KisStartup

DNNVV cũng có thể chuyển số một cách thông minh để gia tăng lợi nhuận mà vẫn tối ưu hóa nguồn lực!

Sự kiện "Kết nối doanh nghiệp với các giải pháp chuyển đổi số" được tổ chức thành công giữa các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật chuyển đổi số quốc gia với các DNNVV tại Lào Cai và Sơn La , đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đặc biệt là tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La. Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án "Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La" - IDAP, do KisStartup tổ chức với sự tài trợ của chương trình GREAT


Sự kiện vừa qua đã tiếp cận được hơn 41 người tham gia với 2 giải pháp được giới thiệu là  Slim CRM và ACMan ERP

Slim CRM - Giải pháp quản lý khách hàng toàn diện của VINNO


Slim CRM là nền tảng quản lý khách hàng, được thiết kế đặc biệt để phục vụ các loại hình doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Nhờ vào hệ thống quản lý tự động hóa toàn diện, các doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc khách hàng, mọi quy trình quản lý từ thu thập thông tin, phân tích dữ liệu đến chăm sóc khách hàng đều được Slim CRM thực hiện một cách thông minh và hiệu quả.

Đặc biệt, với khả năng theo dõi và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt xu hướng thị trường và hành vi khách hàng. Nhờ vậy, họ có thể nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Slim CRM cũng giúp tăng cường sự gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
ERP - Giải pháp tích hợp toàn diện của ACMan


ACMan cung cấp giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning) tích hợp, bao gồm đầy đủ các tính năng quản lý từ tài chính, kế toán đến nhân sự, sản xuất và vận hành kinh doanh. Đây là nền tảng thống nhất giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro từ quản lý phân mảnh, đồng thời tối ưu hóa toàn bộ quy trình làm việc.


Với ACMan, doanh nghiệp có thể quản lý tập trung mọi hoạt động kinh doanh trên một nền tảng duy nhất. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực mà còn nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu sai sót và tăng tính minh bạch trong mọi giao dịch. Đặc biệt, tính năng hóa đơn điện tử tiên tiến của ACMan đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.


Việc áp dụng Slim CRM và ACMan ERP không chỉ đơn thuần là số hóa quy trình mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tái cấu trúc toàn diện cách thức vận hành. Thay vì tốn thời gian cho các công việc thủ công, nhân viên có thể tập trung vào các nhiệm vụ sáng tạo, mang lại giá trị cao hơn. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn dựa trên dữ liệu thời gian thực. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số cũng đặt ra những thách thức nhất định. Doanh nghiệp cần có kế hoạch triển khai chi tiết, đào tạo nhân viên và điều chỉnh quy trình làm việc cho phù hợp.


Hãy hành động ngay hôm nay để dẫn đầu ngày mai, “chuyển đối số” đã không còn là thuật ngữ xa lạ  mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để duy trì khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp quan tâm xin liên hệ với KisStartup để được kết nối và đề xuất lộ trình chuyển đổi số phù hợp. Đây có thể là bước đi quan trọng, giúp doanh nghiệp không chỉ bắt kịp xu hướng mà còn có cơ hội dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ, mở ra chương mới trong hành trình phát triển bền vững.

Mọi thắc mắc về chương trình, xin vui lòng liên hệ: Ông Lưu Trọng Hiếu (Quản lý mạng lưới) – Email: hello@kisstartup.com; SĐT/Zalo: 0392161403.

Hợp tác chuyển đổi số và những hướng đi tiềm năng mới

Sự kiện "Kết nối doanh nghiệp với các giải pháp chuyển đổi số" được tổ chức thành công giữa các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật chuyển đổi số quốc gia với các DNNVV tại Lào Cai và Sơn La , đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đặc biệt là tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La. Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án "Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La" - IDAP, do KisStartup tổ chức với sự tài trợ của chương trình GREAT.


Chúng tôi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của 60 các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp homestay, 

  • Số lượng người tham dự: 60 người, bao gồm các DNNVV, HTX, hộ kinh doanh, trường đại học, tổ chức hỗ trợ.
  • Số lượng chuyên gia kết nối: 3 chuyên gia phát biểu tại sự kiện
  • Số lượng các phiên kết nối: 3 phiên

1. Phiên I: Chuyển đổi số trong du lịch
Sự kiện bắt đầu với phần giới thiệu và khai mạc với sự chia sẻ của chuyên gia du lịch Hrill Siu đã nêu những khó khăn của việc không ứng dụng công nghệ số vào du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng. Nhu cầu chuyển đổi số trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số.
Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn Cầu và Công ty TNHH MTV Công nghệ du lịch Số TripIn đã giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số giúp tối ưu hoá hoạt động cho các doanh nghiệp du lịch.
Các doanh nghiệp tham dự đã có cơ hội trao đổi trực tiếp với đại diện của ezCloud và TripIn để tìm hiểu sâu hơn về các giải pháp công nghệ, đặc biệt là các homestay. 
2. Phiên II: Nông nghiệp thông minh và bền vững
Tiếp theo là phiên thảo luận về nông nghiệp thông minh và bền vững. Các giải pháp công nghệ nông nghiệp được giới thiệu nhằm tăng năng suất và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

  • Chuyên gia nông nghiệp: Bà Thái Huyền Nga đã chia sẻ về cơ hội và thực trạng của chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.
  • Giới thiệu giải pháp: Các công ty như Alternō, Sắc Mộc Tinh, BFD và eGap đã giới thiệu những giải pháp sáng tạo nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp.
  • Phòng kết nối riêng: Doanh nghiệp có cơ hội trao đổi trực tiếp với các đơn vị cung cấp giải pháp để tìm hiểu chi tiết về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp.

