KisStartup

Kết nối Công nghệ cao

Ý tưởng ra đời HiTech Konec là tạo một không gian kết nối thực chất và sâu sắc giữa hiểu biết chuyên môn của các chuyên gia hàng đầu + Những doanh nghiệp đã/đang mong muốn tìm kiếm cơ hội ứng dụng Công nghệ cao vào đổi mới mô hình kinh doanh và không bị tụt hậu + Các startup đang phát triển những công nghệ này.

Chính vì vậy, không chỉ dừng lại trong khuôn khổ TECHFEST 2017, Hi-Tech Konec mong muốn kết nối chuỗi giá trị sâu sắc và bền vững về sau.

Trong tháng 10/2017, Hi-Tech Konec đã diễn ra trong khuôn khổ #TECHFEST 2017. Chi tiết như sau:

  • Workshop 1: Hi-Tech Konec về IoT
  • Workshop 2: Hi-Tech Konec về Trí tuệ nhân tạo
  • Workshop 3: Hi-Tech Konec về Thực tế ảo
  • Workshop 4: Hi-Tech Konec về Dữ liệu lớn

Đừng tìm nhà đầu tư - Hãy tìm khách hàng của bạn tại Hi-Tech Konec. Là người sở hữu công nghệ, startup cần hiểu nhu cầu và vấn đề của thị trường hơn là tiền của nhà đầu tư. Startup cũng cần những người chia sẻ thật với họ vấn đề của và việc của startup là đặt câu hỏi để thực sự hiểu về họ. Tại Hi-Tech Konec, cơ hội khám phá khách hàng của startup rõ ràng hơn bao giờ hết. Đó là bước đầu để khẳng định/phủ định mô hình kinh doanh của bạn và tiến những bước quan trọng hơn.

Hãy nói về vấn đề thay vì nói về thành công. Hãy đặt ra những bài toán lớn vì sự phát triển của doanh nghiệp bạn và coi khởi nghiệp là cơ hội để trở thành đối tác của bạn. Hi-Tech Konec không gian để doanh nghiệp và khởi nghiệp gặp nhau - trao đổi và kết nối về những nhu cầu cụ thể. Chúng tôi không phải nơi duy nhất trên thế giới làm việc này. SwitchPitch đã kiên nhẫn làm điều này 3 năm nay và họ tạo ra một thị trường của startup và doanh nghiệp. Nhu cầu đó là có thật. Đừng bỏ lỡ cơ hội bắt kịp các xu hướng công nghệ để ứng dụng cho doanh nghiệp của bạn bằng Hi-Tech Konec.

Thông tin chi tiết xem tại: https://www.facebook.com/HiTechKonec/

Tác giả: 
KisStartup

Kết nối

I. KẾT NỐI ĐẦU TƯ

KisStartup hợp tác với Techfest2017 và đối tác chiến lược SPhoton phát triển sàn kết nối đầu tư tại địa chỉ http://www.investmatch.net. Investmatch.net- cổng kết nối đầu tư chính thức của TECHFEST đã kết nối thành công 150 startup với hơn 70 nhà đầu tư năm 2017. Với các startup, cần tìm một Nhà đầu tư và cần tiếp cận với những doanh nghiệp lớn, hoặc kêu gọi vốn nhưng không biết “trình bày” hồ sơ của mình ở đâu để các Nhà đầu tư có thể thấy và có thể cập nhật liên tục, Cổng Kết nối đầu tư Investmatch.net ra đời để giúp các startup. 

Năm 2018, cổng Kết nối đầu tư Investmatch.net tiếp tục được sử dụng trong hoạt động Kết nối Đầu tư của TECHFEST 2018 với  hơn 160 cuộc kết nối và số vốn quan tâm đầu tư là 7.86 triệu USD.

