GREAT

Những lỗi thuế phổ biến – Đừng để mất tiền oan!

Nhiều doanh nghiệp bị phạt thuế không phải do cố ý, mà vì những sai sót nhỏ. Dưới đây là những lỗi phổ biến và cách tránh:

Lỗi 1: Quên đăng ký thuế khi khởi nghiệp

Một số chủ hộ kinh doanh nghĩ rằng chỉ khi có doanh thu mới cần đăng ký thuế. Thực tế, ngay khi hoạt động, dù chưa có lãi, bạn vẫn phải đăng ký.

Cách tránh:

Nếu doanh thu từ 100 triệu/năm trở lên, bạn bắt buộc phải nộp thuế.

Dưới mức này, vẫn nên đăng ký để tránh rắc rối sau này.

Lỗi 2: Không nộp tờ khai thuế dù không có doanh thu

Nhiều doanh nghiệp tưởng rằng chưa có thu nhập thì không cần nộp tờ khai, nhưng đây là nghĩa vụ bắt buộc.

Cách tránh:

Ghi nhớ thời hạn nộp tờ khai để tránh phạt.

Nếu chưa có doanh thu, vẫn cần khai báo đúng thực trạng.

Lỗi 3: Không cập nhật thay đổi thông tin doanh nghiệp

Chuyển trụ sở, đổi tên, thay đổi ngành nghề kinh doanh mà không báo cơ quan thuế có thể khiến bạn bị phạt.

Cách tránh:

Cập nhật thông tin trong vòng 10 ngày kể từ khi thay đổi.

Nếu sai tên doanh nghiệp trên hóa đơn, cần lập biên bản điều chỉnh.

Lỗi 4: Không kê khai thuế khi bán hàng online

Bán hàng trên Shopee, TikTok, Lazada… vẫn phải đóng thuế. Nếu không kê khai đúng, bạn có thể bị truy thu và phạt.

Cách tránh:

Chủ động tìm hiểu nghĩa vụ thuế ngay khi bắt đầu bán hàng.

Không đợi đến khi bị phạt mới xử lý.

Lỗi 5: Không tận dụng ưu đãi thuế

Nhiều doanh nghiệp nhỏ được miễn/giảm thuế nhưng không biết để áp dụng.

Cách tận dụng:

Kiểm tra chính sách hỗ trợ từ cơ quan thuế.

Hỏi ý kiến kế toán để tối ưu hóa chi phí hợp pháp.

Đừng để những lỗi nhỏ gây thiệt hại lớn! Kiểm tra lại nghĩa vụ thuế ngay hôm nay!

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Nộp thuế – Không phải lúc nào nộp ít cũng tốt!

Khi nhắc đến thuế, hầu hết mọi người đều nghĩ “Càng nộp ít càng tốt”. Nhưng trên thực tế, có doanh nghiệp cần nộp thuế nhiều hơn để phát triển.

Tại sao?

Đóng thuế tốt giúp tăng cơ hội gọi vốn

Các nhà đầu tư, quỹ tài trợ đánh giá cao những doanh nghiệp có báo cáo tài chính minh bạch, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.

Doanh nghiệp trốn thuế, khai lỗ để né thuế sẽ gặp khó khăn khi muốn gọi vốn.

Làm đúng thuế giúp xây dựng uy tín

Nếu bạn có kế hoạch mở rộng kinh doanh, hợp tác với đối tác lớn, một lịch sử thuế sạch sẽ giúp bạn dễ dàng ký kết hợp đồng hơn.

Một số khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp quốc tế, yêu cầu đối tác phải có báo cáo thuế đầy đủ.

Có ưu đãi thuế nếu bạn làm đúng

Một số doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể được ưu đãi thuế nếu đáp ứng điều kiện.

Ví dụ: Một số ngành nghề hoặc khu vực được miễn, giảm thuế trong giai đoạn đầu để hỗ trợ phát triển.

Giải pháp:
Không trốn thuế nhưng cũng không đóng thuế một cách thiếu kiểm soát.
Tối ưu hóa thuế bằng cách tận dụng chính sách miễn giảm hợp lý.
Tìm hiểu kỹ về các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp của mình để tránh bị phạt.

Kết luận: Đóng thuế không phải là gánh nặng, mà là một công cụ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Thay vì né tránh, hãy chủ động tìm hiểu và tận dụng nó một cách thông minh!