3. Phiên III: Chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp
Phiên cuối cùng tập trung vào các giải pháp chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp. Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh đã chia sẻ về những thách thức và cơ hội mà các doanh nghiệp đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi số đặc biệt là những rủi ro về dữ liệu, về quản trị tài chính và vận hành của doanh nghiệp.

  • Giới thiệu giải pháp: Công ty phần mềm VINNO và Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan đã trình bày những giải pháp số hóa quản trị nhằm tối ưu hóa hoạt động và tăng cường năng lực cạnh tranh cho các DNNVV.
  • Phòng kết nối riêng: Đây là cơ hội để các doanh nghiệp tham dự tìm hiểu thêm về giải pháp và cách ứng dụng hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp.

Sự kiện này không chỉ tạo ra cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp với các giải pháp chuyển đổi số mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho các DNNVV tại tỉnh Lào Cai và Sơn La. Qua đó, dự án IDAP tiếp tục khẳng định nỗ lực của mình trong việc xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm, đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp địa phương.

KisStartup đồng hành cùng Tây Bắc vượt qua bão Yagi (Bão số 3)

KisStartup đồng hành cùng Tây Bắc vượt qua bão Yagi (Bão số 3)

KisStartup xin gửi lời chia sẻ chân thành đến các gia đình và doanh nghiệp tại miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi. Chúng tôi đã thực hiện quyên góp nội bộ và cam kết hỗ trợ nhu yếu phẩm, tài chính, cùng với kinh nghiệm phục hồi kinh doanh. KisStartup luôn sát cánh bên các bạn, không chỉ với tư cách là đối tác mà còn là người bạn đồng hành trong quá trình khắc phục hậu quả và xây dựng lại cộng đồng.

Tác giả: 
KisStartup & KisImpact

KisStartup hợp tác chiến lược với LowCarbon.Earth Program

KisStartup hợp tác chiến lược với LowCarbon.Earth Program

KisStartup rất vui mừng thông báo hợp tác với LowCarbon.Earth Program, một chương trình tăng tốc hàng đầu dành cho các startup công nghệ khí hậu. Chương trình này, do Massive Earth Foundation kết hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) triển khai, hướng tới việc thúc đẩy phát triển bền vững, giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

LowCarbon.Earth đã khẳng định được vị thế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với việc hỗ trợ hơn 100 startup, huy động được hơn 350 triệu USD và nhận về hơn 2500 đơn ứng tuyển từ nhiều quốc gia. Chương trình này tập trung vào việc phát triển các giải pháp đổi mới trong lĩnh vực công nghệ khí hậu, góp phần tạo nên những bước tiến mới trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Thông qua việc hợp tác Massive Earth Foundation , KisStartup sẽ đóng vai trò là đối tác tiếp cận chính thức cho LowCarbon.Earth Program tại Việt Nam, hỗ trợ quảng bá và thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ khí hậu. Ngoài ra, KisStartup sẽ tham gia vào việc lựa chọn và giới thiệu các chuyên gia từ mạng lưới của mình để hỗ trợ chương trình, đồng thời chia sẻ thông tin thị trường Việt Nam để giúp các startup quốc tế thâm nhập hiệu quả. Chúng tôi cũng cam kết thúc đẩy quá trình  giúp các startup đăng ký cho chương trình LowCarbon.Earth 2024 thông qua mạng lưới cộng đồng và hệ sinh thái của chúng tôi tại Việt Nam.
Hợp tác này không chỉ mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững, góp phần vào cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. KisStartup và LowCarbon.Earth Program cùng cam kết đồng hành trong việc tạo ra những tác động tích cực và lâu dài cho cộng đồng và môi trường.
—----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup 
Website: https://www.kisstartup.com/ 
Email: hello@kisstartup.com 
Liên hệ: (+84) 0966.848.358 (Mr. Kiet)

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu Cần kiên trì, bền bỉ

Một số bài học rút ra từ hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa tại Vương quốc Anh có thể mang tính tham khảo, với hy vọng sẽ hữu ích cho những trường đại học, viện nghiên cứu đang mong muốn tìm ra những hướng đi hiệu quả nhằm thương mại hóa và chuyển giao công nghệ.

Spin – out Endomag của UCLB, đem lại các giải pháp đột phá trong chữa ung thư vú. Công nghệ của Endomag đã được sử dụng ở hơn 1000 bệnh viện trên khắp thế giới, với khoảng 450.000 bệnh nhân được hưởng lợi. Nguồn ảnh: UCL.ac.uk

Tháng 4/2024, chúng tôi có dịp được tham quan học hỏi các hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa tại Vương quốc Anh trong khuôn khổ một chương trình do Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh tổ chức và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tài trợ. Chúng tôi có dịp gặp gỡ và tham quan ba trường đại học bao gồm: Đại học Cambridge; Đại học Southampton; Đại học College – London; các đại diện các chương trình tăng tốc của Mỹ, văn phòng chuyển giao công nghệ của Bồ Đào Nha, Hà Lan và lắng nghe chia sẻ từ các quản lý chương trình khác nhau tại Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh.

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng đặc biệt là môi trường học thuật và những điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam rất khác Vương quốc Anh. Nhưng một số bài học rút ra trong chương trình vẫn có thể mang tính tham khảo, với hy vọng sẽ hữu ích cho những trường đại học, viện nghiên cứu đang mong muốn tìm ra những hướng đi hiệu quả nhằm thương mại hóa và chuyển giao công nghệ.

