nông nghiệp

KINH DOANH ONLINE – ĐỪNG ĐỂ “DÍNH” PHÁP LÝ!

Tối ngày 24/3 , buổi học với chủ đề “KINH DOANH ONLINE – ĐỪNG ĐỂ ‘DÍNH’ PHÁP LÝ!” đã diễn ra thành công, thu hút gần sự quan tâm của hơn 70 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại Lào Cai & Sơn La. Buổi học mang đến những kiến thức quan trọng về nghĩa vụ thuế, quản lý hóa đơn chứng từ, cũng như cách hạch toán doanh thu – chi phí khi kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, TikTok.

Buổi học với sự dẫn dắt của PGS.TS. Lý Phương Duyên – Phó trưởng Bộ môn Thuế, Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính. PGS.TS. Lý Phương Duyên đã có hơn 31 năm kinh nghiệm trong ngành thuế, trong đó với hơn 20 năm giảng dạy các nội dung liên quan đến thuế. Trong buổi học, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã được học và hiểu rõ các nội dung như:

1. Nghĩa vụ thuế mà các doanh nghiệp cần đóng những loại thuế nào?

Thuế GTGT: Áp dụng cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Áp dụng cho hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Thuế môn bài: Mức đóng phụ thuộc vào quy mô kinh doanh.

2. Nộp thuế như thế nào?

Kê khai theo tháng hoặc quý tùy theo mô hình kinh doanh.

Nộp trực tiếp qua cổng thuế điện tử (https://thuedientu.gdt.gov.vn/) và hiểu rõ những khoản thuế mà mình phải đóng.

3. Gặp ai để đóng thuế?

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Đội thuế thuộc cục thuế tỉnh/thành phố.

Hiện nay, bộ máy quản lý thuế đã thay đổi với 20 Chi cục Thuế vùng thay vì 63 cục thuế như trước.

Cũng trong buổi học, PGS. TS. Lý Phương Duyên cũng hướng dẫn kê khai thuế đúng hạn, tránh bị xử phạt do kê khai sai hoặc chậm nộp đồng thời chỉ ra những lỗi vi phạm mà các doanh nghiệp thường mắc phải:

Nộp chậm tờ khai thuế (Phạt từ 2 – 25 triệu đồng tùy thời gian chậm).

Nộp chậm tiền thuế (0,03%/ngày trên số thuế chậm nộp).

Sử dụng hóa đơn sai quy định (Phạt từ 4 – 50 triệu đồng).

Không đăng ký thuế hoặc đăng ký muộn (Phạt từ 2 – 10 triệu đồng).

Một số cập nhật về luật thuế mới nhất dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong buổi học:

Từ ngày 06/02/2025, mã số thuế cá nhân sẽ trùng với mã số căn cước công dân, giúp quản lý thuế dễ dàng hơn.

Từ 01/03/2025, hệ thống quản lý thuế sẽ chuyển đổi:

Tổng cục Thuế → Cục Thuế.

63 Cục Thuế → 20 Chi cục Thuế vùng.

Chi cục Thuế cấp huyện → Đội Thuế.

Những nội dung cần nắm vững sau buổi học: 

Kinh doanh online vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ thuế.

Nắm rõ quy trình kê khai, nộp thuế để tránh bị phạt.

Cập nhật chính sách thuế mới để không bị bất ngờ với thay đổi pháp luật.

Sử dụng công cụ kê khai điện tử để tối ưu quy trình và tiết kiệm thời gian.

Buổi học đã giúp các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ hơn về thuế và tránh rủi ro pháp lý. Nếu bạn chưa tham gia, đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật kiến thức trong các buổi học tiếp theo!

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Youtuber chân đất – Chuyển đổi số đưa văn hóa vươn xa từ bản làng

Chuyển đổi số đang dần thay đổi cách thức doanh nghiệp vùng cao tiếp cận và phát triển. Tại những vùng đất xa xôi như Lào Cai và Sơn La, nơi mà đường truyền internet còn ít, nhưng khi đã đến, nó đã mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh và cả Hợp tác xã.