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Tại sao doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh dễ bị phạt thuế – Và cách tránh!

Bạn có biết rằng nhiều doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh bị phạt thuế không phải vì cố tình vi phạm mà vì… không biết luật?

Một câu chuyện thực tế: Một chủ doanh nghiệp chè mới thành lập tại Hà Giang nhận được thông báo nộp tiền phạt thuế dù… chưa hề có lãi! Hóa ra, anh không biết rằng khi kinh doanh, nghĩa vụ thuế không chỉ phát sinh khi có doanh thu, mà ngay từ khi đăng ký hoạt động.

Vậy doanh nghiệp cần chú ý gì để tránh rủi ro?

Đăng ký thuế ngay khi bắt đầu kinh doanh

Nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, bạn phải đăng ký thuế.

Nếu chưa đạt mức này, vẫn cần đăng ký để tránh bị phạt vì không khai báo.

Nộp tờ khai thuế đúng hạn: Nhiều người nghĩ “chưa có lãi thì chưa cần nộp”, nhưng thực tế vẫn phải kê khai, dù doanh thu bằng 0. Nếu không nộp, bạn sẽ bị xử phạt hành chính.

Cẩn trọng khi thay đổi thông tin doanh nghiệp

Thay đổi trụ sở, tên doanh nghiệp, hoặc mô hình kinh doanh → Phải cập nhật thông tin với cơ quan thuế.

Nếu không, bạn có thể bị phạt do không khai báo.

Hiểu rõ nghĩa vụ thuế trên sàn thương mại điện tử

Nếu bán hàng trên Shopee, Tiktok, Lazada…, bạn cần kê khai và nộp thuế theo quy định, dù chưa bán được sản phẩm.

Thuế sẽ được tính trên tổng doanh thu, không phải lợi nhuận.

Đừng để bị phạt oan chỉ vì thiếu hiểu biết! Hãy chủ động tìm hiểu và thực hiện nghĩa vụ thuế ngay từ đầu để kinh doanh an toàn, bền vững.

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Đừng chạy quảng cáo khi chưa làm tốt điều này!

Bạn có đang đốt tiền vào quảng cáo nhưng không thấy hiệu quả?

Trong buổi đào tạo về số hóa dữ liệu và bán hàng online, một thông điệp quan trọng được nhấn mạnh:

“Quảng cáo có thể giúp tăng khách hàng, nhưng nếu không biết tận dụng số hóa, bạn chỉ đang ném tiền qua cửa sổ!”

Sai lầm phổ biến của nhiều doanh nghiệp nhỏ:

Chạy quảng cáo nhưng không lưu lại thông tin khách hàng.

Chỉ dựa vào quảng cáo mà quên đi việc xây dựng nội dung bền vững.

Không tận dụng AI và các công cụ miễn phí để tối ưu hóa quy trình bán hàng.

Giải pháp tối ưu thay thế cho quảng cáo đốt tiền:

Đăng bài đều đặn – 2 bài/ngày giúp giữ tương tác với khách hàng.

Số hóa thông tin khách hàng – Lưu trên Google Sheet để có thể remarketing miễn phí.

Chăm sóc khách hàng cũ – Hỏi thăm, gửi ưu đãi, upsell để tăng giá trị đơn hàng.

Case study thực tế:

Một chủ shop từng chi hàng triệu đồng mỗi tháng để chạy quảng cáo nhưng lượng khách quay lại rất thấp. Sau khi thực hiện chiến lược đăng bài đều đặn và số hóa dữ liệu khách hàng, doanh thu tăng gấp đôi mà không tốn thêm tiền quảng cáo.

Hành động ngay hôm nay:

Lập danh sách khách hàng đã từng mua sản phẩm.

Gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng và khuyến mãi đặc biệt.

Đăng bài ít nhất 1 lần/ngày để duy trì tương tác.

Hãy nhớ: Quảng cáo chỉ là công cụ hỗ trợ, chiến lược bền vững mới là cách phát triển lâu dài!