Tầm nhìn của Vương Quốc Anh – Chương trình ICURE

Chương trình ICURE (Innovation to Commercialisation of University Research) của Vương quốc Anh là một sáng kiến nhằm thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và nghiên cứu từ các trường đại học ra thị trường. Đây là một chương trình được tài trợ bởi Innovate UK (cơ quan đổi mới sáng tạo quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Vương quốc Anh) và phối hợp thực hiện với nhiều trường đại học và các tổ chức nghiên cứu khác.

ICURE có ba mục tiêu: 

1. Thương mại hóa nghiên cứu: Giúp các nhà nghiên cứu tại các trường đại học biến những kết quả nghiên cứu của họ thành các sản phẩm và dịch vụ có thể thương mại hóa.

2. Đào tạo và hỗ trợ: Cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu về cách tiếp cận thị trường, phát triển kế hoạch kinh doanh, và thu hút đầu tư.

3. Kết nối với doanh nghiệp: Xây dựng mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp, nhà đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các công nghệ mới.

ICURE đã chứng tỏ là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại hóa nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Vương quốc Anh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua sự đổi mới sáng tạo.

Hơn cả các TTO trong trường đại học, về cơ bản là tiếp cận những nghiên cứu đã có sẵn và tìm kiếm khả năng thương mại hóa chúng, ICURE hỗ trợ cả những gì mới chỉ là ý tưởng tiềm tàng, miễn là tác giả muốn tạo ra những kết quả vượt ra ngoài những bài công bố, tạo tác động tới công chúng. Đọc mục tiêu khiến ta tưởng ICURE giống như một vườn ươm nhưng đối tượng của chương trình này khác xa các startup, bởi các công nghệ từ trường đại học thường “cao siêu” hơn các công ty công nghệ, chưa từng tồn tại trên thị trường, còn người đứng đằng sau các ý tưởng đó là các nhà khoa học, vốn quen thuộc và thoải mái với việc viết báo và giảng dạy hơn so với việc bước ra ngoài làm bất cứ thứ gì liên quan đến kinh doanh.   

ICURE có bốn loại chương trình, gần như bao phủ hết mức độ hoàn thiện của các ý tưởng và mức độ trưởng thành của nhà nghiên cứu: Engage (Tham dự) kéo dài bốn tuần, tài trợ 2000 bảng Anh, dành cho cả các sinh viên sau đại học và kĩ thuật viên, để họ có thể khai phá khả năng thương mại hóa và những người được hưởng lợi tiềm năng từ các nghiên cứu của họ; Discover (khám phá) kéo dài bốn tuần, trong đó đẩy người tham gia phải dấn thân sâu hơn vào thị trường và tìm hiểu các ứng dụng thực tế từ công nghệ của họ; Explorer (thám hiểm) kéo dài 12 tuần toàn thời gian, với khoản tài trợ là 35 nghìn bảng Anh để các nhà nghiên cứu kiểm chứng các giả thuyết của mình và đi nói chuyện với khách hàng tiềm năng; Exploit (khai thác) kéo dài 12 tuần toàn thời gian, với khoản tài trợ là 20 nghìn bảng Anh dành cho các nhóm có thể tạo ra công ty spin-out và có cơ hội nhận tiếp tài trợ lên đến 200 nghìn bảng Anh để phát triển công ty.

Mở rộng ảnh hưởng các nghiên cứu của mình ra ngoài khu vực hàn lâm là một thách thức lớn với tất cả các nhà nghiên cứu. Tại sao đang “yên ổn” với công việc hàn lâm, các nhà khoa học lại muốn tham gia ICURE, làm những việc hoàn toàn xa lạ với kĩ năng của họ? Nhưng ICURE đã thay đổi được điều đó. Trên thực tế, trong khi gặp một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Cambridge tham gia chương trình, họ có chia sẻ rằng quá trình tham gia ICURE vô cùng khó khăn đối với họ bởi họ phải thay đổi từ tư duy nghiên cứu sang tư duy sản phẩm và nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phải và được đi phỏng vấn, gặp gỡ khách hàng, thay đổi hoàn toàn ý niệm ban đầu về sản phẩm, dịch vụ, liên tục phải “đập đi làm lại” đã khiến họ có những góc nhìn rất mới về sản phẩm nghiên cứu của mình. Điều đó đã giúp Chương trình ICURE chứng tỏ là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại hóa nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Vương quốc Anh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua sự đổi mới sáng tạo.

 

 

 

 

 

 

Autolus, spin-out của UCLB, phát triển từ Viện Nghiên cứu ung thư của UCL, mới đây đã lên sàn chứng khoán và thu được vốn trị giá 921 triệu USD. Nguồn ảnh: UCL.ac.uk

ICURE chính xác là một chương trình với mục đích từng bước kéo nhà khoa học ra khỏi vùng an toàn của mình, muốn họ bước ra khỏi phòng nghiên cứu, chia sẻ ý tưởng, tìm kiếm hợp tác với các đồng nghiệp, lắng nghe những khách hàng tiềm năng…Họ cũng đã giúp chuyển đổi nhiều dự án nghiên cứu trở thành doanh nghiệp khởi nghiệp, được các công ty lớn mua lại. Tuy nhiên với họ, việc tạo điều kiện cho những hợp tác nảy nở giữa các trường đại học và doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo đã là một thành tựu đáng kể. 

Góc nhìn của các trường đại học

Đại học Cambridge: Để mọi thứ diễn ra tự nhiên nhưng cần tạo môi trường cho điều đó

Là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới với những nghiên cứu xuất sắc, những tưởng Đại học Cambridge sẽ phải thúc đẩy làm sao để nhanh chóng tạo ra những công ty spin off, spin out hàng trăm triệu đô. Nhưng trên thực tế, trường đại học này đi rất chậm rãi trong việc tạo ra hệ sinh thái liên kết giữa đại học và khối công nghiệp. Chính xác hơn, trường này để các nhà khoa học “tự giác”, “tự nguyện” kết nối, liên kết với doanh nghiệp.  