Cổng Investmatch.net bạn sẽ được:
1. Tạo hồ sơ một bộ hồ sơ đầy đủ để đi kêu gọi vốn
2. Các Nhà đầu tư cả trong và ngoài nước xem hồ sơ liên tục
3. Cập nhật hồ sơ liên tục trong suốt cả năm
4. Cơ hội Kết nối với các Nhà đầu tư trong và ngoài nước bất cứ khi nào

Khi đăng ký tạo tài khoản Nhà đầu tư trên cổng Investmatch bạn sẽ được:
1. Xem được hồ sơ online của các Startup cả trong và ngoài nước trong mọi lĩnh vực .
2. Tìm hiểu được Startup trước khi có những cuộc gặp đầu tiên
3. Thấy được tiến độ phát triển của Startup qua thời gian do hồ sơ Startup được cập nhật liên tục qua cổng Kết nối Investmatch
4. Được BTC hỗ trợ sắp xếp gặp mặt Startup bất cứ lúc nào trong suốt cả năm

Ngoài ra, trong chuỗi hoạt động của mình, mỗi tháng, KisStartup sẽ tổ chức các buổi Mini Matching để các nhà đầu tư gặp gỡ các startup tiềm năng thuộc lĩnh vực mình quan tâm.

II. KẾT NỐI DOANH NGHIỆP - STARTUP 

Ý tưởng ra đời HiTech Konec là tạo một không gian kết nối thực chất và sâu sắc giữa hiểu biết chuyên môn của các chuyên gia hàng đầu + Những doanh nghiệp đã/đang mong muốn tìm kiếm cơ hội ứng dụng Công nghệ cao vào đổi mới mô hình kinh doanh và không bị tụt hậu + Các startup đang phát triển những công nghệ này.

Chính vì vậy, không chỉ dừng lại trong khuôn khổ TECHFEST 2017, Hi-Tech Konec mong muốn kết nối chuỗi giá trị sâu sắc và bền vững về sau.

Trong tháng 10/2017, Hi-Tech Konec đã diễn ra trong khuôn khổ #TECHFEST 2017. Chi tiết như sau:

  • Workshop 1: Hi-Tech Konec về IoT
  • Workshop 2: Hi-Tech Konec về Trí tuệ nhân tạo
  • Workshop 3: Hi-Tech Konec về Thực tế ảo
  • Workshop 4: Hi-Tech Konec về Dữ liệu lớn

Đừng tìm nhà đầu tư - Hãy tìm khách hàng của bạn tại Hi-Tech Konec. Là người sở hữu công nghệ, startup cần hiểu nhu cầu và vấn đề của thị trường hơn là tiền của nhà đầu tư. Startup cũng cần những người chia sẻ thật với họ vấn đề của và việc của startup là đặt câu hỏi để thực sự hiểu về họ. Tại Hi-Tech Konec, cơ hội khám phá khách hàng của startup rõ ràng hơn bao giờ hết. Đó là bước đầu để khẳng định/phủ định mô hình kinh doanh của bạn và tiến những bước quan trọng hơn.

Hãy nói về vấn đề thay vì nói về thành công. Hãy đặt ra những bài toán lớn vì sự phát triển của doanh nghiệp bạn và coi khởi nghiệp là cơ hội để trở thành đối tác của bạn. Hi-Tech Konec không gian để doanh nghiệp và khởi nghiệp gặp nhau - trao đổi và kết nối về những nhu cầu cụ thể. Chúng tôi không phải nơi duy nhất trên thế giới làm việc này. SwitchPitch đã kiên nhẫn làm điều này 3 năm nay và họ tạo ra một thị trường của startup và doanh nghiệp. Nhu cầu đó là có thật. Đừng bỏ lỡ cơ hội bắt kịp các xu hướng công nghệ để ứng dụng cho doanh nghiệp của bạn bằng Hi-Tech Konec.

Thông tin chi tiết xem tại: https://www.facebook.com/HiTechKonec/

Sự kiện tháng 3.2018 tại KisStartup

Chào tháng 3 với những kế hoạch phát triển theo chiều sâu, bạn sẽ cùng KisStartup tham gia các hoạt động do chúng tôi và các đối tác tổ chức.

  1. 9.3.2018: Hội thảo quốc tế Business Opportunities and Innovative Models driven by the Internet: Cases in Vietnam tại Đại học Tôn Đức Thắng trong đó KisStartup thuyết trình và giới thiệu 07 mô hình kinh doanh liên quan đến IOT tại Việt Nam gồm các case studies: ABIVIN, AMI, CYHOME, Ecomedic, EZCloud, UMI ABC Maker, MimosaTEK với các đối tác Đài Loan dưới sự tài trợ của Chính phủ Đài Loan
  2. 22.3.3018: Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa KisStartup và Học viện Phụ nữ Việt Nam (VWA) hợp tác chiến lược toàn diện tận dụng thế mạnh của hai bên để hỗ trợ Phụ nữ kinh doanh khởi nghiệp
  3. 22.3.2018: Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa đại diện ILT (Innovation Land of Tourism mà KisStartup là đồng sáng lập) ông Chử Hồng Minh và Học viện Phụ nữ Việt Nam về hỗ trợ và nâng cao khả năng tiếp nhận vốn đầu tư, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nữ có dự án liên quan đến du lịch
  4. 27.3: Dành cho Startup - GIỚI THIỆU & HƯỚNG DẪN cổng Investmatch 2018
  5. 28.3: Dành cho Nhà đầu tư - GIỚI THIỆU & HƯỚNG DẪN cổng Investmatch 2018