Trong buổi đào tạo trực tuyến của dự án IDAP về xây dựng kênh YouTube, các doanh nhân nữ dân tộc thiểu số cùng gia đình của mình từ vùng cao không chỉ học cách sử dụng công cụ mà còn nhận ra tiềm năng của việc kể lại những câu chuyện văn hóa đặc sắc của bản địa. Ngay sau buổi học, nhiều doanh nghiệp đã có kênh YouTube riêng, mỗi kênh mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng mình.

Chị Vàng Thị Nghĩa đã chia sẻ về phong tục “cho vải đỏ lên nóc nhà”, một truyền thống lâu đời của người Tày. Chị Phàn Thị Mai thì giới thiệu về “lễ đốt tang của dân tộc Dao Tuyển”, một nghi thức tâm linh đầy ý nghĩa. Chị Vàng Thị Mai cũng không quên chia sẻ âm nhạc truyền thống Tày qua hình ảnh của cha mình, bác Vàng A Ưởng – người đang thổi hồn vào những nhạc cụ truyền thống với đôi tay kỳ diệu. Cuối cùng là anh Vàng A Bình dẫn dắt người xem tham gia đám cưới người Tày tại Bản Liền với những mảnh ghép văn hóa độc đáo, rực rỡ màu sắc. Chị Hà Thị Nguyệt chia sẻ điệu múa của người Thái. Những video giới thiệu văn hóa bước đầu có hàng trăm lượt xem, đầu tiên là tò mò, sau là yêu mến và tương tác.

Những video trên nền tảng số mà các doanh nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao tạo ra không chỉ giúp họ bảo tồn và giới thiệu các giá trị văn hóa Tây Bắc mà còn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh doanh. Các sản phẩm truyền thống như trà shan tuyết, gạo nếp nương, hay đồ thủ công giờ đây có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng khắp nơi thông qua YouTube. Tuy nhiên, chuyển đổi số không chỉ đơn giản là việc áp dụng công nghệ để bán hàng. Nó còn là quá trình mà các doanh nghiệp nhỏ vùng cao đang tìm cách xây dựng một thương hiệu vững mạnh, tìm thấy tiếng nói của mình trên thị trường rộng lớn trên nền tảng văn hóa dân tộc. Câu chuyện về các sản phẩm của họ không chỉ giới hạn ở các bản làng mà có thể lan tỏa đến mọi ngóc ngách, giúp họ khẳng định vị thế trong nền kinh tế số với những nền tảng như youtube

Dự án IDAP sẽ tiếp tục đồng hành, hướng dẫn doanh nghiệp địa phương sử dụng AI xây dựng kịch bản quảng bá sản phẩm và xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, giúp các video không chỉ thu hút mà còn đạt hiệu quả cao. Với sự hỗ trợ này, các doanh nghiệp sẽ không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đạt được kết quả tốt nhất trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, từ đó phát triển bền vững trong thế giới số.

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Khát vọng xây thương hiệu – Khi doanh nghiệp nhỏ vùng cao dám mơ lớn, sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn

Nhiều người hiện nay vẫn cho rằng chỉ các tập đoàn lớn mới cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu và ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, tại dự án IDAP, chúng tôi đã gặp những chủ doanh nghiệp nhỏ tại Lào Cai, Sơn La – những người không chỉ nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, mà còn chủ động khẳng định mình trong thế giới 4.0.

Điều khiến chúng tôi bất ngờ trong hành trình thực hiện dự án IDAP tại Lào Cai và Sơn La không phải là sự miễn cưỡng đón nhận công nghệ, mà ngược lại, là khát khao mãnh liệt được định vị thương hiệu một cách chuyên nghiệp. Năm gương mặt tiêu biểu đã chủ động đề xuất kết nối với đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế logo, sẵn sàng chi trả cho dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ.