Nhưng sự “tự giác” đó cần nhiều cú hích. Họ khuyến khích nhà khoa học tham gia phát triển dịch vụ tư vấn để xây dựng niềm tin giữa trường đại học và doanh nghiệp. Nói cách khác, tại Cambridge, các giảng viên, nhà nghiên cứu được khuyến khích trở thành người tư vấn cho các doanh nghiệp. Trường cho phép sử dụng thương hiệu của nhà trường cho hoạt động tư vấn, tạo điều kiện về ký kết hợp đồng và hỗ trợ cho các nhà khoa học về bảo hiểm dịch vụ tư vấn (bảo hiểm cho những sự cố xảy ra khi các lời khuyên từ hoạt động tư vấn gây ra những tác động không mong muốn cho khách hàng) nhằm tạo ra môi trường lý tưởng nhất cho sự liên kết này diễn ra. Nhà trường hầu như không nhận phần trăm chi phí hoặc chỉ nhận một khoản tượng trưng cho sự hỗ trợ hào phóng này. Mục đích chính là thông qua những hợp đồng tư vấn này, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp được củng cố, doanh nghiệp cũng nhận ra những lợi ích thiết thực khi làm việc với nhà trường và từ đó những mô hình hợp tác rất sáng tạo có thể mở ra. Tư duy của họ là tri thức phải được mang ra bên ngoài mới là tri thức sống. Giảng viên chính là các đại sứ của trường để chuyển giao tri thức. Hệ sinh thái giữa trường và doanh nghiệp phát triển một cách hữu cơ và từ từ nhưng bền chặt. Một ví dụ rất độc đáo là khi tập đoàn LEGO tìm đến nhà khoa học tại Cambridge nghiên cứu về tuổi thơ để nhờ tư vấn cho tập đoàn này. Từ một hợp đồng tư vấn đơn thuần, LEGO nhận ra giá trị của những nghiên cứu về tuổi thơ với sự phát triển sản phẩm của tập đoàn. Quỹ LEGO Foundation sau đó tài trợ để xây dựng trung tâm nghiên cứu PEDAL (Trung tâm Nghiên cứu sự vui chơi trong Phát triển giáo dục và Học tập) tại Đại học Cambridge. 

Trường cho phép sử dụng thương hiệu của nhà trường cho hoạt động tư vấn, tạo điều kiện về ký kết hợp đồng và hỗ trợ cho các nhà khoa học về bảo hiểm dịch vụ tư vấn nhằm tạo ra môi trường lý tưởng nhất cho sự liên kết này diễn ra. Nhà trường hầu như không nhận phần trăm chi phí hoặc chỉ nhận một khoản tượng trưng cho sự hỗ trợ hào phóng này.

Đại học UCL – Tập trung vào thế mạnh vượt trội của mình

UCL – University College London cũng là một trong những đại học nghiên cứu hàng đầu của Vương quốc Anh. Đại học này thành lập UCLB – một công ty con đảm nhiệm việc chuyển giao các nghiên cứu từ trường ra ngoài xã hội. UCL sở hữu UCLB và quyết định số tiền lợi nhuận mà UCLB được giữ lại để tái đầu tư, phần còn lại đóng góp vào các quỹ đầu tư và công nghệ của UCL. Mặc dù vậy, UCL cho phép UCLB hoạt động độc lập, tự quyết định việc vận hành của mình và tập trung vào thương mại hóa, trong khi UCL tập trung vào sứ mệnh giáo dục và nghiên cứu. UCLB có thể hành động nhanh chóng và theo hướng thương mại hơn nhờ mô hình công ty con độc lập, tránh được sự quan liêu của trường đại học. Mặc dù là một đại học đa ngành lớn với hơn 60.000 nhân viên, UCLB chỉ tập trung thương mại hóa hai lĩnh vực được coi là mạnh nhất của UCL là liệu pháp tế bào và gene. Một vài thành công của họ có thể kể đến như Freeline – công ty spin-out chuyên phát triển các liệu pháp chữa trị các bệnh di truyền, Orchard – cũng là một spin out với các liệu pháp gene chữa các bệnh hiếm gặp, đã được một công ty dược mua lại với giá gần 500 triệu USD, Achilles là công ty phát triển liệu pháp miễn dịch để tiêu diệt khối u mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành đã lên sàn chứng khoán.

Cũng giống như Đại học Cambridge, quá trình thương mại hóa của UCLB cũng là một sự bền bỉ. UCLB không nhận phí trừ khi thương mại hóa thành công và thu được doanh thu từ quyền sở hữu trí tuệ (IP). Trong gần 10 năm đầu, UCLB đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, giấy phép và bằng sáng chế mà không có doanh thu. Sở dĩ công ty này vẫn tồn tại vì UCL vẫn trả toàn bộ lương cho nhân viên của UCLB. 

Khái niệm “thương mại hóa” của UCLB cũng rất rộng, không nhất thiết là “chuyển giao” cho khối công nghiệp hay thành lập doanh nghiệp spin out. Khi được hỏi UCLB tiếp cận một ý tưởng như thế nào, Anne Lane, Giám đốc mảng thương mại hóa của UCLB chia sẻ rằng, kể cả khi một công nghệ không phù hợp để trở thành một spin – out, họ đôi khi chỉ cần làm sao để nhà khoa học bước ra khỏi “tháp ngà” là được. Bởi thông thường, các nhà khoa học chỉ muốn tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu của họ còn giao lại tất cả cho UCLB. Nhưng UCLB sẽ không làm như vậy, công ty này sẽ cùng ngồi phác thảo con đường tiềm năng cho sản phẩm của các nhà khoa học và yêu cầu họ tham gia. Họ có thể sẽ phải nói chuyện với các luật sư về bằng sáng chế, có thể sẽ phải nói chuyện với các nhà đầu tư. UCLB sẽ cố gắng đẩy giới hạn an toàn của các nhà khao học ra xa nhất có thể, tùy thuộc vào thiên hướng của các nhà khao học. 

