Khởi nghiệp Sáng tạo Kinh tế Tuần Hoàn

Biến phụ phế phẩm nông nghiệp sản phẩm mới để gia tăng dòng doanh thu trong chuyển đổi số

Trong khuôn khổ dự án IDAP - Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số, chúng tôi đã chứng kiến một ví dụ điển hình về việc tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp để gia tăng doanh thu thông qua chuyển đổi số. Sự hợp tác giữa Hợp tác xã Tân Xuân 269 và Công ty Sắc Mộc Tinh đã minh chứng cho điều này.

                                                                            
Trước đây, Hợp tác xã Tân Xuân 269 thường phải loại bỏ lượng lớn lá tre sau khi thu hoạch măng, gây lãng phí nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường. Trong khi đó, HTX cũng chưa có nguồn doanh thu qua các kênh trực tuyến do chỉ tập trung vào bán nông sản thô. Trong quá trình tìm kiếm tiềm năng những dòng doanh thu mới qua kênh trực tuyến để tạo thêm công ăn việc làm ở địa phương, IDAP đã gặp gỡ với công nghệ tiên tiến từ Công ty Sắc Mộc Tinh. Hợp tác xã Tân Xuân 269 sản xuất, biến lá tre bỏ đi thành sản phẩm trà lá tre độc đáo. Lá tre sau khi xử lý có màu xanh biếc tự nhiên, nước trà vàng nhẹ và hương thơm đặc trưng của lá nếp. Sản phẩm không chỉ giữ nguyên các công dụng quý giá như giải nhiệt, hạ sốt và hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp, mà còn mở ra nguồn doanh thu mới cho Hợp tác xã. Sản phẩm sẽ được bán trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử, tạo công ăn việc làm cho bà con tại Sơn La. 
Việc tận dụng phụ phế phẩm này không chỉ giúp giảm lãng phí mà còn tạo cơ hội việc làm cho người lao động địa phương. Các công việc như thu hái lá tre, phân loại, phơi sấy và đóng gói phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là phụ nữ, người khuyết tật và lao động phổ thông. Đây là minh chứng cho việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, giúp tăng giá trị kinh tế và thúc đẩy bình đẳng giới, hòa nhập xã hội.
Câu chuyện thành công của Hợp tác xã Tân Xuân 269 và Công ty Sắc Mộc Tinh thể hiện rõ ràng sức mạnh của việc biến phụ phế phẩm nông nghiệp thành sản phẩm mới. Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm ra thị trường, con đường chuyển đổi số sẽ là một hướng đi tiềm năng. Thành công ban đầu này không chỉ tạo động lực cho chúng tôi mà còn khẳng định cam kết trong việc kết nối và hỗ trợ các Hợp tác xã và doanh nghiệp. Chúng tôi tin rằng, chuyển đổi số cần bắt đầu từ đổi mới kinh doanh số, đổi mới mô hình kinh doanh trước, tìm kiếm các giá trị mới, gia tăng dòng doanh thu. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm được những cơ hội từ chuyển đổi số. Hành trình này chỉ mới bắt đầu, và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đối tác để biến thách thức thành cơ hội, xây dựng một hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện tại Lào Cai và Sơn La.
-----------------------------
 VỀ DỰ ÁN IDAP
Dự án "Tăng Cường Hệ Sinh Thái Chuyển Đổi Số Bao Trùm cho Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ (DNNVV)" tại Lào Cai và Sơn La, do GREAT tài trợ, Công ty Cổ phần KisStartup thực hiện từ 2024 đến 2027. IDAP thuộc sáng kiến "Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch" tại Lào Cai và Sơn La do Chính phủ Úc tài trợ.
-----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

RECAP: “KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO KINH TẾ TUẦN HOÀN”

Ngày 19 tháng 6 năm 2024, chúng tôi đã hoàn thành buổi học cuối cùng của Chương trình khởi nghiệp sáng tạo kinh tế tuần hoàn. Chương trình đã thu hút được đa dạng các đối tượng khác nhau tham gia từ sinh viên, giảng viên các trường đại học đến các doanh nghiệp thực tế.