Hãy đặt lịch những sự kiện hữu ích cho bạn và tham gia cùng chúng tôi

Thân mến,

KisStartup Team

(*) Hình ảnh một buổi Giới thiệu sách hay của KisStartup. 

Chúc mừng Năm mới 2018 và Lịch nghỉ Tết tại KisStartup

KisStartup xin thông báo lịch nghỉ Tết của KisStartup bắt đầu từ ngày 8/02/2018 cho đến hết ngày 21/02/2018, KisStartup xin hẹn gặp lại các bạn sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất với hy vọng khi gặp nhau lần tới mỗi chúng ta sẽ đều mới mẻ, thú vị và tràn đầy năng lượng cho những thử thách sắp tới.

Đồng thời KisStartup cũng muốn gửi lời chúc tới các Startup đã/đang và sẽ đồng hành cùng KisStartup. Chúc bạn một năm mới đầy sáng tạo cho giấc mơ thêm xanh, luôn kiên trì để nuôi dưỡng và thực hiện hoài bão, đầy năng lượng để chiến đấu với những thử thách khi độc hành trên con đường khởi nghiệp.

KisStartup sẽ luôn ở đây và sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh để giúp bạn đi trên con đường phía trước!

CHÚC MỪNG NĂM MỚI! 

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

Giới thiệu về KisStartup

KisStartup thành lập năm 2015 với sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp trong hoạt động nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một cộng đồng liên tục phát triển của những cá nhân tài năng, tổ chức đổi mới sáng tạo, xây dựng và phát triển tại Việt Nam, hoạt động trên phạm vi toàn cầu và sáng tạo những tác động bền vững.

Để thực hiện được tầm nhìn này, chúng tôi xây dựng và theo đuổi những giá trị sau:

ĐỒNG CẢM: Luôn khởi nghiệp để luôn đồng cảm, chúng tôi luôn nuôi dưỡng trải nghiệm khởi nghiệp của mình để có sự thấu hiểu sâu sắc nhất với những con người/tổ chức luôn đổi mới

HỖ TRỢ TIN CẬY: Luôn là người đồng hành hỗ trợ tử tế cho dự án khởi nghiệp, các đối tác và các khách hàng

SÁNG TẠO: Liên tục đổi mới để sáng tạo những giá trị mới

ĐƠN GIẢN: Với chúng tôi đơn giản là thông minh

HỌC HỎI: Tại KisStartup, không ai không đang học một điều gì đó

CHẤP NHẠN THÁCH THỨC: Tự đặt ra những thách thức cho mình là cách đội ngũ chúng tôi trưởng thành

LUÔN LUÔN TÒ MÒ: Khiến chúng tôi duy trì động lực và hứng khởi mỗi ngày

MINH BẠCH: Khiến chúng tôi luôn tự tin vào những hoạt động và giá trị của mình

TẢI BROCHURE CỦA KISSTARTUP >> TẠI ĐÂY

Chúng tôi thực hiện sứ mệnh của mình thông qua hệ thống các hoạt động:

 

  • Đào tạo

Khởi nghiệp tinh gọn cho startup: Cung cấp các công cụ và kiến thức giúp kiểm chứng ý tưởng, mô hình kinh doanh và các công việc cần thiết để hoàn thiện mô hình kinh doanh và thương mại hóa sản phẩm. 

Khởi nghiệp tinh gọn cho doanh nghiệp: Cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp tư duy và công cụ để đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, dịch vụ, dự án mới theo tinh thần của khởi nghiệp tinh gọn.