University of Southampton – Kết nối với doanh nghiệp và tư duy hợp tác liên ngành 

Innovation Hub – Công viên khoa học Southampton là trung tâm hàng đầu về đổi mới và doanh nghiệp, cung cấp môi trường sôi động cho các doanh nghiệp công nghệ cao và khởi nghiệp. Đó là một cơ sở hạ tầng đẩy đủ bao gồm không gian văn phòng, các phòng thí nghiệm và phòng họp được thiết kế để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như phát triển kinh doanh. Điều đáng nói là toàn bộ hệ thống tiện nghi trị giá hàng chục triệu đô này hoàn toàn là do doanh nghiệp tài trợ xây dựng. Trường đặc biệt nhấn mạnh nghiên cứu theo nhu cầu doanh nghiệp và tạo ra mạng lưới cố vấn trong trường để hỗ trợ nhà khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu. 

Nhưng Đại học Southampton không chỉ thể hiện sự năng động trong việc hợp tác với khối công nghiệp. Họ còn tự thiết lập mối quan hệ với các trường đại học khác, gọi là sáng kiến SETsquared, ngoài Southampton còn có bốn trường Đại học khác là Bath, Bristol, Exeter và Surrey – đều là những trường hàng đầu nước Anh, để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp công nghệ cao và mở rộng quy mô. 

Tuy nhiên để có được sự năng động như ngày nay, Đại học Southampton đã có một nền tảng vững chắc từ trước đó với những nghiên cứu công nghệ lõi đã được ứng dụng trở thành những sản phẩm có tác động sâu rộng tới xã hội. Một trong những ví dụ là trường hợp của Sir David N. Payne. Ông là nhà tiên phong nghiên cứu nổi tiếng quốc tế về quang tử học, đã hoạt động trong lĩnh vực này hơn 50 năm. Công nghệ sợi quang là một trong những thành công khoa học lớn nhất trong ba thập kỷ qua và những đóng góp của Payne được thừa nhận là có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Sợi quang làm nền tảng cho internet, cung cấp khả năng laser mới và cảm biến môi trường, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng vì lợi ích của tất cả các quốc gia. Ông cũng là người nhận giải thưởng VinFuture tại Việt Nam. Khi được hỏi, những quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần làm gì để xây dựng hệ sinh thái cho chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ông cho rằng đó là lựa chọn được thế mạnh của mình và hợp tác quốc tế. Ông cho rằng hợp tác học hỏi giữa các quốc gia là điều vô cùng quan trọng. Theo ông, kể cả những nước phát triển cũng cần phải học từ những quốc gia đang phát triển. Ông vẫn thường khuyến khích các đồng nghiệp của mình nên tìm cách cùng làm việc với những nhà khoa học ở các quốc gia đang phát triển, vì “họ có cách làm khác chúng ta”.  

——

Để thay cho lời kết về quá trình thúc đẩy một hệ sinh thái chuyển giao công nghệ và thương mại hóa, chúng tôi xin mượn lời của Steven Schooling, Giám đốc điều hành, UCLB khi được hỏi về kinh nghiệm thành công của UCLB, ông có tóm tắt ngắn gọn rằng chúng tôi mất 30 năm để đi một chặng đường dài để tạo ra những tác động lớn hơn cho nghiên cứu của mình, vậy nên phải luôn luôn kiên nhẫn và kiên định với con đường mình chọn. Không thay đổi nào diễn ra qua đêm, đặc biệt là những thay đổi về chính sách. Hiểu được cách tiếp cận hạn chế rủi ro nhưng cũng hiểu được mệnh lệnh từ cuộc sống, nhằm tạo ra những giá trị dài hơi cho các kết quả nghiên cứu từ trường đại học, viên nghiên cứu là vô cùng quan trọng để có những chiến lược hành động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. □

————–

Ở Vương quốc Anh, sự đo lường tác động của nghiên cứu không còn dừng lại ở các công bố, xuất bản phẩm mà đã tiến tới những ảnh hưởng lên kinh tế, xã hội, văn hóa và chính sách. Các Văn phòng Chuyển giao Công nghệ (TTO) trong các trường đại học không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thương mại hóa tài sản trí tuệ (IP) mà họ làm tất cả những gì có thể để các kết quả nghiên cứu có thể vươn ra khỏi biên giới của trường, đem lại lợi ích cho xã hội, kể cả khi trường không nhận được lợi ích tài chính trực tiếp và nhanh chóng.  

————–

Các bước trong chương trình ICURE

1. Nộp đơn tham gia: Các nhóm nghiên cứu từ các trường đại học nộp đơn để được xét duyệt tham gia chương trình.

2. Đào tạo và huấn luyện: Các nhóm được tham gia các khóa đào tạo và huấn luyện về phát triển kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, và kỹ năng thuyết phục nhà đầu tư.

3. Phát triển dự án: Các nhóm phát triển dự án của mình, từ việc hoàn thiện công nghệ, xây dựng mẫu thử, đến việc thử nghiệm thị trường.

4. Kết nối đầu tư: Các nhóm được giới thiệu và kết nối với các nhà đầu tư tiềm năng để tìm kiếm nguồn tài trợ và hợp tác.