Chương trình tập trung giới thiệu tới học viên về quá trình tuần hoàn hóa, những phát triển mới mô hình kinh doanh tuần hoàn và cách phân tích, tận dụng những thế mạnh vốn có của bản thân để áp dụng được kinh tế tuần hoàn. Trong chương trình chúng tôi cũng tổ chức các buổi giao lưu giữa học viên với những doanh nghiệp có mô hình kinh tế tuần hoàn như VinaStraws, SDvico, UPGREEN Vietnam. Với kinh nghiệm của bản thân, 3 doanh nghiệp là 3 case study tiêu biểu giúp học viên có những góc nhìn mới mẻ, rõ ràng nhất về kinh tế tuần hoàn trong thực tế.

Ngoài ra, sau chương trình chúng tôi cũng nhận về được 2 thách thức đến từ doanh nghiệp học viên với mong muốn bắt đầu tuần hoàn hóa quy trình kinh doanh của mình và hoặc đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn. Hai thách thức sẽ mở ra những chương trình tiếp của KisStartup và KisImpact nhằm đưa kinh tế tuần hoàn vào thực tế doanh nghiệp nhiều hơn. Kết thúc chương trình đào tạo, chúng tôi sẽ dành thời gian hoàn thiện và bổ sung tài liệu phiên bản mới năm 2024.

Chân thành cảm ơn sự tham gia của các giảng viên, doanh nghiệp và các bạn sinh viên để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện phiên bản 2024 của bộ tài liệu.

Giới thiệu hoạt động của KisImpact 2024

Tiếp tục với những dự án thúc đẩy đổi mới sáng tạo tác động trên nền tảng công nghệ, văn hóa di sản, năm 2024, KisImpact sẽ thúc đẩy các hoạt động của mình qua các dự án chính sau:

  1. Đổi mới Sáng tạo Kinh tế Biển (IMEP):
    • KisImpact cùng các đối tác thúc đẩy chương trình ươm tạo, giới thiệu, kết nối công nghệ và cam kết đầu tư vào các dự án và nghiên cứu nhằm thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực kinh tế biển.
    • Hỗ trợ những ý tưởng và công nghệ mới để bảo vệ và phát triển tài nguyên biển, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh và việc làm, cải thiện sinh kế cho ngư dân ven biển bằng những mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo.
  2. Khởi nghiệp Sáng tạo Kinh tế Tuần Hoàn:
    • KisImpact đặt ưu tiên vào các dự án khởi nghiệp có mục tiêu kinh tế tạo ra giá trị trong chuỗi cung ứng và tiêu dùng thông qua việc tối ưu hóa sự tái chế, sử dụng lại và giảm lãng phí.
    • Hỗ trợ các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường và xã hội.
  3. Công Nghệ cho Phụ Nữ và Đầu Tư Lồng Ghép Lăng Kính Giới:
    • KisImpact thiết kế các hoạt động nhằm giới thiệu các công nghệ mới giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ và tăng cường vai trò của họ 
    • Hỗ trợ các doanh nghiệp và dự án chủ đề giới để tạo ra sự công bằng và cơ hội bình đẳng và giúp các nhà đầu tư hoàn thiện chiến lược đầu tư lồng ghép lăng kính giới của mình
  4. Ươm Tạo Kinh tế trên Nền Tảng Văn Hóa Di Sản:
    • Thông qua chương trình ươm tạo HCI, tiếp nối thành công ban đầu năm 2023, chúng tôi cam kết thúc đẩy các dự án kinh tế dựa trên di sản văn hóa, nhằm bảo vệ và tăng cường giá trị của các nền văn hóa truyền thống, thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng tài nguyên văn hóa và di sản
    • Hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức cộng đồng trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa.
  5. Thách Thức Nhà Đầu Tư Tạo Tác Động:
    • Với mục tiêu thúc đẩy mô hình đầu tư tạo tác động, chúng tôi tạo ra các thách thức và cơ hội đầu tư dành cho những nhà đầu tư có tầm nhìn và cam kết với các giá trị xã hội và môi trường
    • Tạo ra cộng đồng nhà đầu tư tích cực và hỗ trợ họ trong việc đầu tư vào những dự án mang lại giá trị kép

KisImpact hy vọng rằng thông qua những hoạt động này, họ có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững và tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội và kinh tế toàn cầu.

Tác giả: 
KisStartup, KisImpact