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Design Thinking: Cầu Nối Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục

Dự án IDAP vừa tổ chức thành công workshop Design Thinking trong học tập và giảng dạy. Đây là workshop nằm trong hoạt động chuyển giao tài liệu, đào tạo nhân lực số cho nhóm trường đại học, cao đẳng nhằm giúp các thầy cô thiết kế các chương trình đào tạo nhân lực số hoặc lồng ghép chuyển đổi số và chương trình giảng dạy hiện có. Sự kiện diễn ra với những chia sẻ cởi mở giữa những con người mong muốn tìm kiếm giải pháp sáng tạo cho nền giáo dục hiện đại. Người tham gia không chỉ được giới thiệu khái niệm mà còn được trải nghiệm thực tế – từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn.

Năm bước của Design Thinking được trình bày một cách có hệ thống: thấu cảm, xác định vấn đề, tạo ý tưởng sáng tạo, dựng mẫu thử và thực hiện hóa. Điều đáng chú ý là những nguyên tắc này được kết nối trực tiếp với quá trình chuyển đổi số. Khi thấu hiểu người dùng trở thành điểm xuất phát, công nghệ không còn là mục đích mà trở thành công cụ phục vụ nhu cầu.

Ngoài ra, hoạt động “đổi vai” giữa giảng viên và sinh viên đã tạo ra những phát hiện bất ngờ. Khi đứng ở vị trí của nhau, cả hai nhóm đều nhận ra những khó khăn và cơ hội mà đối phương đang trải qua. Giảng viên hiểu rõ hơn về nhu cầu tương tác và trải nghiệm thực tế của sinh viên. Sinh viên lại thấu hiểu thách thức trong việc thiết kế bài giảng vừa chuyên sâu vừa hấp dẫn của thầy cô. Đây chính là minh chứng cho nguyên tắc cốt lõi của chuyển đổi số: đặt con người vào trung tâm của mọi giải pháp.

Các giải pháp được đề xuất từ trò chơi tương tác đến hoạt động sáng tạo đều phản ánh tinh thần “lấy người dùng làm trung tâm” – nguyên tắc nền tảng của cả Design Thinking và chuyển đổi số thành công. Quan trọng hơn, các giải pháp này không đơn thuần là ý tưởng lý thuyết mà đã được thử nghiệm ngay tại workshop, tạo nên những phản hồi tích cực và có thể triển khai ngay trong thực tế giảng dạy.

Phần hướng dẫn ứng dụng AI trong thiết kế bài giảng đã chuyển đổi cách nhìn về công nghệ của nhiều người tham gia. Thay vì xem AI là thách thức hay mối đe dọa, workshop đã giúp họ nhận ra rằng đây là công cụ hỗ trợ đắc lực có thể giúp giảng viên tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả giảng dạy. Chuyển đổi số không phải là việc thay thế con người bằng công nghệ, mà là trao quyền cho con người thông qua công nghệ.

Thành quả đáng ghi nhận nhất của workshop là việc hình thành nhóm nghiên cứu về Design Thinking và chuyển đổi số trong giáo dục. Đây không chỉ là kết quả đơn lẻ mà là khởi đầu cho một cộng đồng học thuật, nơi những ý tưởng được tiếp tục phát triển và lan tỏa. Nhóm nghiên cứu này sẽ đóng vai trò “nhân tố thay đổi” – những người tiên phong ứng dụng và lan truyền tinh thần đổi mới trong môi trường giáo dục.

Thông qua Design Thinking, dự án IDAP đã tạo ra một cách tiếp cận có phương pháp, logic và bền vững cho quá trình giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên. Khi mỗi giảng viên, sinh viên trở về với vai trò của mình, họ không chỉ mang theo kiến thức về một phương pháp mới mà còn là tư duy mới về vai trò của công nghệ trong giáo dục hiện đại – công nghệ chỉ thực sự có giá trị khi nó phục vụ và nâng cao trải nghiệm của con người.

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Tiếng đàn Tính và Hành trình chuyển đổi số _ Bạn học được gì từ nghệ nhân Vàng A Ưởng?

Trong chuyến tham quan làng nghề vừa qua của dự án IDAP, tiếng đàn tính vang lên từ đôi bàn tay của nghệ nhân Vàng A Ưởng đã tạo nên khoảnh khắc kết nối đặc biệt. Không ồn ào, không phô trương, chỉ đơn giản là một người đàn ông dân tộc Tày với nhạc cụ truyền thống, nhưng sức mạnh lan tỏa lại vô cùng mạnh mẽ.

