGUỒN LỰC CỦA KISUNI ĐỂ HỖ TRỢ CÁC TRƯỜNG ?

  • TOT Training: Chương trình huấn luyện - thực hành Người đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Theo đó, KisUNI sẽ tập trung vào:

    • Đào tạo TOT (online và offline) : cho các giảng viên, cá nhân mong muốn theo đuổi công việc giảng dạy khởi nghiệp ĐMST 

    • Hỗ trợ thực hành: Sau khi hoàn thành các khóa đào tạo TOT tại KisStartup, học viên đăng ký tham gia mạng lưới thành viên TOT tại KisStartup để được hỗ trợ thực hành giảng dạy và trao đổi chuyên môn thường xuyên

    • Giám sát & Đảm bảo chất lượng: Để trở thành giảng viên được công nhận của KisUNI, học viên cam kết theo các tiêu chuẩn của KisStartup về người đào tạo bao gồm số giờ thực hành, số lượng đối tượng giảng dạy, NPS và đánh giá của học viên 

    • Công khai danh sách giảng viên đạt chuẩn của KisUNI: Học viên đạt chuẩn của KisUNI sẽ được công khai danh sách trên website của KisStartup và sẽ được điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá định kỳ hàng năm. 

  • SME Mentoring 1on1: Thực hành mentoring để hiểu về khởi nghiệp sáng tạo

    • Hướng dẫn thực hiện chương trình mentoring: Với kinh nghiệm vận hành chương trình mentoring 1:1 cho khởi nghiệp sáng tạo trong 5 năm, KisStartup mong muốn đồng hành cùng các trường đại học triển khai các chương trình mentoring có ý nghĩa và sáng tạo cho giảng viên, sinh viên và các dự án khởi nghiệp sáng tạo tại trường. KisStartup sẽ hỗ trợ miễn phí hoàn toàn và cam kết đồng hành cho nỗ lực của các trường

    • Thực hành trải nghiệm: Để có trải nghiệm của một mentor trước khi triển khai các chương trình mentoring trong trường đại học, bạn có thể tham gia chương trình Mentoring tại SME Mentoring 1on1 do KisStartup vận hành tại Hà Nội hoặc SME Mentoring 1on1 tại HCM 

  • Khóa đào tạo trực tuyến khởi nghiệp sáng tạo: Giúp sinh viên, giảng viên các trường thành viên trong mạng lưới của KisUNI có thể học bất kỳ lúc nào. Sau khóa học, học viên có thể đề nghị được hỗ trợ từ KisUNI và các nguồn lực khác của KisStartup
  • Commercialization Accelerator Program​: Tăng tốc thương mại hóa kết quả nghiên cứu của sinh viên, giảng viên
    • Thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên

    • Đưa các sản  phẩm tiềm năng ra thị trường

  • NetAStartup- Nền tảng kết nối trực tuyến các dự án khởi nghiệp sáng tạo

    • Cập nhật các dự án online 

    • Kết nối các nguồn lực

Tác giả: 
KisStartup

Giới thiệu Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Thực phẩm & Đồ uống

 

Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Thực phẩm và Đồ uống (Center for Food and Beverage Innovation - CFBI) trực thuộc Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV)KisStartup là đối tác chiến lược trực tiếp vận hành Trung tâm. Kết hợp thế mạnh của Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) - mạng lưới các nhà cung cấp, nhà hàng và nhà đầu tư trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống - với kinh nghiệm trong lĩnh vực Đổi mới sáng tạo của KisStartup, trung tâm CFBI kỳ vọng kết nối các dự án, doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống với các nguồn lực cần thiết để phát triển và mở rộng kinh doanh. Trung tâm CFBI sẽ chính thức ra mắt với nhiều chuỗi hoạt động trong khuôn khổ sự kiện Asia Food & Beverage Summit 2020 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh 

 

 

SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TÔI 

  • Tìm kiếm và nuôi dưỡng những dự án, startup và doanh nghiệp thực phẩm và/hoặc đồ uống đổi mới sáng tạo và tạo tác động đến từ các nước trong khu vực Châu Á. 

  • Kết nối các dự án, startup và doanh nghiệp thực phẩm và/hoặc đồ uống với các nguồn lực cần thiết và mạng lưới trong quá trình phát triển của dự án/ doanh nghiệp

NGUỒN LỰC

  • Mạng lưới mentor (tạm dịch: cố vấn) 

  • Mạng lưới các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như Sở hữu trí tuệ, Kế toán, Tài chính, v.v.