Lợi ích của chương trình ICURE

– Hỗ trợ tài chính: Cung cấp tài trợ ban đầu cho các nhóm nghiên cứu để phát triển dự án.

– Mạng lưới kết nối: Tạo cơ hội kết nối với các chuyên gia, nhà đầu tư, và doanh nghiệp trong ngành.

– Phát triển kỹ năng: Giúp các nhà nghiên cứu phát triển kỹ năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và thương mại hóa.

—————–

Một vài lời khuyên cho các học giả về thương mại hóa của Sir David N. Payne

Thứ nhất, người đóng thuế không trả tiền để các nhà nghiên cứu “ngồi không”. 

Thứ hai, chính phủ thúc đẩy nghiên cứu ở các trường đại học để đạt được lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế. 

Thứ ba, nhà khoa học nợ những người nộp thuế việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào đời sống. Đại học kiếm tiền từ việc đó thì cũng tốt thôi, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là đại học có sứ mệnh phải đặt mục tiêu cống hiến, chia sẻ một cách vô tư nếu muốn giữ vững ý nghĩa và vai trò của mình trong xã hội. Doanh nghiệp chỉ tập trung vào những con số tài chính cho quý tiếp theo chứ không theo đuổi một tầm nhìn 20 năm như trường đại học. 

——-

1 Người viết bài tham dự với vai trò là một đại diện chương trình ươm tạo và tăng tốc từ Việt Nam, thuộc Công ty TNHH DNXH KisImpact

Nguồn: https://tiasang.com.vn/doi-moi-sang-tao/thuong-mai-hoa-ket-qua-nghien-cu...

Tài liệu tham khảo: https://www.uclb.com/about/technology-transfer-your-questions

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh

Sẵn sàng để xuất khẩu R2E Mùa 2 Khi AI trở thành công cụ hỗ trợ xuất khẩu

Sẵn sàng để xuất khẩu  R2E Mùa 2 Khi AI trở thành công cụ hỗ trợ xuất khẩu 

KisStartup hân hạnh đồng hành cùng chương trình “Sẵn sàng xuất khẩu - #Ready_to_export (R2E)”  trong 2 năm qua, với sự tài trợ của Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam (DBAV) và sự chủ trì của tổ chức ASSIST. Chương trình với mục tiêu nâng cao năng lực của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (DNVVN) để trở thành những đối tác lâu dài trong chuỗi giá trị Doanh Nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Doanh nghiệp Hà Lan và Doanh Nghiệp đa quốc gia (MNE), góp phần xây dựng các đối tác thương mại SME Việt Nam cạnh tranh, đáng tin cậy. 

Ngày 09.08 vừa qua, lớp học đầu tiên dành cho các doanh nghiệp thuộc khu vực miền Bắc đã chính thức diễn ra. Niềm vui của chúng tôi là được được đồng hành cùng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên hành trình hoàn thiện không ngừng để đưa các hàng hóa “Made in Vietnam” tiếp cận thị trường thế giới. Điểm đặc biệt của lớp học năm nay chính là dưới sự hướng dẫn của KisStartup, các doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) trong xuất khẩu. AI có thể hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong phục vụ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, tìm kiếm những hướng đi thực sự có chất lượng trong xuất khẩu. Lần đầu tiên, chúng tôi cũng đưa ra thử nghiệm công cụ SATTO - Công cụ đo lường mức độ sẵn sàng xuất khẩu của KisStartup phối hợp với Vinno thực hiện.  Các câu hỏi và sự băn khoăn của các anh chị chủ doanh nghiệp khi đối mặt khi thay đổi mô hình kinh doanh để chuẩn bị tốt hơncuộc chơi lớn hơn mang tên Xuất khẩu;  sự hân hoan, hăng say của các anh chị khi tiếp cận với các công cụ mới; sự kết nối của cộng đồng nhỏ sau lớp học đã tạo nên những giá trị đáng nhớ với chúng tôi trong hai mùa R2E vừa qua. 
 

Chương trình sẽ diễn ra vào mỗi thứ Sáu hàng tuần và kéo dài trong 10 tuần với nhiều chủ đề khác nhau, giúp các doanh nghiệp trang bị kiến thức quản lý, vận hành và kỹ năng xuất khẩu cần thiết. Các lớp học được tổ chức tại Hà Nội cho doanh nghiệp phía Bắc và TP.HCM cho doanh nghiệp phía Nam. Chi tiết thông tin chương trình, vui lòng tham khảo đường link: https://www.readytoexport.org/vn

Tác giả: 
KisStartup

Khóa tập huấn giảng viên nguồn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

 

Khóa tập huấn giảng viên nguồn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Khóa tập huấn nằm trong khuôn khổ của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2024, được VCCI, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân triển khai thực hiện đã kéo dài từ ngày 29/07 đến 02/08/2024. Sự kiện đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của hơn 40 học viên là giảng viên từ các trường Cao đẳng, Đại học. KisStartup tham gia với vai trò giảng viên và hỗ trợ chuyên môn. Trong thời gian 5 ngày các học viên được củng cố và nâng cao những kiến thức kỹ năng xoay quanh lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đồng thời để bắt kịp với xu hướng các học viên còn được học cách ứng dụng AI vào trong khởi nghiệp ĐMST.  

Thời gian hai ngày 29 và 30/07/2024, khóa tập huấn trang bị cho các học viên tư duy về khởi nghiệp ĐMST, phương pháp nghiên cứu, đánh giá thị trường và phỏng vấn khách hàng, kiểm chứng sản phẩm và thiết kế tuyên ngôn giá trị. Những nội dung trên được bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Tổng giám đốc của KisStartup, IPP Coach lồng ghép vào những bài tập thực hành trực tiếp trên lớp, giúp người học có thể dễ dàng tiếp cận đến kiến thức hơn. Kết hợp với việc ứng dụng các công cụ AI để hỗ trợ tìm kiếm thông tin phục cho việc  nghiên cứu thị trường và xây dựng chân dung khách hàng.