Bác Ưởng không chỉ là một nghệ nhân biết chế tác đàn tính mà còn là người trình diễn tài hoa. Điều đáng trân trọng hơn cả là bác đã vượt qua những rào cản của cơ thể để theo đuổi đam mê bằng tình yêu và tự học. Khi những âm thanh đặc trưng văn hóa Tày cất lên, mọi người như được đưa về với không gian văn hóa bản địa, và phản ứng tự nhiên của họ là lấy điện thoại, máy quay để ghi lại khoảnh khắc này. Trên nền là không gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ ở Làng Nam Cao, tiếng đàn cùng tiếng hát – một bài hát do bác ứng tác tại chỗ lấy cảm hứng từ chương trình và chuyến thăm quan: “cảm ơn chương trình, nhờ đó tôi được thấy những phong cảnh mới, con người mới”. Những nỗ lực của bác cùng với người con gái – Chị Vàng Thị Mai- và Nhà cung cấp dịch vụ Nặm Chữ, đã mang lại đơn hàng đầu tiên qua facebook cho bác.

Đây chính là thực chất của chuyển đổi số mà IDAP đang hướng đến: chuyển đổi số tạo cơ hội cho mọi người, không bỏ lại ai phía sau. Chuyển đổi số không yêu cầu bác Ưởng phải thay đổi bản thân hay học những kỹ năng công nghệ cao siêu. Ngược lại, công nghệ trở thành công cụ để câu chuyện và tài năng của bác được lan tỏa rộng rãi hơn.

Những đoạn video ngắn về bác Ưởng được chia sẻ là minh chứng cho sức mạnh của truyền thông cộng đồng – một dạng thức marketing không tốn kém nhưng vô cùng hiệu quả. Điều này gợi mở một hướng đi trong chiến lược chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: xây dựng thương hiệu dựa trên tính xác thực và câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm.

Dự án IDAP nhận thấy rằng, những nghệ nhân như bác Ưởng chính là tài sản quý giá của văn hóa. Họ không chỉ sở hữu kỹ năng mà còn mang trong mình di sản của cả sống động. Trong thời đại 4.0, những câu chuyện về nghị lực, về bản sắc dân tộc chính là những nội dung có giá trị nhất, mà không công cụ số nào có thể tự tạo ra.

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Bàn Tay Mẹ Chạm Công Nghệ: Hành Trình Đổi Mới Của Phụ Nữ Vùng Cao

Ngày 3/3/2024, sự kiện Bàn Tay Mẹ – Chạm Công Nghệ đã diễn ra trực tuyến, thu hút sự tham gia của đông đảo phụ nữ dân tộc thiểu số mong muốn học hỏi và áp dụng công nghệ vào kinh doanh. Chương trình là một phần của dự án “Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm tại Lào Cai và Sơn La”, do GREAT tài trợ và KisStartup triển khai, với sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ hai tỉnh.

Chia sẻ tại chương trình, chị Phạm Thị Phương Mai – chủ kênh và thương hiệu Mai Tây Bắc, và anh Nguyễn Văn Đức – chủ thương hiệu Gà 9 Cựa Phú Thọ – Đặc sản tiến Vua, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ qua những câu chuyện thực tế về hành trình khởi nghiệp trên nền tảng số

Phụ Nữ – Khi Chạm Tay Vào Công Nghệ

Chị Nguyễn Đặng Tuấn Minh (CEO tại KisStartup, đồng thời trưởng tiểu dự án IDAP – Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại tỉnh Lào Cai và tỉnh Sơn La ) mở đầu sự kiện bằng lời khẳng định:
“Khi đầu tư vào phụ nữ, họ sẽ tìm cách đầu tư cho con cái và cộng đồng.”

Sự kiện nhấn mạnh vào việc tận dụng công nghệ để mở rộng cơ hội kinh doanh, đặc biệt là cho những người phụ nữ ở vùng cao.

Câu Chuyện Thành Công: Từ Bản Làng Đến Thị Trường Online

Mai Tây Bắc – Biến Nông Sản Thành Thương Hiệu

Chị Mai Tây Bắc chia sẻ về lý do lựa chọn kinh doanh nông sản đặc sản Tây Bắc như mật ong rừng, thịt trâu gác bếp, chẩm chéo, và cách xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua mạng xã hội.