Chị Bàn Thị Ngọn của hộ kinh doanh Ngọn Bản hiểu rằng trong thời đại số, một thương hiệu nhỏ vẫn có thể tạo dấu ấn lớn nếu định vị đúng. Anh Giàng A La với A La Tour nhận thức rõ ràng trong ngành du lịch cạnh tranh, một logo chuyên nghiệp có thể là điểm chạm đầu tiên với khách hàng tiềm năng trên các nền tảng số. Anh Nguyễn Hữu Hậu – một người khuyết tật đầy nghị lực và sự tự hào về sản phẩm của mình muốn đồ gỗ Phúc Hậu không chỉ là sản phẩm chất lượng mà còn là một thương hiệu đáng nhớ. Anh Bùi Thọ Tuấn – Thương hiệu đồ gỗ nội thất Trường Giang – mong muốn đưa sự tinh xảo trong tay nghề của mình vào từng sản phẩm. Và chị Hà Thị Nguyệt với hộ kinh doanh An 26 thấy được tiềm năng vươn xa của sản phẩm nông sản, cây giống của mình khi có một bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng.

Đằng sau quyết định đầu tư vào logo – một yếu tố có vẻ đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng trong hành trình chuyển đổi số là cả một tư duy đổi mới. Họ hiểu rằng trong không gian trực tuyến, việc xây dựng thương hiệu không còn là đặc quyền của các doanh nghiệp lớn. Mỗi hình ảnh trong thiết kế logo, mỗi màu sắc được lựa chọn đều là những viên gạch đầu tiên xây nên sự hiện diện số của họ. Một chiếc tem nhỏ dán lên trên sản phẩm là cả một niềm tin và sự cam kết về chất lượng sản phẩm.

Hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp vùng cao không bắt đầu từ những hệ thống phần mềm phức tạp, mà từ khát khao được nhìn nhận như một thương hiệu chuyên nghiệp trên môi trường số. Đó là thứ họ nhìn thấy trên fanpage vào những buổi sớm mai. Đó là khi họ nhận ra trong thế giới phẳng ngày nay, sản phẩm từ bản làng vẫn có thể vươn xa, miễn là được đóng gói trong một bộ nhận diện thương hiệu xứng tầm.

Những người tiên phong này đang viết nên câu chuyện chuyển đổi số theo cách riêng của mình – không chờ đợi, không ngần ngại, và quan trọng nhất, không tự giới hạn bản thân trong khuôn khổ của một “doanh nghiệp nhỏ vùng cao”. Qua đó, chúng ta hiểu rằng khi nói đến xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số, tầm vóc không nằm ở quy mô doanh nghiệp, mà ở tầm nhìn của người đứng đầu.

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Chị Thảo Chi: Hành trình của người phụ nữ không ngừng học hỏi

“Cô giáo ơi, chị hỏi chị nên làm thế nào? Chị có nên làm thế này không? Chị hỏi cho chắc chắn để làm cho đúng”. Những câu hỏi chân thật của chị là một phần trong mỗi buổi huấn luyện cầm tay chỉ việc. Những tiến bộ của chị cũng được chị chia sẻ cởi mở. Ít ai biết rằng, câu chuyện của chị Thảo Chi, chủ HTX rau quả và dịch vụ nông nghiệp Mộc Châu, là một ví dụ về một nghịch lý trong chuyển đổi số: người đi trước lại phải tăng tốc để không bị tụt lại phía sau.

Khi các doanh nghiệp nông nghiệp khác vẫn bận rộn với phương thức thương mại truyền thống, chị Chi đã nhận ra cơ hội từ làn sóng công nghệ số. Livestream bán hàng, một khái niệm mà nhiều người vẫn chưa quen thuộc, đã trở thành công cụ quan trọng trong kinh doanh của chị từ hơn mười năm trước.

Thông thường, chúng ta thường nghĩ rằng người am hiểu công nghệ sớm sẽ có lợi thế áp đảo, là người thầy hơn là người học. Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều, đặc biệt trong kỷ nguyên mà mỗi thuật toán mới, mỗi nền tảng mới có thể xoá sạch lợi thế cạnh tranh được xây dựng bằng công nghệ cũ chỉ sau một đêm.

Tới với dự án IDAP, chị Chi chia sẻ rằng “Công nghệ thay đổi nhanh quá, không học là không thể theo kịp.” Một triết lý đơn giản nhưng cực kỳ sâu sắc, giúp chị duy trì được vị thế tiên phong trong một môi trường mà mọi thứ thay đổi liên tục và nhanh chóng.