Chương trình cũng đặt giảng viên, cố vấn và chủ doanh nghiệp vào một chương trình kinh doanh cụ thể, mang trải nghiệm thực tiễn để hình thành được sự đồng cảm với khởi nghiệp sáng tạo. 

Là một hoạt động trong các đóng góp xã hội của KisStartup, chúng tôi mong muốn mang đến những tri thức, công cụ và quan trọng hơn là tư duy cho các giảng viên, cố vấn, doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong chính công việc của mình. Cũng trong chương trình, chúng tôi đã trao tặng một số cuốn sách do KisStartup phát triển hoăc dịch thuật bao gồm Vươn Ra Khỏi Thung Lũng Silicon (Michael Goldberg) và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Tư duy và công cụ (Nguyễn Đặng Tuấn Minh) cho các nhóm có hoạt động hiệu quả trong chương trình. 

Khóa tập huấn không chỉ là một trải nghiệm học tập bổ ích mà còn là cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ và kết nối trong cộng đồng khởi nghiệp. Ban tổ chức mong muốn với mỗi học viên tham gia khóa tập huấn đều sẽ trở thành thế hệ giảng viên nguồn mới, giảng dạy trong lĩnh vực khởi nghiệp ĐMST. Sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo của giảng viên từ các trường Cao đẳng, Đại học, cố vấn khởi nghiệp và chủ doanh nghiệp tại nhiều địa phương khác nhau đã tạo nên một không khí đầy nhiệt huyết, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.

--------------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
Fanpage KisStartup:https://www.facebook.com/kisstartup
Website: https://www.kisstartup.com/
Email: hello@kisstartup.com
Liên hệ: (+84) 966.848.358 (Mr. Kiet)
#KisStartup #KisImpact #VCCI #NEU #TạpchíDiễnđànDoanhnghiệp #Khởinghiệpsángtạo
#ĐMST #Khởinghiệpđổimớisángtạo #khởinghiệp #cốvấnkhởinghiệp #giảngviênnguồn #Caođẳng #Đạihọc #Doanhnhân #Doanhnghiệp #Startup #hệsinhtháikhởinghiệp #ViệtNam
 

[RECAP] WORKSHOP "THỰC HÀNH ESG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VÀ XUẤT KHẨU"

Ngày 19 tháng 06 năm 2024, CTCP KisStartup phối hợp với CT Truyền thông ADN đã tổ chức thành công Workshop trực tuyến "Thực hành ESG trong lĩnh vực Tài chính và Xuất khẩu." Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG để nâng cao vị thế cạnh tranh, thu hút đầu tư và mở rộng thị trường.

Trong buổi workshop, chuyên gia Diễm Anh đã đã làm nổi bật tầm quan trọng và mức độ áp dụng của ESG trong lĩnh vực tài chính và xuất khẩu tại Việt Nam. Cùng với đó, chúng tôi đã thảo luận về case study chuyển đổi xanh của ngân hàng ACB, minh chứng cho sự thay đổi tích cực trong ngành. Với lĩnh vực xuất khẩu, Tập đoàn Thành Công cũng được nêu lên như một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi xanh. 

Trong phần sau của buổi đào tạo, chúng tôi cung cấp hướng dẫn sử dụng bộ công cụ trực tuyến ITC Standards Map và Biotrade Map, giúp doanh nghiệp tra cứu tiêu chuẩn bền vững và quan sát xu hướng thương mại xanh, từ đó phát triển sản phẩm xuất khẩu phù hợp.

Chúng tôi rất mong đợi được gặp lại Quý Anh Chị trong buổi đào tạo cuối cùng (diễn ra vào thứ 4, 26/6/2024) và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Quý Anh Chị.

Quý anh chị quan tâm, xin vui lòng:

—------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ:

Email: hello@kisstartup.com hoặc hieult.kisstartup@gmail.com

Hotline: +84.392161403 (Mr. Hiếu)

[RECAP] WORKSHOP "TÍCH HỢP ESG TĂNG SỨC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP"

Chiều qua (12/06/24), buổi workshop do CTCP KisStartup và Công ty Truyền thông ADN phối hợp tổ chức đã mang lại nhiều thông tin và kiến thức quan trọng về cách triển khai ESG hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Tại buổi workshop, diễn giả Nguyễn Diễm Anh (CEO & Founder CT Truyền thông ADN) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ESG trong bối cảnh toàn cầu hoá. ESG giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan như chính phủ, khách hàng, nhà đầu tư, và đối tác. Tuy nhiên, việc theo đuổi ESG gặp nhiều thách thức như nhiễu loạn thông tin và chi phí ban đầu lớn. Để tránh "lạc" trong ma trận các khung/tiêu chuẩn ESG, các doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu dựa trên ngành, quy mô và tình hình thực tế của mình. Bà Diễm Anh đã đưa ra mô hình 7 bước triển khai ESG, bắt đầu từ những điều đơn giản như đảm bảo tính cam kết và đồng nhất trong nội bộ doanh nghiệp. 


Ở phần sau của buổi workshop, diễn giả Nguyễn Đặng Tuấn Minh (CEO & Founder KisStartup) đã chia sẻ về sự khác biệt của mô hình kinh doanh (MHKD) của các doanh nghiệp theo đuổi ESG so với doanh nghiệp truyền thống. Theo bà, khi theo đuổi các nguyên tắc ESG, MHKD của doanh nghiệp sẽ thay đổi ở mục tiêu, phạm vi hoạt động, các bên liên quan, báo cáo minh bạch và đổi mới sáng tạo. Do đó, các DN cần phân tích rõ MHKD để nhìn ra được các lợi ích/chi phí kèm theo khi theo đuổi ESG, từ đó có chiến lược phù hợp.