Bài học: “Không phải ngày một ngày hai mà thành công. Ban đầu, mỗi ngày tôi đều làm một video, dù chỉ có 1-2 lượt xem. Nhưng sự kiên trì đã giúp tôi xây dựng niềm tin với khách hàng.”
Chiến lược: Lồng ghép câu chuyện đời sống và các mẹo vặt vùng cao để tạo nội dung hấp dẫn mà không làm khách hàng cảm thấy bị “quảng cáo quá lố”.
Thành công: Ví dụ sau viideo nhổ lông vịt bằng sáp ong rừng đạt 16 triệu lượt xem, giúp tăng mạnh doanh số bán mật ong. Chị Mai chia sẻ: “Cũng không thể nhớ rằng mọi người đã đặt bao nhiêu đơn hàng, em chỉ biết là sau đó việc bán mật ong rừng cũng không còn khó khăn như trước nữa. Mọi người cũng tin tưởng rằng mình có nhiều sáp ong như vậy thì cũng không mất nhiều công sức để chứng minh rằng mật ong của mình là mật ong thật.”

Gà Chín Cựa – Hành Trình Tìm Lại Giống Gà Huyền Thoại

Anh Nguyễn Văn Đức lại có cách tiếp cận khác: Tận dụng câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh để làm thương hiệu.

Lý do chọn sản phẩm: Thay vì làm nông nghiệp thông thường, anh chọn gà chín cựa vì nó hiếm, có câu chuyện, và khác biệt hoàn toàn trên thị trường.
Thách thức lớn nhất:
 Vận chuyển gà sống từ Phú Thọ vào tận các tỉnh miền Tây là một vấn đề đau đầu. Không có đơn vị vận chuyển nhận hàng, anh phải tự tạo ra hệ thống vận chuyển riêng, mất 3 năm để hoàn thiện. Bài học: “Bất cứ điều gì cũng có thể giải quyết được, miễn là bạn tìm cách đi từng bước một. Tôi đã biến điểm yếu (giao tiếp chưa trôi chảy) thành điểm mạnh – sự chân thật và gần gũi khiến khách hàng tin tưởng hơn.”

Những Bài Học Đắt Giá

Kiên trì là chìa khóa: Mai Tây Bắc mất 1 năm làm video mỗi ngày trước khi có sự đột phá. Đức dành 3 năm để tối ưu hệ thống vận chuyển.
Tận dụng thế mạnh cá nhân
: Nếu bạn sống ở vùng nông thôn, đừng cố bán sản phẩm xa lạ. Hãy tập trung vào đặc sản quê hương và biến nó thành lợi thế.
Quảng cáo mà không quảng cáo: Thay vì liên tục kêu gọi mua hàng, hãy kể những câu chuyện thú vị và lồng ghép sản phẩm một cách tự nhiên.
Dám thất bại để học hỏi: Cả hai diễn giả đều từng thua lỗ khi chưa tối ưu được hệ thống bán hàng. Nhưng thay vì bỏ cuộc, họ rút kinh nghiệm và điều chỉnh chiến lược.
Công nghệ là cầu nối: Chỉ cần một chiếc điện thoại, bạn có thể xây dựng thương hiệu của riêng mình, tiếp cận hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc.

Sự kiện “Bàn Tay Mẹ – Chạm Công Nghệ” không chỉ giúp phụ nữ vùng cao hiểu về công nghệ mà còn mang đến cảm hứng mạnh mẽ để họ tin rằng mình có thể làm được.

Công nghệ không còn xa lạ. Chỉ cần một chút kiên trì, tư duy đúng đắn và sự sáng tạo, bất kỳ ai cũng có thể thay đổi cuộc sống của mình. Bạn đã sẵn sàng chạm tay vào công nghệ và viết nên câu chuyện kinh doanh của riêng mình chưa?

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Truyền thông số tinh gọn và tiết kiệm: Bài học từ “Cô gái lụa” Lương Thanh Hạnh

Chuyển đổi số nghe có vẻ xa vời và tốn kém, nhưng thực tế, nó hoàn toàn có thể được thực hiện một cách tinh gọn, tiết kiệm và hiệu quả – đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ. Câu chuyện của Lương Thanh Hạnh – “Cô gái lụa” tại làng lụa đũi Nam Cao là một minh chứng điển hình cho cách ứng dụng truyền thông số một cách thông minh, giúp tối ưu nguồn lực mà vẫn tạo ra tác động mạnh mẽ.