Đào tạo người đào tạo (Training of the trainers)

Đào tạo HLV Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo (Innovation& Startup Coach)

Đào tạo người phát triển trong Hệ sinh thái khởi nghiệp (Ecosystem Players)

Đào tạo cộng đồng

Đào tạo theo yêu cầu  >> XEM  CHI TIẾT

  • Huấn luyện

Bạn cần những huấn luyện viên chuyên nghiệp đồng hành để hỗ trở bạn xử lý những vấn đề cụ thể. Họ không phải là những người cho bạn câu trả lời, họ là người đứng từ bên ngoài, đặt câu hỏi và cho bạn công cụ để bạn tìm ra câu trả lời tốt nhất.

Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup) là phương pháp chúng tôi áp dụng để hỗ trợ các bạn khởi nghiệp với các công cụ và tư duy trong giai đoạn tìm kiếm, khám phá khách hàng, xác định khách hàng và tìm kiếm một mô hình kinh doanh ổn định. >> XEM CHI TIẾT

  • Cố vấn

Đây là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của KisStartup và là một chi nhánh của chương trình SME Mentoring 1on1 ra đời năm 2011 tại Tp. HCM và là chương trình lâu năm nhất và bài bản nhất tại Việt Nam. Mentoring trở thành một điểm nhấn để chúng tôi kết nối cộng đồng và xây dựng văn hóa tương trợ lẫn nhau giữa các thế hệ doanh nhân để cùng phát triển. Năm 2015, Co-Founder của KisStartup – Nguyễn Đặng Tuấn Minh trở thành quản lý chương trình SME Mentoring 1on1 tại Hà Nội. 

Hướng dẫn tham gia chương trình cố vấn khởi nghiệp cùng SME Mentoring 1:1 Hà Nội  >> XEM CHI TIẾT 

  • Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp 

Để hiểu về Năng lực nghiên cứu; Dịch vụ nghiên cứu; Đội ngũ nghiên cứu của chúng tôi >> XEM CHI TIẾT

  • Phát triển nội dung giúp kiểm chứng và thâm nhập thị trường

Có thể bạn có nhiều chất liệu để phát triển nội dung nhưng bạn chưa biết làm thế nào? Bạn cũng chưa biết cách nào để nội dung giúp bạn kiểm chứng/thâm nhập thị trường? Bạn không thể có kinh phí để tiến hành các nghiên cứu thị trường vốn khó có thể cho bạn nắm bắt trực tiếp những gì đang diễn ra với khách hàng? Với dịch vụ phát triển nội dung để kiểm chứng và thâm nhập thị trường. Để hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ của chúng tôi >>XEM CHI TIẾT

  • Ươm tạo và tăng tốc: Chương trình ươm tạo và tăng tốc với cấu trúc khác biệt của KisStartup sẽ giúp doanh nghiệp kiểm chứng/hoàn thiện mô hình kinh doanh và phát triển khách hàng trước khi thực sự tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, huy động nguồn lực từ bên ngoài. >>XEM CHI TIẾT
  • Phát triển các kênh chia sẻ tri thức: Giới thiệu sách hay, Phát triển Không gian đọc Đổi mới sáng tạo (IRS), Viết sách, báo, Blog và các vấn đề có liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên các kênh Blog, Youtube
Tác giả: 
KisStartup

Năng lực nghiên cứu

Năng lực nghiên cứu thực tiễn về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của KisStartup được hình thành từ những công cụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà chúng tôi sử dụng trong quá trình đào tạo, được bổ trợ bởi chất liệu thực tiễn từ các startup và các dự án đổi mới sáng tạo chúng tôi làm việc cùng. Năm 2017, Đội ngũ của KisStartup đã hoàn thành 07 case study nghiên cứu về những mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghệ tiên phong theo đơn đặt hàng của Đại học Tôn Đức Thắng và FCU - Đại học Phùng Giáp, Đài Trung, Đài Loan. Các case study được trình bày tại Hội thảo Quốc tế:  Business Opportunities and Innovative Models Driven by the Internet: Cases in Vietnam diễn ra tại HCMC vào tháng 3.2018 và Đài Loan 4.2018

Cũng trong năm 2017, chúng tôi tham gia vào 02 nghiên cứu chính sách quan trọng do dự án Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam Phần Lan (IPP) đặt hàng. 1. Mechanisms to improve financial models for startups; 2. Entrepreneurship & Innovation in Higher Education Institutions and Policy Implications from IPP case study.