Có một điều đặc biệt đáng ngưỡng mộ khi một người đã thành công nhờ công nghệ lại luôn duy trì tinh thần học hỏi. Và chính đó là bí quyết thực sự của chuyển đổi số thành công: không phải là việc áp dụng một công nghệ cụ thể, mà là khả năng làm mới tư duy, liên tục tái tạo và liên tục học hỏi.

Câu chuyện của chị Chi là một bức tranh khác biệt về chuyển đổi số so với những gì chúng ta thường nghe. Đó không phải là một đích đến cụ thể, mà là hành trình liên tục học hỏi, thích nghi và đổi mới. Trong kỷ nguyên số, những người dẫn đầu không phải là những người đầu tiên sử dụng công nghệ, mà là những người không bao giờ ngừng học hỏi để sử dụng chúng hiệu quả hơn.

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Khi sinh viên tham gia chuyển đổi số – Chuyển mình cùng HTX Mô hình Win – Win tại vùng cao

Trong nỗ lực nhân rộng mô hình Hackathon tăng tốc kinh doanh số cho doanh nghiệp đã thực hiện ở những mùa trước, Dự án IDAP thực hiện thí điểm  một mô hình hợp tác mới giữa các trường đại học và hợp tác xã tại Lào Cai và Sơn La. Mô hình “Hackathon – Tăng tốc kinh doanh số” giải quyết đồng thời hai nhu cầu cấp thiết tại địa phương: giúp doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự marketing số và tạo cơ hội thực tế cho sinh viên và xây dựng cầu nối với nhà trường

Trong buổi họp gần đây giữa Đại học Tây Bắc (Sơn La), phân hiệu Đại học Thái Nguyên (Lào Cai) và HTX Minh Phúc, các bên đã thống nhất phương thức hoạt động sáng tạo: sinh viên sẽ xây dựng chiến dịch truyền thông số cho sản phẩm thực tế của các HTX và chỉ nhận thưởng khi đạt được kết quả cụ thể – như bán được hàng, tăng tương tác, hay nâng cao nhận diện thương hiệu.

HTX Minh Phúc đã tiên phong thử nghiệm mô hình này khi đang gặp khó trong việc tìm kiếm người có kỹ năng số phù hợp. Đối với các HTX vùng cao, nguồn nhân sự marketing chất lượng thường khan hiếm và khó tiếp cận. Thuê nhân sự từ đô thị lớn thường tốn kém và khó duy trì lâu dài vì khoảng cách địa lý và văn hóa. Mặt khác, người địa phương lại thường thiếu kỹ năng số cần thiết để thúc đẩy bán hàng trên các nền tảng trực tuyến.

Mặt khác, sinh viên tại hai trường đại học địa phương đang phải đối mặt với thực tế phũ phàng: thiếu cơ hội thực tập gắn với chuyên ngành, ít môi trường áp dụng kiến thức vào thực tế, và hạn chế trong việc tạo thu nhập thêm trong thời gian học. Nhiều sinh viên buộc phải rời quê hương để tìm kiếm cơ hội thực tập tại các thành phố lớn, tạo thêm gánh nặng tài chính và xa rời bối cảnh kinh doanh địa phương.

Mô hình Hackathon giải quyết được cả hai bài toán này bằng cách tạo ra “sân chơi” thực tế cho sinh viên ngay tại địa bàn. Thay vì chỉ làm những dự án mô phỏng, sinh viên được trực tiếp xây dựng nội dung số cho các sản phẩm thật, với phần thưởng thật. Khi kết thúc hackathon, doanh nghiệp có thể tuyển dụng những sinh viên phù hợp – những người đã chứng minh được năng lực thông qua kết quả thực tế.

Trong giai đoạn thử nghiệm, hai trường đại học sẽ đóng vai trò quan sát và hỗ trợ, trong khi IDAP trực tiếp điều phối mô hình, tiến đến chuyển giao cho nhà trường và HTX Minh Phúc. Sau khi hoàn thiện, IDAP sẽ chuyển giao tài liệu đào tạo và quy trình vận hành để các trường có thể tiếp tục nhân rộng mô hình với các HTX và doanh nghiệp khác trong khu vực.