Tận dụng truyền thông số: Không cần nhiều, chỉ cần đúng cách

Chị Hạnh không xuất thân từ lĩnh vực công nghệ hay marketing, nhưng chị hiểu rằng câu chuyện cá nhân và sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu chính là chìa khóa để tiếp cận khách hàng trong thời đại số. Chị không chạy theo những công cụ phức tạp hay chiến dịch quảng cáo đắt đỏ, mà tận dụng tối đa các nền tảng miễn phí như Facebook, YouTube để xây dựng thương hiệu cá nhân và quảng bá sản phẩm.

Chia sẻ về quá trình làm truyền thông, chị Hạnh nói:

“Bà con trong làng không thể tự quay video hay viết bài, nhưng không có nghĩa là không thể làm truyền thông. Tôi chỉ cần tìm cách đơn giản nhất để biến câu chuyện của mình thành nội dung mà khách hàng muốn xem.”

Thay vì cố gắng làm quá nhiều thứ cùng lúc, chị tập trung vào 3 nguyên tắc cốt lõi trong truyền thông số tinh gọn:

Chọn nền tảng phù hợp:

– Facebook để chia sẻ hình ảnh và câu chuyện ngắn gọn, tạo sự kết nối với khách hàng.
– YouTube để kể câu chuyện dài hơn về quy trình làm lụa, giúp khách hàng hiểu giá trị của sản phẩm.
– Tận dụng sức mạnh của thương hiệu cá nhân: Chị không chỉ quảng bá sản phẩm, mà còn kể câu chuyện về hành trình của mình, khiến khách hàng quan tâm và nhớ đến “Cô gái lụa”. Tên gọi “Cô gái lụa” trở thành một từ khóa gắn liền với chị trên mạng, giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu một cách tự nhiên.

Tạo nội dung đơn giản, dễ tiếp cận:

– Không cần thiết bị quay phim đắt tiền hay đội ngũ chuyên nghiệp, chỉ cần điện thoại và một chút sáng tạo.
– Chị tận dụng ánh sáng tự nhiên, góc quay đơn giản để tạo ra những video gần gũi, chân thực.
– Nội dung không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thể hiện được nét đặc trưng của sản phẩm và chính con người chị.

Tinh gọn nhưng vẫn chuyên nghiệp: Bí quyết giúp chị em dễ dàng áp dụng

Một trong những sai lầm phổ biến của doanh nghiệp nhỏ khi tiếp cận truyền thông số là nghĩ rằng cần đầu tư nhiều tiền vào quảng cáo hoặc phải có đội ngũ chuyên môn mới làm được. Câu chuyện của chị Hạnh chứng minh điều ngược lại: chỉ cần một chiến lược hợp lý, một điện thoại thông minh và một câu chuyện đủ hay, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra sức ảnh hưởng trên mạng.

Bài học quan trọng dành cho phụ nữ khởi nghiệp:

Không cần biết nhiều về công nghệ, chỉ cần biết cách kể chuyện và tận dụng những gì có sẵn.

Không cần chi nhiều tiền cho quảng cáo, chỉ cần nội dung đủ thu hút để khách hàng tự chia sẻ.

Không cần thiết bị đắt đỏ, chỉ cần sự sáng tạo trong cách quay dựng và lựa chọn nội dung.

Ví dụ, thay vì tạo một video cầu kỳ, tốn nhiều công sức dựng phim, một chị em bán đặc sản địa phương có thể:

Quay video quy trình làm ra sản phẩm với góc quay gần gũi.
Chia sẻ câu chuyện của mình bằng chính giọng nói của mình để tạo cảm xúc.
Tận dụng hashtag hoặc thương hiệu cá nhân để khách hàng dễ tìm thấy.

Chính sự đơn giản, gần gũi nhưng nhất quán này giúp nội dung dễ tiếp cận hơn và tạo ra hiệu quả lan tỏa tự nhiên.

Chuyển đổi số: Không xa vời, chỉ là cách sử dụng công nghệ để kể chuyện hiệu quả hơn
Câu chuyện của “Cô gái lụa” chính là minh chứng rõ ràng rằng chuyển đổi số không phải là chuyện phức tạp, mà là chuyện tận dụng công nghệ một cách thông minh và phù hợp với điều kiện của mình.

Với các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch… không cần phải chạy theo công nghệ, mà chỉ cần tập trung vào cách ứng dụng nó một cách đơn giản, thực tế và hiệu quả.