Năm 2018, chúng tôi phối hợp với các đối tác khác nhau để xây dựng các nghiên cứu thực tiễn cho cộng đồng, các giáo trình đào tạo, các nghiên cứu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho những lĩnh vực đặc thù để từ đó cung cấp những thông tin có giá trị cho cộng đồng, các đơn vị hỗ trợ và các nhà lập sách.

Ý tưởng đến từ đâu?

farm-dronesMột trong những câu hỏi tôi thường gặp khi làm việc với các bạn trẻ có nhiều ý tưởng khởi sự kinh doanh là, tôi có nhiều ý tưởng, không biết nên bắt đầu từ đâu. Những lúc như vậy chúng tôi thường đặt ngược một yêu cầu: hãy nói về một vấn đề mà bạn thực sự muốn giải quyết hoặc hãy viết nó ra trong vòng khoảng 12 từ. Chừng nào bạn chưa thể diễn tả vấn đề mình đang cố gắng giải quyết một cách đơn giản và dễ hiểu, có nghĩa là bạn chưa thực sự tìm ra vấn đề. Ý tưởng ban đầu không quan trọng, quan trọng là vấn đề bạn cố gắng giải quyết.

Một trong những câu hỏi tôi thường gặp khi làm việc với các bạn trẻ có nhiều ý tưởng khởi sự kinh doanh là, tôi có nhiều ý tưởng, không biết nên bắt đầu từ đâu. Những lúc như vậy chúng tôi thường đặt ngược một yêu cầu: hãy nói về một vấn đề mà bạn thực sự muốn giải quyết hoặc hãy viết nó ra trong vòng khoảng 12 từ. Chừng nào bạn chưa thể diễn tả vấn đề mình đang cố gắng giải quyết một cách đơn giản và dễ hiểu, có nghĩa là bạn chưa thực sự tìm ra vấn đề. Ý tưởng ban đầu không quan trọng, quan trọng là vấn đề bạn cố gắng giải quyết.

Không phải ngẫu nhiên, Paul Graham, nhà đầu tư mạo hiểm, đồng sáng lập Y Combinator – nơi khởi đầu của hàng nghìn startup, trong đó có Airbnb hay Dropbox, gợi ý cho chúng ta: “Cách để có ý tưởng khởi sự kinh doanh không phải là nghĩ về ý tưởng. Đó là phải tìm kiếm vấn đề, mà tốt hơn cả là bắt đầu từ vấn đề mà bạn gặp phải”.1

Ý tưởng có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau và có rất nhiều ý tưởng của bạn có thể trùng với nhiều người khác. Tuy vậy, điều làm các ý tưởng trở nên khác nhau trong quá trình thực thi chính là gốc rễ phát sinh ra nó. Hãy cùng tìm hiểu những xuất phát điểm cơ bản của các ý tưởng khởi sự kinh doanh từ góc nhìn của Paul Graham.

Vấn đề: Nên là những vấn đề chính bạn đang gặp phải (để chắc chắn vấn đề đó tồn tại), ngay cả khi bạn bắt đầu đi từ đam mê.

Ví dụ: Nguyễn Hà Đông muốn tạo ra một loại game cho những người như mình với vấn đề rõ ràng: bận rộn, áp lực và luôn di chuyển, “một tay cầm điện thoại, một tay treo lơ lửng trên không trung vào tay cầm ở tàu điện”. 2

Cái giếng: Hãy đào sâu và nhanh để tìm ra và tìm hiểu một số người đầu tiên đang cần giải quyết vấn đề đó rất gấp gáp.

Ví dụ: Facebook sẽ không phải là một ý tưởng tốt nếu chỉ dừng lại ở sự hấp dẫn với một nhóm sinh viên Harvard. Thực ra, nó bắt đầu từ một thị trường nhỏ nhưng tìm ra con đường thoát nhanh ra khỏi thị trường đó. Câu chuyện diễn ra tương tự với Uber, Airbnb.

Bản thân: Khi không thể biết chính xác ý tưởng nào sẽ khiến ta đi nhanh và có tiềm năng mở rộng, hãy chắc chắn bạn là người phù hợp nhất để triển khai ý tưởng đó, bạn là người dẫn đầu trong một lĩnh vực mới đang phát triển nhanh chóng. Có lúc, bạn cần sử dụng giác quan thứ sáu để cảm nhận.