Chúng tôi rất mong đợi được gặp lại Quý Anh Chị trong buổi đào tạo tiếp theo và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Quý Anh Chị.

Quý anh chị quan tâm, xin vui lòng:

—------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ:

Email: hello@kisstartup.com hoặc hieult.kisstartup@gmail.com

Hotline: +84.392161403 (Mr. Hiếu)

Tuyển dụng thực tập sinh Chương trình Chuyển đổi số cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La do Chính phủ Úc tài trợ

Bạn có hứng thú/quan tâm đến thương mại điện tử nhưng không hiểu rõ và mông lung về ngành? Bạn đang tìm kiếm một công việc trong ngành nhưng khả năng bản thân còn hạn chế? Bạn muốn được vừa học vừa làm ở môi trường đổi mới sáng tạo về kinh doanh số?

Hay bạn đang tìm kiếm một cơ hội để đưa công việc thực chất vào  CV  chuẩn bị cho dự định tương lai?

Vậy vị trí này là dành cho bạn!  Chúng tôi đang tìm kiếm những ứng viên tiềm năng để cùng đồng hành và phát triển với  Chương trình Chuyển đổi số cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La được tài trợ bởi Chính phủ Australia. Một cơ hội để các bạn học hỏi, trải nghiệm và tham gia vào hành trình chuyển đổi số đầy ý nghĩa tại Lào Cai, Sơn La

YÊU CẦU:

  • Không yêu cầu kinh nghiệm, không phân biệt chuyên ngành
  • Dám chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng công việc
  • Không ngại học và đổi mới
  • Có kiến thức cơ bản về thương mại điện tử và mạng xã hội 

BẠN ĐƯỢC GÌ KHI THAM GIA THỰC TẬP? 

  • Được tham gia đào tạo và hướng dẫn các kiến thức về thương mại điện tử, kinh doanh số và các nền tảng mạng xã hội như tiktok, facebook,...
  • Tham gia trải nghiệm thực tế và làm việc cùng doanh nghiệp tại Lào Cai & Sơn La, trong khuôn khổ chương trình được tài trợ bởi GREAT - một dự án thuộc chương trình Aus4Equality do chính phủ Úc tài trợ. 
  • Phát triển bản thân, thử sức với nhiều trải nghiệm mới mẻ, từ đó nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức sự kiện, viết lách, thiết kế…
  • Được cấp giấy chứng nhận tham gia chương trình khi được đánh giá hoàn thành tối thiểu 80% công việc được giao 

ĐĂNG  KÝ

Nếu bạn mong muốn trở thành một phần của KisStartup, cùng chúng tôi thực hiện dự án tiên phong về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho doanh nghiệp DNNVV tại Lào Cai & Sơn La, đừng ngần ngại đăng ký ngay tại: https://forms.gle/AVBFPH8i289H6EKd6

--------------------------------------

VỀ CHƯƠNG TRÌNH DAP - INTERNSHIP

Chương trình Chuyển đổi số cho doanh nghiệp DNNVV tại Lào Cai và Sơn La được tài trợ bởi Chính phủ Australia (DAP - Internship) nằm trong tiểu dự án "Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La" thuộc giai đoạn 2 của dự án GREAT. Chương trình triển khai với mục tiêu tìm kiếm nhân lực tiềm năng, đào tạo kiến thức, kỹ năng để tham gia hoạt động cho tiểu dự án đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ tuyển dụng nhân sự phù hợp.

  • Chương trình gồm các hoạt động chính: 
  • Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên phù hợp 
  • Tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo về chuyển đổi số, mạng xã hội cung cấp kiến thức và kỹ năng cho thực tập sinh 
  • Tạo dựng mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp,các trường đại học tại Lào Cai, Sơn La và các thực tập sinh nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực hai bên

--------------------------------------

VỀ TIỂU DỰ ÁN: 

  • Tiểu Dự án: Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La
  • Địa bàn thực hiện Tiểu dự án: Tỉnh Sơn La, Việt Nam
  • Đối tác thực hiện: Công ty cổ phần KisStartup
  • Các lĩnh vực can thiệp: Nông nghiệp, Du lịch 
  • Đối tượng hưởng lợi chính: Doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ; Các trường Đại học, Cao đẳng; Đơn vị cung cấp dịch vụ nhân lực địa phương; Đơn vị cung cấp dịch vụ Kỹ thuật địa phương; Đơn vị cung cấp dịch vụ Kỹ thuật quốc gia; Các tổ chức hỗ trợ; Các doanh nghiệp đầu chuỗi.
  • Mục tiêu của dự án: Nâng cao năng lực cho các thành phần trong hệ sinh thái của hai tỉnh thông qua can thiệp chính vào nâng cao năng lực cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La, với cách tiếp cận hệ thống thị trường. 

--------------------------------------

VỀ DỰ ÁN GREAT: 

  • Dự án “Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT) là một sáng kiến do chính phủ Australia tài trợ và được quản lý bởi Cowater International. Giai đoạn một của GREAT được thực hiện từ năm 2017-22 và giai đoạn hai (GREAT 2) sẽ được thực hiện từ năm 2022-27 với tổng vốn đầu tư từ Chính phủ Úc là 67,4 triệu đô la Úc.
  • Tìm hiểu thêm thông tin tại đây:  https://equality.aus4vietnam.org/vi/gioi-thieu/chung-toi-lam-gi

--------------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