Dự án IDAP tin rằng, với cách tiếp cận tinh gọn, thực tế và tiết kiệm, các chị em phụ nữ hoàn toàn có thể chuyên nghiệp hóa truyền thông số và mở rộng thị trường mà không cần nhiều nguồn lực. Chỉ cần một câu chuyện hay, một góc máy chân thực và một chiến lược thông minh, thương hiệu của bạn có thể chạm đến hàng nghìn, thậm chí hàng triệu khách hàng tiềm năng.
Bởi vì, trong kỷ nguyên số, người biết tận dụng công nghệ để kể chuyện chính là người chiến thắng.

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

“Cô gái lụa”: Khi thương hiệu cá nhân trở thành đòn bẩy chuyển đổi số

Trong thế giới của những thuật ngữ phổ biến, AI, số hóa, khi mọi thương hiệu đều khao khát trở nên nổi bật, có một người phụ nữ đã chinh phục lòng người không bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, mà bằng một câu chuyện giản dị và một cái tên đầy chất thơ – “Cô gái lụa.”

Trên con đường dẫn vào làng lụa Đũi Nam Cao, một cái tên vang lên giữa những khung cửi đang nhịp nhàng dệt từng sợi tơ mềm mại: Lương Thanh Hạnh. Nhưng người ta không gọi chị bằng tên khai sinh, mà trìu mến nhắc đến chị như một biểu tượng – “Cô gái lụa.”

Không phải ngẫu nhiên mà cái tên này trở thành dấu ấn của chị trên không gian số. Chúng tôi, những người tham quan làng lụa, đã chứng kiến cách chị Hạnh biến một biệt danh bình thường thành một chiến lược thương hiệu cá nhân đầy sức mạnh. Mỗi lần chị xuất hiện trên mạng xã hội, mỗi bài viết, mỗi đoạn video đều gắn liền với cái tên này, khiến “Cô gái lụa” trở thành từ khóa quen thuộc trên Facebook, TikTok, YouTube. Chẳng cần những chiến dịch quảng bá triệu đô, chị đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh mẽ chỉ bằng sự nhất quán và một câu chuyện chân thật.

Giữa những thước vải đũi mềm mại, chị Hạnh kể về hành trình gắn bó với làng nghề, đôi mắt ánh lên niềm đam mê. Chúng tôi nhìn quanh và thấy những chiếc điện thoại đang giơ lên, những máy quay đang ghi lại từng khoảnh khắc. Mọi người không chỉ đến để xem lụa, họ đến để kể tiếp câu chuyện về “Cô gái lụa.” Và đó chính là điều kỳ diệu nhất: mỗi vị khách không chỉ là người mua tiềm năng, mà còn là những đại sứ tự nhiên, lan tỏa thương hiệu của chị đến hàng ngàn người khác trên không gian số.

Trong thời đại 4.0, nơi công nghệ thay đổi từng ngày, bài học từ câu chuyện của chị Hạnh thật rõ ràng: Chuyển đổi số không chỉ là áp dụng công nghệ một cách máy móc, mà là biết cách sử dụng công nghệ để kết nối con người, để kể những câu chuyện chân thật và có sức lan tỏa.

Thay vì chi hàng tỷ đồng cho quảng cáo, chị Hạnh đã khéo léo biến thương hiệu cá nhân thành một tài sản số. Cái tên “Cô gái lụa” không chỉ là một danh xưng mà còn là một hashtag, một từ khóa tìm kiếm, một biểu tượng cho sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Đây chính là sức mạnh của thương hiệu cá nhân trong thời đại số – một bài học quý giá cho bất kỳ ai đang loay hoay tìm cách khẳng định mình trong biển thông tin vô tận.

Đối với những doanh nghiệp đang tham gia dự án IDAP, câu chuyện của “Cô gái lụa” là một lời nhắn nhủ: Đừng vội chạy theo công nghệ phức tạp khi chưa xây dựng được một câu chuyện đáng nhớ. Hãy bắt đầu chuyển đổi số bằng cách tạo dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, một câu chuyện chân thành khiến khách hàng muốn chia sẻ. Vì cuối cùng, trong kỷ nguyên số, sự chân thành vẫn là chiến lược marketing hiệu quả nhất.