Đây là mô hình bền vữngmà dự án IDAP đang hướng đến. Chúng tôi không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ và thị trường số mà còn tư duy về phát triển bền vững nguồn nhân lực,, tạo cơ hội việc làm và định hướng phát triển lâu dài cho sinh viên ngay tại Lào Cai, Sơn La. Sau giai đoạn thử nghiệm, dự án tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp khác quan tâm đến mô hình để nhân rộng và triển khai. 

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Kể câu chuyện mỗi ngày – Cách chị Thu Hà xây dựng niềm tin cho Thuận Thiên Farm

Cả nhà ơi, hôm nay Thuận Thiên Farm có nhiều loại rau củ quả hữu cơ siêu ngon, tươi rói, đảm bảo sạch 100%, trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt!” – Mỗi sáng sớm, dòng trạng thái như thế lại xuất hiện trên Facebook của chị Vì Thị Thu Hà, kèm theo vài bức ảnh ruộng vườn, gương mặt rạng rỡ của người lao động, và những sản phẩm căng tràn sức sống vừa mới thu hoạch.

Không phải chuyên gia marketing, không cần kịch bản viral, chị Hà chọn cách kể câu chuyện thương hiệu bằng chính cuộc sống thường ngày của người nông dânnụ cười thật, bàn tay thật, và những câu chuyện thật mỗi ngày. Những nụ cười chân thành giữa đồng ruộng, những trái cà chua Nova đỏ mọng còn vương sương sớm, những bó cần tây hữu cơ mập mạp… Tất cả được chị đưa lên mạng, đều đặn mỗi ngày như một phần cuộc sống, không tô vẽ, không gượng ép.

Và rồi từ những câu chuyện giản dị ấy, niềm tin dần được gieo trồng. Khách hàng theo dõi chị ngày này qua ngày khác. Có người chưa mua ngay, nhưng quan sát đủ lâu, đọc từng bài viết, xem từng hình ảnh rồi quyết định ủng hộ – không chỉ một lần. Có người theo dõi trang Facebook của chị từ những ngày đầu, mua rau một lần rồi quay lại lần hai, lần ba. Thậm chí, có khách hàng còn tự tạo nhóm riêng, rủ bạn bè đặt hàng, trở thành “đại sứ thương hiệu” không chính thức cho Thuận Thiên Farm. Vì với họ, đây không chỉ là mua thực phẩm – đó là mua niềm tin, sự tử tế, và cảm giác an tâm.

Thậm chí có người còn đề nghị hợp tác dài hạn, chủ động kết nối để đưa rau sạch của Thuận Thiên Farm đến nhiều người tiêu dùng hơn nữa. 

Giữa thời đại mà người tiêu dùng trở nên khắt khe và “đòi hỏi sự thật đằng sau mỗi sản phẩm”, chị Hà chọn cách xây dựng thương hiệu từ con người thật và giá trị thật. Chị không chỉ bán rau, bán nông sản – chị kể chuyện, truyền cảm hứng, và nuôi dưỡng niềm tin.“Niềm tin không tự dưng mà có, nó đến từ sự chăm chỉ và quyết tâm” – chị Hà chia sẻ khi nói về hành trình làm nông và làm thương hiệu. 

Đó là bài học quý giá cho những ai làm nông nghiệp hôm nay: hãy bắt đầu từ điều nhỏ nhất – một nụ cười, một bức ảnh thật, một câu chuyện đời thường – và làm nó đủ đều, đủ thật. Niềm tin sẽ đến như mùa thu hoạch – chậm rãi, nhưng chắc chắn.

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Khi công nghệ lên vùng cao và nấm sạch lên mạng

Có đơn rồi cô giáo ạ!” – câu nói vang lên trong niềm vui rạng rỡ, ánh mắt chị Lý Lở Mẩy ánh lên sự ngạc nhiên lẫn hạnh phúc khi lần đầu thấy ChatGPT viết bài quảng cáo bán hàng cho mình. Một người phụ nữ vùng cao, quanh năm gắn bó với nấm và đất, giờ đây lại có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo như một “trợ lý marketing” trong hành trình đưa nấm sạch lên mạng.