Ví dụ: Mark Zuckeberg có thể hiểu là người dẫn đầu trong việc sống trong thế giới ảo. Nếu như hỏi một ai đó 40 tuổi trong năm 2004 rằng họ có muốn phô diễn cuộc đời họ công khai ở trên mạng, chắc chắn họ sẽ khiếp sợ ý tưởng đó. Nhưng cuộc sống của Mark gắn liền với máy tính, với internet, chàng trai này vốn đã sống trực tuyến rồi. Vậy nên, Mark nghĩ ra Facebook là điều rất dễ hiểu.

Mảnh ghép còn thiếu: Hãy đặt mình trong không gian của tương lai nhưng tìm vấn đề còn thiếu ở hiện tại bằng cách tìm kiếm, nói chuyện và mô tả vấn đề một cách chính xác. Hãy tạo ra thứ gì đó thật sự độc đáo và hấp dẫn.

Ví dụ: Khi robot còn là một khái niệm gắn với khoa học, và khi trẻ em ở Việt Nam còn đang mê mải với những chiếc ô tô chạy pin và thị trường tràn ngập hàng Trung Quốc với giá rẻ, chất lượng không an toàn, thì TOSY Robotics, một doanh nghiệp Việt Nam đã đưa TOSY, một chú robot vào thành một mảnh ghép trên thị trường: Robot nhảy múa theo điệu nhạc thân thiện với trẻ em, tạo ra một hiệu ứng vô cùng thú vị.

Học hành nghiên cứu: Hãy nghiên cứu và kết hợp vấn đề của mình với những lĩnh vực mới. Nếu muốn khởi sự kinh doanh với chuyên ngành máy tính, thay vì đi học về kinh doanh hãy bắt tay vào làm và/hoặc tham gia khóa học về lĩnh vực hoàn toàn mới. Bạn sẽ phát triển được những sản phẩm độc đáo và thú vị.

Ví dụ: Sáng lập của BrandBeats – Lê Tấn Thanh Thịnh đã tìm ra một hướng đi riêng khi kết hợp làm thương hiệu với âm nhạc, từ đó phát triển dịch vụ marketing âm nhạc (music marketing).

Hiểu về thị trường và cạnh tranh: Không nên quan tâm quá nhiều về đối thủ cạnh tranh hay thị trường đã quá đông đúc. Không nên kỳ vọng sẽ bước chân vào thị trường không có đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: Để thành công trong một thị trường đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, hãy trang bị cho mình những vũ khí bí mật có thể “kéo tất cả người dùng vào” (như Google) hay vào một thị trường tưởng như nhỏ nhưng hóa ra lại là một thị trường lớn (Microsoft ban đầu chỉ cung cấp phần mềm cho những người không biết sử dụng máy tính, lúc đó chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ vì máy tính bấy giờ vẫn là công cụ nghiên cứu xa xỉ. Cuối cùng, khi máy tính trở nên phổ biến, ai cũng sở hữu một cái, vì vậy mọi người đều sử dụng sản phẩm của Microsoft).

Chọn lọc ý tưởng: Hãy chọn những ý tưởng mà bạn thấy thú vị nhất và sẵn sàng “xả thân” vì nó.

Ví dụ: Khi phải lựa chọn giữa hai hoặc nhiều ý tưởng, bạn có thể cân nhắc sử dụng mô hình ma trận 2×2 3 để xác định thứ tự ưu tiên và khả thi của chúng.

Công thức: Khi bạn không phải là người xuất chúng, dẫn đầu một lĩnh vực và nảy ra một ý tưởng tuyệt diệu, công thức để có một ý tưởng tốt là hãy tìm kiếm những vấn đề trong lĩnh vực mà bạn có kiến thức chuyên môn, gắn với nhu cầu của chính mình mà chưa thấy ai giải quyết. Khi nhu cầu chưa được đáp ứng của bạn cũng là nhu cầu chưa được đáp ứng của người khác, hãy nói chuyện với họ và dựa vào những xu hướng để nắm bắt các cơ hội phát triển.

Ví dụ: Người sáng lập Uber- Garrett Camp là người sáng lập mạng lưới giao thông trực tuyến xuất phát từ nhu cầu bản thân mong muốn thuê xe sang với giá rẻ hơn. Ban đầu anh bắt đầu với dòng xe cao cấp, nhưng họ nắm được nhu cầu đi xe giá rẻ hơn của thị trường taxi truyền thống. Họ đã trở thành người thách thức cuộc chơi mới: nền tảng gọi xe trực tuyến và vươn ra thị trường toàn cầu. Nó mở đầu cho xu hướng kinh tế chia sẻ.