  • Đội ngũ huấn luyện viên đổi mới sáng tạo

  • Hoạt động kết nối dự án, startup, doanh nghiệp với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, và doanh nghiệp, tập đoàn có nhu cầu hợp tác hoặc đầu tư vào giải pháp thực phẩm và đồ uống sáng tạo. 

  • Các sự kiện kết nối.

MỤC TIÊU 2020

Trong năm 2020, Trung tâm CFBI tập trung chủ yếu vào 03 mảng hoạt động chính sau: 

  • HỢP TÁC:  Năm 2020 là năm để chúng tôi thiết lập quan hệ hợp tác với các trường đại học, các hiệp hội, tập đoàn và các tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nước nhằm xây dựng mạng lưới vững chắc nhằm hỗ trợ các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp, và doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống phát triển bền vững. 

  • ƯƠM TẠO VÀ TĂNG TỐC: Là một phần của Trung tâm CFBI, chúng tôi mong muốn tìm kiếm các dự án tiềm ăng cho Chương trình Ươm tạo và Tăng tốc 2020 - chương trình đầu tiên và duy nhất hiện này dành riêng cho dự án thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.

    Để tham gia chương trình, bạn chỉ cần: 

    • Là dự án/ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo/ doanh nghiệp đã hoạt động liên quan tới thực phẩm và/hoặc đồ uống
    • Có đội ngũ ít nhất là 02 người trở lên 
    • Đang kêu gọi vốn và/hoặc định hướng mở rộng kinh doanh 
  • KẾT NỐI: Sau nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động kết nối đầu tư và kết nối doanh nghiệp, tại CFBI, KisStartup chúng tôi tiếp tục đóng vai trò “người kết nối” giữa các dự án đổi mới sáng tạo và tập đoàn, nhà cung cấp và nhà đầu tư quan tâm tới việc hợp tác và/hoặc đầu tư vào các giải pháp thực phẩm và đồ uống sáng tạo. Hoạt động Kết nối đầu tư và Kết nối Doanh nghiệp sẽ được tổ chức liên tục trong suốt năm và kết thúc bằng DEMO DAY nhằm giới thiệu, quảng bá các giải pháp mới độc đáo trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống với các nhà đầu tư, đối tác trong và ngoài nước

LIÊN HỆ

Mọi thắc mắc xin vui lòng gửi về: 

Email: hello@kisstartup.com 

Mobile: +84.978.137.894 (Thảo) 

Tác giả: 
KisStartup

Giới thiệu cuốn sách Business Model Innovation using IoT applications in Vietnam

Cuốn sách xuất bản năm 2019 là một kết quả tập hợp 10 trường hợp nghiên cứu về ứng dụng IoT vào các mô hình kinh doanh ở Việt Nam. 7 trong số 10 trường hợp nghiên cứu này do các nghiên cứu viên thuộc nhóm nghiên cứu của KisStartup thực hiện phối hợp với các giảng viên, nghiên cứu viên của Đại học Tôn Đức Thắng. Cuốn sách được xuất bản nằm trong dự án Silicon Valley Asia, được sự tài trợ của Chính phủ Đài Loan. 

Case 1: IoT application in Smart energy in Smart cities – from idea to practice Minh Nguyen Dang Tuan1, Thi Minh Ly Pham2, Nhan Nguyen Thanh
Case 2: IoT in hotel management – a local approach to empower managers in decision making
Author (s)    Pham Thanh Hang, Pham Thi Minh Ly
Case 3: Smart-home and its impact on real estate industry
Author (s)    Nguyen Dang Tuan Minh, Pham Thi Minh Ly, Nha Le Duc
Case 4: IoT application in child education– how it is changing the way children learn
Author (s)    Nguyen Thi Hanh
Case 5: IoT in agriculture – facing the scalability challenge    
Author (s)    Nguyen Hoang Giang 
Case 6: IoT in health care – a transformational challenge for startups in the field
Author (s)    Nguyen Dang Tuan Minh
Case 7: IoT and Big Data for Smart City Route optimization with big data and the support of existing IoT platform 
Author (s)    Long Nam Pham, Dang Tuan Minh Nguyen, Minh Tuan Phung

Tác giả: 
KisStartup