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Lụa Đũi Nam Cao: Hành Trình Tâm Huyết Giao Thoa Giữa Truyền Thống và Công Nghệ Số

Ở làng lụa đũi Nam Cao, Thái Bình, nghề dệt lụa không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn là minh chứng cho tinh thần kiên trì và đam mê cháy bỏng của những người làm nghề. HTX lụa đũi Nam Cao đã khéo léo sử dụng các nền tảng truyền thông trực tuyến như YouTube và mạng xã hội miễn phí để kể lại câu chuyện của người nông dân Việt – từ những tấm lụa tinh xảo đến những bước tiến vượt bậc trong thời đại số.


Chị Lương Thanh Hạnh, “cô gái lụa” gắn liền với sản phẩm của làng, chính là hình mẫu sống động của lòng quyết tâm và sự sáng tạo. Trong bối cảnh khó khăn của đại dịch COVID, khi hàng trăm chiếc chăn không thể xuất khẩu, chị đã tự học livestream và mang đến thành công vang dội với hơn 500 chiếc chăn được bán trực tuyến. Không chỉ dừng lại ở đó, chị Hạnh còn mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ cao tuổi và lao động thời vụ địa phương, đồng thời tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm cho cộng đồng trên khắp cả nước.


Hành trình của chị Hạnh là câu chuyện về sự dũng cảm, lòng tự tin và tinh thần “làm đến cùng” mà chị luôn truyền cảm hứng cho các chị em phụ nữ nông thôn. Những người như chị Vàng Thị Thông và nhiều chị em khác đã tìm thấy sức mạnh từ thông điệp này, nhận ra rằng mỗi bước tiến, dù nhỏ bé, cũng mở ra cánh cửa cho sự phát triển và khẳng định giá trị truyền thống qua lăng kính hiện đại.


Bên dưới mỗi tấm lụa tinh xảo là cả một tâm huyết của những bàn tay khéo léo, của những người đã gắn bó cả đời với nghề dệt. Những video livestream, bài đăng trên mạng xã hội không chỉ giúp sản phẩm lụa đũi Nam Cao chạm tới thị trường trong nước và quốc tế, mà còn khắc họa hình ảnh người nông dân – những nhân vật chính đầy cảm hứng của một cộng đồng. Qua đó, họ không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa mà còn tạo nên những câu chuyện truyền cảm hứng về sự định tâm, tâm huyết và tình yêu nghề. Sự nỗ lực không dừng lại ở đó; cùng với đồng nghiệp, chị đã thực hiện được việc khẳng định thương hiệu trên Facebook qua dấu tick xanh – một thành tựu đáng trân trọng mà hoàn toàn không tốn kém chi phí.


Lụa Đũi Nam Cao chính là biểu tượng của một cộng đồng biết trân trọng quá khứ, dám đổi mới và luôn nỗ lực vươn lên theo nhịp đập của thời đại. Mỗi bước chuyển đổi số tại đây không chỉ mở rộng cơ hội kinh doanh mà còn nâng cao vị thế của phụ nữ và người lao động, biến khó khăn thành cơ hội để khẳng định giá trị của con người và của cả một nền văn hóa dân gian. Đây chính là hành trình của tình yêu nghề, của sự định tâm với đất Thái Bình và khát vọng không ngừng chinh phục những đỉnh cao mới.

Qua hành trình tận mắt chứng kiến cánh đồng dâu xanh mướt, những con tằm nhỏ và bàn tay khéo léo của những người thợ dệt, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc giá trị tinh thần của nghề dệt lụa. Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh của HTX Nam Cao không chỉ nằm ở truyền thống dệt may, mà còn ở cách họ khéo léo kết nối di sản văn hóa với thời đại số. Việc xây dựng thương hiệu trực tuyến miễn phí không chỉ giúp sản phẩm lụa đũi Nam Cao tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, mà còn nâng tầm hình ảnh người nông dân – từ những con số thống kê trở thành những nhân vật chính trong những câu chuyện đầy cảm hứng trên mạng.


Khi rời khỏi làng lụa, mỗi doanh nghiệp tham gia chuyến thực địa tại làng đều mang theo một thông điệp ý nghĩa: chuyển đổi số thành công không phải là thay thế giá trị truyền thống, mà là cách kể lại câu chuyện ấy bằng ngôn ngữ của thời đại mới. HTX lụa đũi Nam Cao đã và đang khẳng định điều đó, góp phần làm cho nét đẹp văn hóa Việt Nam vang xa hơn mỗi ngày.