Hai vợ chồng chị Mẩy là thành viên của HTX nấm Bình Phú, nơi trồng và cung cấp các loại nấm sạch như nấm sò, nấm linh chi tươi và nhiều sản phẩm nấm khác. Trước kia, sản phẩm làm ra chủ yếu bán quanh bản, quanh xã, hoặc trông chờ thương lái. Nhưng từ khi được tham gia các lớp tập huấn chuyển đổi số, chị Mẩy bắt đầu học cách chụp ảnh sản phẩm, viết bài đăng Facebook – và đặc biệt, chị và chồng cùng nhau học cách sử dụng ChatGPT để hỗ trợ viết nội dung bán hàng.

Không quen gõ máy tính, nhưng bằng sự kiên trì và tinh thần học hỏi, chị đã biết mở điện thoại, nói chuyện với GPT để tạo bài viết giới thiệu sản phẩm theo đúng “gu” khách hàng thành thị. Những bài viết đầu tiên đầy mộc mạc, chân tình: “Nấm sò nhà em hôm nay vừa thu…”, “Nấm linh chi tươi có thể hãm trà, nấu nước uống rất mát gan…”. Và điều kỳ diệu là, sau vài bài đăng, những video giản dị về khu trồng nấm nhà chị, đơn hàng đầu tiên đã đến.

Sự đổi mới trong mô hình kinh doanh của chị Mẩy là việc biết cách tận dụng công nghệ hiện có, hiểu mình có gì, khách cần gì, và dùng công cụ số để rút ngắn khoảng cách giữa người trồng nấm ở Bình Phú và người tiêu dùng ở mọi nơi trên cả nước. 

Giờ đây, mỗi sáng, chị Mẩy không chỉ đi thăm trại nấm, mà còn kiểm tra tin nhắn Facebook, trả lời khách, chốt đơn. Chị cũng mạnh dạn quay những video ngắn về cách hái nấm, cách bảo quản nấm để đăng lên mạng, xây dựng hình ảnh HTX nấm Bình Phú như một thương hiệu gắn với sản phẩm sạch, chất lượng và thân thiện.Sự thay đổi ấy đến từ những điều tưởng như nhỏ nhất: một chiếc điện thoại có mạng, vài dòng gợi ý của AI, và niềm tin rằng mình có thể học và làm được. Câu chuyện của chị Mẩy là minh chứng cho điều đó – rằng chuyển đổi số không chỉ là việc của thành phố, mà nó đang lặng lẽ đi vào từng thôn bản từng trang trại nhỏ, như HTX Nấm Bình Phú.

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Đổi mới mô hình kinh doanh số từ những điều nhỏ nhất: Câu chuyện của chị Bình – chủ nhãn hiệu thịt sấy Bon Ben

Khởi đầu chỉ từ một ý tưởng giản dị và một chiếc điện thoại thông minh, câu chuyện của chị Bình – chủ thương hiệu thịt sấy Bon Ben –truyền cảm hứng cho nhiều chị em dân tộc thiểu số về những hướng đi mới từ những sản phẩm bình dị. 

Vốn đã quen với việc làm và bán thịt sấy qua các nền tảng online, chị Bình gần đây thử nghiệm một hướng đi mới: làm và bán bánh tày – một món bánh truyền thống, dân dã, đậm chất quê hương. Không quảng cáo rầm rộ, không chiến dịch marketing cầu kỳ, chị chỉ tận dụng livestream trên mạng xã hội và những lúc rảnh rỗi trong ngày để chia sẻ quá trình làm bánh, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến cách gói bánh tỉ mỉ và những lời thủ thỉ với bà con xóm giềng: tối nay con livestream các ông bà đặt bánh ủng hộ con nhé”

Mỗi buổi phát trực tiếp là một câu chuyện nhỏ: khi thì nói về cách chọn lá dong sao cho đẹp, khi thì chia sẻ bí quyết đồ nếp để bánh thơm dẻo. Không chỉ bán sản phẩm, chị Bình đang bán trải nghiệm, truyền cảm hứng và xây dựng niềm tin nơi khách hàng – một hình thức tiếp thị nội dung (content marketing) đậm chất cá nhâni.

Đặc biệt, chị không dừng lại ở livestream trên Facebook. Những video ngắn hướng dẫn cách gói bánh, được chị đưa lên YouTube một cách đều đặn. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, chị đã bán được hơn 70 chiếc bánh tày – một con số ấn tượng với một sản phẩm mới, thủ công, làm tại nhà.

Không cửa hàng, không nhân sự hỗ trợ, mô hình kinh doanh của chị Bình là minh họa tiêu biểu cho tinh thần khởi nghiệp sáng tạo thời chuyển đổi số: bắt đầu từ thứ nhỏ nhất, thử nghiệm linh hoạt, tiếp cận khách hàng bằng sự chân thành và tận dụng tối đa các công cụ sẵn có trên môi trường số.

Sự thành công ban đầu của bánh tày Bon Ben không chỉ là câu chuyện về doanh thu. Đó còn là hình ảnh của một người phụ nữ tự tin làm chủ công nghệ, dám thử cái mới, đổi mới mô hình kinh doanh ngay từ chính căn bếp nhà mình.

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

An26 – Gạch nối giữa cộng đồng và chuyển đổi số của chị Nguyệt Cua

Trên trang Facebook cá nhân, người ta thường thấy chị Nguyệt Cua – chủ nhãn hiệu An26 – không chỉ đăng bán sản phẩm như đỗ đen, tỏi, miến dong, thịt xông khói…, mà còn kể những câu chuyện rất đời, rất tình về bà con vùng caovăn hóa bản địa, và hành trình gìn giữ – phát triển giá trị địa phương bằng công nghệ số.

An26 không chỉ là một thương hiệu, đó là gạch nối – giữa người làm ra sản phẩm và người tiêu dùng, giữa bản sắc truyền thống và thế giới hiện đại, giữa người lớn tuổi muốn giữ gìn di sản và thế hệ trẻ đang khát khao khởi nghiệp bền vững.

Từ người thu mua - thành người kể chuyện

Chị Nguyệt Cua bắt đầu hành trình với vai trò là người thu mua nông sản cho bà con, giúp họ tiêu thụ những sản phẩm trồng được mà không phải “đánh đu” với thương lái thất thường. Rồi chị bán cây giống, hướng dẫn cách trồng phù hợp, hỗ trợ kỹ thuật, và quay trở lại thu mua đầu ra – tạo nên một chuỗi giá trị tròn trịa, khép kín.

Nhưng điều khác biệt nằm ở chỗ: chị không chỉ bán sản phẩm – chị kể câu chuyện đằng sau từng sản phẩm ấy. Và Facebook là công cụ mạnh mẽ mà chị tận dụng tối đa. Mỗi bài viết là một lát cắt của đời sống vùng cao – thật, mộc, và chạm đến trái tim.

Kết nối hai thế hệ – cùng làm nên chuỗi giá trị

Điều tuyệt vời là, những việc chị làm đã thu hút cả người già lẫn người trẻ đến gần hơn với An26:

Người lớn tuổi tìm đến chị không phải để bán hàng, mà để gửi gắm một cách gìn giữ văn hóa như bài hát, điệu múa, mẫu thêu.

Người trẻ thì nhìn thấy trong An26 những “chỗ trống” có thể điền vào: nuôi lợn giống mới để chất lượng thịt tốt hơn, làm đầu vào cho món thịt gác bếp nổi tiếng.. Họ không chỉ là cộng sự – mà trở thành một phần trong hành trình chung tay phát triển cộng đồng.

Chuyển đổi số – là đưa sản phẩm bản làng lên sàn thương mại

Không có website đắt tiền, không cần đội ngũ IT chuyên nghiệp, chị Nguyệt Cua vẫn đưa sản phẩm của mình và bà con lên các sàn thương mại điện tử, kết nối với khách hàng khắp nơi. Đỗ đen sạch, tỏi rừng, miến dong thủ công, thịt hun xông khói… – những đặc sản tưởng chỉ bán ở chợ phiên nay đã đến tận tay người mua ở Hà Nội, Sài Gòn, thậm chí là nước ngoài.

Việc bán được hàng không chỉ mang lại thu nhập cho chị, mà còn mở ra hướng sống mới cho cả cộng đồng – nơi nông sản không bị ép giá, văn hóa được kể lại bằng hình ảnh, video, câu chữ – và niềm tin được vun bồi qua từng đơn hàng.

An26 không chỉ bán nông sản – mà bán cả giá trị, văn hóa, niềm tin

Chị Nguyệt Cua không nhận mình là “doanh nhân công nghệ” hay “chuyên gia chuyển đổi số”. Nhưng cách chị làm – từ thu mua, kết nối, kể chuyện, sử dụng Facebook, đưa sản phẩm lên sàn… – đã biến chị thành một người làm chuyển đổi số thực thụ, bắt đầu từ cộng đồng, phục vụ cho cộng đồng.

An26 là cây cầu – bắc qua khoảng cách giữa hiện đại và truyền thống, giữa online và offline, giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa giữ gìn và phát triển.

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Trà Shan tuyết và con đường chuyển đổi số – Hành trình chờ đợi kết nối của người nông dân Tày

Anh Lương Văn Cầu – chủ doanh nghiệp Lương Gia Trà chọn cây trà shan tuyết không chỉ để kiếm sống mà còn coi đó là cách tiếp nối câu chuyện văn hóa Tày. Từng có một tuổi thơ vất vả, nhưng tình yêu với lá trà đã nhen nhóm trong anh từ ngày lặn lội giữa Yên Bái và Bắc Hà. Lang bạt nhiều nơi cuối cùng anh vẫn chọn nơi khởi nghiệp là đất chè. Mỗi lá trà đối với anh vừa là một sản phẩm nông sản, vừa là một phần của di sản, gắn liền với con người và mảnh đất nơi anh lớn lên. Khi có dự án IDAP, Lương Gia Trà đang đi những  bước đầu tiên trên con đường chuyển đổi số. 

Dự án IDAP sẽ không vội vã đưa anh Cầu vào guồng quay công nghệ phức tạp vì một ngày của người đàn ông này vừa sản xuất, vừa bán hàng. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào điều cốt lõi: nuôi dưỡng tư duy mới về giá trị thực sự anh đang nắm trong tay. Búp trà shan tuyết từ Bản Liền không đơn thuần là sản phẩm thương mại. Đó là cuốn sách mở về văn hóa Tày, đang chờ được kể lại trong ngôn ngữ của thời đại internet. Do đó, bước đầu tiên trên hành trình là xây dựng một câu chuyện số cho thương hiệu. Mỗi gói trà shan tuyết từ Bản Liền có thể mang theo mã QR, đưa người tiêu dùng đến câu chuyện về người Tày, về rừng già, về những buổi sáng sương mù và những buổi chiều thưởng trà thanh tịnh. Anh đang phát triển những sản phẩm trả mới, giá trị gia tăng cao. Điều chúng tôi khuyến khích anh làm là hãy quay lại video, chụp ảnh lại những sản phẩm lại để số hóa quy trình sản xuất, tạo niềm tin cho khách hàng. 

Nhận thức được những eo hẹp về thời gian của mình, anh cũng là một trong những người tiên phong thử nghiệm mô hình hợp tác với nhà trường tại Lào Cai để gia tăng nhân sự phục vụ chuyển đổi số. Với anh Cầu, chuyển đổi số sẽ không chỉ là việc học sử dụng công cụ kỹ thuật. Đó còn là cuộc chuyển mình từ “người bán trà” thành “người kể chuyện văn hóa Tày”, kể chuyện người yêu mảnh đất con người Bắc Hà. 

IDAP sẽ hướng dẫn anh sử dụng trí tuệ AI để kể câu chuyện của mình theo cách chạm đến trái tim người nghe trong thời đại số. Qua hành trình này, khách hàng không chỉ mua trà, họ mang về nhà một phần văn hóa Tày, một khoảnh khắc yên bình từ núi rừng Tây Bắc, và một mối liên kết có ý nghĩa với người làm ra sản phẩm họ yêu thích. Và từ Lương Gia trà, có thể một mô hình mới bắt đầu về sự liên kết trong chuyển đổi số giữa doanh nghiệp, nhà trường và cộng đồng với các giá  trị bền vững.

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)