Hữu cơ (hay rủi ro của sự phát triển tự nhiên): Ngay cả khi bạn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực có chuyên môn mạnh, ý tưởng thú vị nhưng hãy nhìn tỷ lệ thất bại 95% của các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo- Mọi thứ không thể đến ngay. Mọi thứ đều cần thời gian.

Ví dụ: Ngay cả khi trở thành startup đình đám nhất thế giới, Uber vẫn đang thua lỗ đến hàng tỷ USD. Điều đó cho thấy, thành công không thể đến trong ngày một ngày hai.

Khi trải qua những bước như trên, bạn có thể nghĩ rằng ý tưởng được chắt lọc lại chắc chắn là thứ vô cùng quý giá mà khi nói ra, bạn có thể bị ai đó ăn trộm. Nỗi sợ này khiến rất nhiều bạn dè dặt khi chia sẻ với người khác. Tuy nhiên, ý tưởng có hay đến mấy thì cũng sẽ chỉ nằm trên giấy nếu bạn không bắt tay vào hành động. Hành động ở đây không phải là bắt tay viết một kế hoạch kinh doanh, mà viết tất cả những những giả định kinh doanh và tiếp theo là bước chân ra ngoài để kiểm chứng giả định của mình, liên tục “sai và sửa sai”. Steve Blank – Mentor của Eric Ries- và cũng là cha đẻ của khởi nghiệp tinh gọn từng nói: “Không một kế hoạch kinh doanh nào sống sót trong cuộc gặp đầu tiên với khách hàng” Nếu bạn đã có một sản phẩm, bạn vẫn cần phát hiện vấn đề để hoàn thiện, mài giũa sản phẩm dịch vụ của mình bằng cách trả lời câu hỏi – Ai đang có vấn đề mà sản phẩm dịch vụ của bạn có thể giải quyết? Bạn đã hiểu gì về họ? Chính bạn có những vấn đề đó không? Thực tế, việc đi lại từ đầu những bước đi tưởng chừng đơn giản này có thể sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn động cơ khởi sự và nhân tố thúc đẩy quyết tâm và những điểm yếu trong mô hình kinh doanh của bạn.

Nguồn: Tia Sáng
——–
1“The way to get startup ideas is not to try to think of startup ideas. It’s to look for problems, preferably problems you have yourself” – Paul Graham. Nguồn: http://paulgraham.com/startupideas.html
2http://www.rollingstone.com/culture/news/the-flight-of-the-birdman-flapp…
3 http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/2×2-%E2%80%93-Cong-cu-thiet-lap-…

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh- Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

Cố vấn Khởi nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của KisStartup và là một chi nhánh của chương trình SME Mentoring 1on1 ra đời năm 2011 tại Tp. HCM và là chương trình lâu năm nhất và bài bản nhất tại Việt Nam. Mentoring trở thành một điểm nhấn để chúng tôi kết nối cộng đồng và xây dựng văn hóa tương trợ lẫn nhau giữa các thế hệ doanh nhân để cùng phát triển. Năm 2015, Co-Founder của KisStartup – Nguyễn Đặng Tuấn Minh trở thành quản lý chương trình SME Mentoring 1on1 tại Hà Nội. 

Để hiểu rõ về SME Mentoring 1on1, các chương trình, lịch sử hoạt động và sự phát triển của cộng đồng trong hơn 8 năm qua, bạn có thể xem tại: http://www.mentoring1on1.com

Để hiểu rõ cố vấn khởi nghiệp là gì (tiếng Việt), vui lòng xem tại: http://www.covankhoinghiep.com (phụ bản giúp giới thiệu văn hóa mentoring đến cộng đồng bằng tiếng Việt). 

Hướng dẫn tham gia chương trình cố vấn khởi nghiệp cùng SME Mentoring 1:1 Hà Nội

A. Dành cho các Cố vấn (mentor):

Bước 1: Cung cấp cho chúng tôi đường link đến CV của bạn trên LinkedIn. Nếu chưa có, bạn hãy tạo mới. Đây cũng là cách để mentee tìm hiểu về bạn

Bước 2: Trong phần Personal Statement, bạn cần nêu rõ:

  • Tại sao bạn muốn trở thành mentor?
  • Bạn sẽ làm gì cho mentee?
  • Bạn kỳ vọng gì ở chương trình mentoring. 

Bước 3: Sau khi duyệt hồ sơ của bạn, chúng tôi sẽ có buổi định hướng và ghép cặp cho cả mentor-mentee.

Bước 4: Hai bên sẽ gặp gỡ trao đổi với nhau tối thiểu 01 lần/01 tháng (mỗi lần tối thiểu 1h) trong 12 tháng. Nếu mối quan hệ không được duy trì, mentor có thể mất việc hoặc mentee có thể không có cơ hội làm việc tiếp.

Bước 5: Trong trường hợp một trong hai phía không thấy phù hợp có thể ngừng quan hệ mentoring trong 03 tháng đầu tiên.

B. Dành cho bên được cố vấn (mentee):

Bước 1: Đường link đến CV của bạn trên LinkedIn. Nếu chưa có, bạn hãy tạo mới. Đây cũng là cách để mentor tìm hiểu về bạn

Bước 2: Trong phần Personal Statement, cần nêu rõ:

  • Tại sao bạn cần một mentor?
  • Bạn kỳ vọng gì ở mentor?
  • Bạn kỳ vọng gì ở chương trình mentoring?

Bước 3: Sau khi duyệt hồ sơ của bạn, chúng tôi sẽ có buổi định hướng cho cả mentor-mentee.

Bước 4: Hai bên sẽ gặp gỡ trao đổi với nhau tối thiểu 01 lần/01 tháng (mỗi lần tối thiểu 1h). Nếu mối quan hệ không được duy trì, mentor có thể mất việc hoặc mentee có thể không có cơ hội làm việc tiếp.

Bước 5: Trong trường hợp một trong hai phía không thấy phù hợp có thể ngừng quan hệ mentoring trong 03 tháng đầu tiên.

Ngoài ra, theo quy định của SME Mentoring Hà Nội, để tăng độ cam kết của cả mentor-mentee và coi mentoring là quá trình học hỏi và trưởng thành của cả hai bên, các mentor và mentee tham gia chương trình đều phải đóng 01 khoản phí thường niên là 1.200.000đ/người/năm (một triệu đồng một người một năm).

Yêu cầu dịch vụ tại đây.

 

Mentors và Mentee của SME Mentoring 1on1 Hà Nội. 2016

Tác giả: 
KisStartup

Đội ngũ của chúng tôi

Đội ngũ sáng lập là những người đầu tiên được đào tạo và cấp chứng chỉ Chuyên gia Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP2) do Bộ Ngoại Giao Phần Lan và Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam phối hợp thực hiện. Với mong muốn đưa đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi sáng lập dự án KisStartup từ cuối 2015 khi chương trình kết thúc. 

ĐỘI NGŨ SÁNG LẬP 

     
Nguyễn Đặng Tuấn Minh Phan Đình Tuấn Anh   Đinh Kim Quỳnh Diệp Nguyễn Hoàng Giang  

 

ĐỘI NGŨ VẬN HÀNH  

 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh Tạ Hương Thảo Phạm Thị Mai Huỳnh Thị Tuyết Xuân  
CEO & Founder

Quản lý Quỹ đầu tư KNĐMST KisStartup & Chương  trình thương mại hóa 

Quản lý Chương trình 

Tăng tốc kinh doanh số & Phân tích kinh doanh số

Quản lý KisImpact

& Đại diện khu vực phía Nam KisStartup - KisImpact

 

 

 

 ​  
Lưu Trọng Hiếu Hril Siu Hà Tuấn Kiệt    
Quản lý Mạng lưới tài năng & Đối tác quốc tế tại KisStartup & KisImpact

Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo tạo tác động - KisImpact & Quản lý Chương  trình Kinh doanh trên nền tảng văn hóa di sản (KisImpact)

Quản lý Marketing & Trợ lý chương trình Ươm tạo Kinh tế Biển (KisImpact) 

 

 

     
  Nguyễn Đặng Anh Minh   Phạm Phương Linh  
 

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dân tộc và Kinh tế trên nền tảng văn hóa - CECE (KisImpact)

 

Quản lý Chương trình Công nghệ cho phụ nữ & Đầu tư lồng ghép lăng kính giới (KisImpact)

 

Tác giả: 
KisStartup
Từ khóa: