GREAT

Kinh doanh online - Đừng để "dính" bẫy pháp lý!

Tối ngày 24/3 , buổi học với chủ đề “KINH DOANH ONLINE – ĐỪNG ĐỂ ‘DÍNH’ PHÁP LÝ!” đã diễn ra thành công, thu hút gần sự quan tâm của hơn 70 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại Lào Cai & Sơn La. Buổi học mang đến những kiến thức quan trọng về nghĩa vụ thuế, quản lý hóa đơn chứng từ, cũng như cách hạch toán doanh thu – chi phí khi kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, TikTok.

Buổi học với sự dẫn dắt của PGS.TS. Lý Phương Duyên – Phó trưởng Bộ môn Thuế, Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính. PGS.TS. Lý Phương Duyên đã có hơn 31 năm kinh nghiệm trong ngành thuế, trong đó với hơn 20 năm giảng dạy các nội dung liên quan đến thuế.

Trong buổi học, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã được học và hiểu rõ các nội dung như:

1. Nghĩa vụ thuế mà các doanh nghiệp cần đóng những loại thuế nào?

  • Thuế GTGT: Áp dụng cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận.
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Áp dụng cho hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
  • Thuế môn bài: Mức đóng phụ thuộc vào quy mô kinh doanh.

2. Nộp thuế như thế nào?

  • Kê khai theo tháng hoặc quý tùy theo mô hình kinh doanh.
  • Nộp trực tiếp qua cổng thuế điện tử (https://thuedientu.gdt.gov.vn/) và hiểu rõ những khoản thuế mà mình phải đóng.

3. Gặp ai để đóng thuế?

  • Cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Đội thuế thuộc cục thuế tỉnh/thành phố.
  • Hiện nay, bộ máy quản lý thuế đã thay đổi với 20 Chi cục Thuế vùng thay vì 63 cục thuế như trước.
  • Cũng trong buổi học, PGS. TS. Lý Phương Duyên cũng hướng dẫn kê khai thuế đúng hạn, tránh bị xử phạt do kê khai sai hoặc chậm nộp đồng thời chỉ ra những lỗi vi phạm mà các doanh nghiệp thường mắc phải:
  • Nộp chậm tờ khai thuế (Phạt từ 2 – 25 triệu đồng tùy thời gian chậm).
  • Nộp chậm tiền thuế (0,03%/ngày trên số thuế chậm nộp).
  • Sử dụng hóa đơn sai quy định (Phạt từ 4 – 50 triệu đồng).
  • Không đăng ký thuế hoặc đăng ký muộn (Phạt từ 2 – 10 triệu đồng).

Một số cập nhật về luật thuế mới nhất dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong buổi học:

Từ ngày 06/02/2025, mã số thuế cá nhân sẽ trùng với mã số căn cước công dân, giúp quản lý thuế dễ dàng hơn.

Từ 01/03/2025, hệ thống quản lý thuế sẽ chuyển đổi:

  • Tổng cục Thuế → Cục Thuế.
  • 63 Cục Thuế → 20 Chi cục Thuế vùng.
  • Chi cục Thuế cấp huyện → Đội Thuế.

Những nội dung cần nắm vững sau buổi học: 

  • Kinh doanh online vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ thuế.
  • Nắm rõ quy trình kê khai, nộp thuế để tránh bị phạt.
  • Cập nhật chính sách thuế mới để không bị bất ngờ với thay đổi pháp luật.
  • Sử dụng công cụ kê khai điện tử để tối ưu quy trình và tiết kiệm thời gian.

Buổi học đã giúp các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ hơn về thuế và tránh rủi ro pháp lý. Nếu bạn chưa tham gia, đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật kiến thức trong các buổi học tiếp theo!

----------------------------------
VỀ DỰ ÁN IDAP
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.
Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.
----------------------------------
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
 Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup
 Website: https://www.kisstartup.com/
 Email: hello@kisstartup.com
 Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Design Thinking: Cầu Nối Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục

Dự án IDAP vừa tổ chức thành công workshop Design Thinking trong học tập và giảng dạy. Đây là workshop nằm trong hoạt động chuyển giao tài liệu, đào tạo nhân lực số cho nhóm trường đại học, cao đẳng nhằm giúp các thầy cô thiết kế các chương trình đào tạo nhân lực số hoặc lồng ghép chuyển đổi số và chương trình giảng dạy hiện có. Sự kiện diễn ra với những chia sẻ cởi mở giữa những con người mong muốn tìm kiếm giải pháp sáng tạo cho nền giáo dục hiện đại. Người tham gia không chỉ được giới thiệu khái niệm mà còn được trải nghiệm thực tế – từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn.

Năm bước của Design Thinking được trình bày một cách có hệ thống: thấu cảm, xác định vấn đề, tạo ý tưởng sáng tạo, dựng mẫu thử và thực hiện hóa. Điều đáng chú ý là những nguyên tắc này được kết nối trực tiếp với quá trình chuyển đổi số. Khi thấu hiểu người dùng trở thành điểm xuất phát, công nghệ không còn là mục đích mà trở thành công cụ phục vụ nhu cầu.

Ngoài ra, hoạt động “đổi vai” giữa giảng viên và sinh viên đã tạo ra những phát hiện bất ngờ. Khi đứng ở vị trí của nhau, cả hai nhóm đều nhận ra những khó khăn và cơ hội mà đối phương đang trải qua. Giảng viên hiểu rõ hơn về nhu cầu tương tác và trải nghiệm thực tế của sinh viên. Sinh viên lại thấu hiểu thách thức trong việc thiết kế bài giảng vừa chuyên sâu vừa hấp dẫn của thầy cô. Đây chính là minh chứng cho nguyên tắc cốt lõi của chuyển đổi số: đặt con người vào trung tâm của mọi giải pháp.

Các giải pháp được đề xuất từ trò chơi tương tác đến hoạt động sáng tạo đều phản ánh tinh thần “lấy người dùng làm trung tâm” – nguyên tắc nền tảng của cả Design Thinking và chuyển đổi số thành công. Quan trọng hơn, các giải pháp này không đơn thuần là ý tưởng lý thuyết mà đã được thử nghiệm ngay tại workshop, tạo nên những phản hồi tích cực và có thể triển khai ngay trong thực tế giảng dạy.

Phần hướng dẫn ứng dụng AI trong thiết kế bài giảng đã chuyển đổi cách nhìn về công nghệ của nhiều người tham gia. Thay vì xem AI là thách thức hay mối đe dọa, workshop đã giúp họ nhận ra rằng đây là công cụ hỗ trợ đắc lực có thể giúp giảng viên tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả giảng dạy. Chuyển đổi số không phải là việc thay thế con người bằng công nghệ, mà là trao quyền cho con người thông qua công nghệ.

Thành quả đáng ghi nhận nhất của workshop là việc hình thành nhóm nghiên cứu về Design Thinking và chuyển đổi số trong giáo dục. Đây không chỉ là kết quả đơn lẻ mà là khởi đầu cho một cộng đồng học thuật, nơi những ý tưởng được tiếp tục phát triển và lan tỏa. Nhóm nghiên cứu này sẽ đóng vai trò “nhân tố thay đổi” – những người tiên phong ứng dụng và lan truyền tinh thần đổi mới trong môi trường giáo dục.

Thông qua Design Thinking, dự án IDAP đã tạo ra một cách tiếp cận có phương pháp, logic và bền vững cho quá trình giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên. Khi mỗi giảng viên, sinh viên trở về với vai trò của mình, họ không chỉ mang theo kiến thức về một phương pháp mới mà còn là tư duy mới về vai trò của công nghệ trong giáo dục hiện đại – công nghệ chỉ thực sự có giá trị khi nó phục vụ và nâng cao trải nghiệm của con người.

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Bàn Tay Mẹ Chạm Công Nghệ: Hành Trình Đổi Mới Của Phụ Nữ Vùng Cao

Ngày 3/3/2024, sự kiện Bàn Tay Mẹ – Chạm Công Nghệ đã diễn ra trực tuyến, thu hút sự tham gia của đông đảo phụ nữ dân tộc thiểu số mong muốn học hỏi và áp dụng công nghệ vào kinh doanh. Chương trình là một phần của dự án “Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm tại Lào Cai và Sơn La”, do GREAT tài trợ và KisStartup triển khai, với sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ hai tỉnh.

Chia sẻ tại chương trình, chị Phạm Thị Phương Mai – chủ kênh và thương hiệu Mai Tây Bắc, và anh Nguyễn Văn Đức – chủ thương hiệu Gà 9 Cựa Phú Thọ – Đặc sản tiến Vua, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ qua những câu chuyện thực tế về hành trình khởi nghiệp trên nền tảng số

Phụ Nữ – Khi Chạm Tay Vào Công Nghệ

Chị Nguyễn Đặng Tuấn Minh (CEO tại KisStartup, đồng thời trưởng tiểu dự án IDAP – Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại tỉnh Lào Cai và tỉnh Sơn La ) mở đầu sự kiện bằng lời khẳng định:
“Khi đầu tư vào phụ nữ, họ sẽ tìm cách đầu tư cho con cái và cộng đồng.”

Sự kiện nhấn mạnh vào việc tận dụng công nghệ để mở rộng cơ hội kinh doanh, đặc biệt là cho những người phụ nữ ở vùng cao.

Câu Chuyện Thành Công: Từ Bản Làng Đến Thị Trường Online

Mai Tây Bắc – Biến Nông Sản Thành Thương Hiệu

Chị Mai Tây Bắc chia sẻ về lý do lựa chọn kinh doanh nông sản đặc sản Tây Bắc như mật ong rừng, thịt trâu gác bếp, chẩm chéo, và cách xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua mạng xã hội.

Bài học: “Không phải ngày một ngày hai mà thành công. Ban đầu, mỗi ngày tôi đều làm một video, dù chỉ có 1-2 lượt xem. Nhưng sự kiên trì đã giúp tôi xây dựng niềm tin với khách hàng.”
Chiến lược: Lồng ghép câu chuyện đời sống và các mẹo vặt vùng cao để tạo nội dung hấp dẫn mà không làm khách hàng cảm thấy bị “quảng cáo quá lố”.
Thành công: Ví dụ sau viideo nhổ lông vịt bằng sáp ong rừng đạt 16 triệu lượt xem, giúp tăng mạnh doanh số bán mật ong. Chị Mai chia sẻ: “Cũng không thể nhớ rằng mọi người đã đặt bao nhiêu đơn hàng, em chỉ biết là sau đó việc bán mật ong rừng cũng không còn khó khăn như trước nữa. Mọi người cũng tin tưởng rằng mình có nhiều sáp ong như vậy thì cũng không mất nhiều công sức để chứng minh rằng mật ong của mình là mật ong thật.”

Gà Chín Cựa – Hành Trình Tìm Lại Giống Gà Huyền Thoại

Anh Nguyễn Văn Đức lại có cách tiếp cận khác: Tận dụng câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh để làm thương hiệu.

Lý do chọn sản phẩm: Thay vì làm nông nghiệp thông thường, anh chọn gà chín cựa vì nó hiếm, có câu chuyện, và khác biệt hoàn toàn trên thị trường.
Thách thức lớn nhất:
 Vận chuyển gà sống từ Phú Thọ vào tận các tỉnh miền Tây là một vấn đề đau đầu. Không có đơn vị vận chuyển nhận hàng, anh phải tự tạo ra hệ thống vận chuyển riêng, mất 3 năm để hoàn thiện. Bài học: “Bất cứ điều gì cũng có thể giải quyết được, miễn là bạn tìm cách đi từng bước một. Tôi đã biến điểm yếu (giao tiếp chưa trôi chảy) thành điểm mạnh – sự chân thật và gần gũi khiến khách hàng tin tưởng hơn.”

Những Bài Học Đắt Giá

Kiên trì là chìa khóa: Mai Tây Bắc mất 1 năm làm video mỗi ngày trước khi có sự đột phá. Đức dành 3 năm để tối ưu hệ thống vận chuyển.
Tận dụng thế mạnh cá nhân
: Nếu bạn sống ở vùng nông thôn, đừng cố bán sản phẩm xa lạ. Hãy tập trung vào đặc sản quê hương và biến nó thành lợi thế.
Quảng cáo mà không quảng cáo: Thay vì liên tục kêu gọi mua hàng, hãy kể những câu chuyện thú vị và lồng ghép sản phẩm một cách tự nhiên.
Dám thất bại để học hỏi: Cả hai diễn giả đều từng thua lỗ khi chưa tối ưu được hệ thống bán hàng. Nhưng thay vì bỏ cuộc, họ rút kinh nghiệm và điều chỉnh chiến lược.
Công nghệ là cầu nối: Chỉ cần một chiếc điện thoại, bạn có thể xây dựng thương hiệu của riêng mình, tiếp cận hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc.

Sự kiện “Bàn Tay Mẹ – Chạm Công Nghệ” không chỉ giúp phụ nữ vùng cao hiểu về công nghệ mà còn mang đến cảm hứng mạnh mẽ để họ tin rằng mình có thể làm được.

Công nghệ không còn xa lạ. Chỉ cần một chút kiên trì, tư duy đúng đắn và sự sáng tạo, bất kỳ ai cũng có thể thay đổi cuộc sống của mình. Bạn đã sẵn sàng chạm tay vào công nghệ và viết nên câu chuyện kinh doanh của riêng mình chưa?

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Nâng cấp độ của chuyển đổi số bằng hệ thống phần mềm _Điểm gặp gỡ tại IFARM

Tiếp nối hành trình tìm hiểu làng nghề dệt Đũi Nam Cao, dự án IDAP đã tổ chức chuyến tham quan đến trang trại thông minh IFarm, nơi mô hình cho thuê đất trồng rau ứng dụng công nghệ cao đang được triển khai hiệu quả. Đây không chỉ là cơ hội học hỏi về nông nghiệp thông minh mà còn là điểm kết nối giữa doanh nghiệp địa phương với các đơn vị cung cấp giải pháp số. Chị Bảo Trâm chia sẻ không chỉ những khó khăn trong bước đầu khởi nghiệp mà còn khẳng định nỗ lực chuyển đổi số ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian công sức. Tự đầu tư vào hệ thống quản lý hơn 500 khách hàng lẻ, theo dõi nhu cầu của từng khách hàng, và hệ thống Pancake để giúp sales bán hàng hiệu quả, chị Trâm khẳng định, việc tư duy chuyển đổi số làm gia tăng hiệu quả cho mô hình kinh doanh độc đáo này. 

Điểm nổi bật của chuyến đi là buổi gặp gỡ trực tiếp với các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ tham gia dự án. EzCloud đã giới thiệu nền tảng quản lý và bán phòng thông minh dành cho doanh nghiệp du lịch địa phương. Trong bối cảnh du lịch Lào Cai, Sơn La đang phát triển, giải pháp này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các chủ homestay và khách sạn nhỏ - những người đang tìm kiếm cách tối ưu hóa vận hành mà không cần đầu tư quá lớn vào công nghệ.
EGAP thì mang đến câu chuyện về truy xuất nguồn gốc và quản lý đầu vào - vấn đề mà nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản đang phải đối mặt. Qua buổi chia sẻ, các doanh nghiệp địa phương đã hiểu rõ hơn cách công nghệ có thể giúp họ xây dựng niềm tin với người tiêu dùng thông qua minh bạch thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng khi các sản phẩm OCOP của hai tỉnh đang cần một câu chuyện rõ ràng để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
ACMan đã đi sâu vào vấn đề quản lý tài chính - điểm yếu của nhiều doanh nghiệp nhỏ. Thay vì những thuật ngữ kỹ thuật phức tạp, đại diện ACMan đã sử dụng những ví dụ cụ thể từ thực tế doanh nghiệp địa phương để minh họa cách nền tảng này có thể đơn giản hóa công việc kế toán, giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính.
Ngoài ra, buổi tham quan còn có sự tham gia đặc biệt của một nhà cung cấp dịch vụ địa phương. Bạn Mùa A Hủa - một sinh viên cung cấp dịch vụ chụp ảnh, đã tạo nên cầu nối đặc biệt giữa kỹ năng của người trẻ và nhu cầu của doanh nghiệp. Qua những bức ảnh thử nghiệm tại chỗ, các doanh nghiệp nhận ra rằng hình ảnh chuyên nghiệp không còn là đặc quyền của các thương hiệu lớn - mà giờ đây đã trở nên vừa tầm với và thiết thực.
Giá trị lớn nhất từ buổi gặp gỡ là sự hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu của các bên để đưa doanh nghiệp sang một cấp độ mới trong chuyển đổi số. Nếu ở giai đoạn 1, chúng tôi nhấn mạnh việc số hóa sản phẩm dịch vụ, đổi mới kinh doanh số thì giai đoạn 2 sẽ là bước chuyển quan trọng từ đổi mới kinh doanh số sang chuyển đổi số một phần. . Các đơn vị cung cấp dịch vụ đã nhận ra rằng giải pháp của họ cần được "địa phương hóa" để phù hợp với đặc thù kinh doanh tại Lào Cai, Sơn La. Trong khi đó, doanh nghiệp địa phương đã thấy rõ hơn con đường chuyển đổi số không còn xa vời mà đã trở nên cụ thể và khả thi.


Kết thúc chuyến đi, các doanh nghiệp được đến thăm khu công nghệ cao Nông trại thông minh Việt Nam - Hàn Quốc. Các doanh nghiệp hiểu được cách chuyển đổi số được ứng dụng trong canh tác, thu hoạch và gia tăng giá trị cho nông sản. Chuyển đổi số giúp giảm sức người sức của đồng thời giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm sạch mà thị trường sẵn sàng trả giá cao. Được chứng kiến những công nghệ cao này, các doanh nghiệp hào hứng với những giá trị của dữ liệu. 
Chuyến tham quan IFarm đã khép lại, nhưng những kết nối mới chỉ bắt đầu. Các bên đã lên kế hoạch cho những buổi làm việc chuyên sâu, nơi công nghệ và nhu cầu thực tiễn sẽ tiếp tục gặp gỡ để tạo nên những giải pháp có ý nghĩa thực sự cho hành trình chuyển đổi số tại địa phương.

----------------------------------

VỀ DỰ ÁN IDAP

IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh tỉnh Lào Cai và Sơn La là dự án được tài trợ bởi GREAT (Dự án Thúc đẩy Bình đẳng Giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch) do công ty Cổ phần KisStartup là đối tác thực hiện chính trong thời gian từ 2024 đến 2027.

Tiền thân của dự án IDAP là chương trình Tăng tốc kinh doanh số (DAP) dành cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cá thể. Kết thúc chương trình: 100% thay đổi mô hình kinh doanh; 100% gia tăng doanh thu HƠN 7,2 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH TRỰC TUYẾN trong 05 khóa với 10 tuần làm việc, ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình.

----------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Fanpage: https://www.facebook.com/kisstartup

Website: https://www.kisstartup.com/

Email: hello@kisstartup.com

Liên hệ:(+84) 0392161403 (Mr. Hieu)

Khi nào nên đầu tư vào “vàng số”?

Dữ liệu là tài sản của doanh nghiệp. Câu trả lời là nên đầu tư ngay từ đầu.

Hợp tác xã miến dong Hưng Hiền, Lào Cai đã bắt đầu quá trình số hóa không chỉ cho riêng sản phẩm của mình mà cho cả nhiều sản phẩm của người dân trong bản.
Hợp tác xã miến dong Hưng Hiền, Lào Cai đã bắt đầu quá trình số hóa không chỉ cho riêng sản phẩm của mình mà cho cả nhiều sản phẩm của người dân trong bản.

Câu chuyện từ một buổi gặp gỡ nhà đầu tư

“Doanh thu của anh chị năm vừa rồi là bao nhiêu?”

“Tỷ trọng doanh thu của từng sản phẩm thế nào?”

“Anh chị có thể cho chúng tôi xem cách doanh nghiệp ghi chép và quản lý dữ liệu không?”

Những câu hỏi cơ bản này là điều bất kỳ nhà đầu tư, ngân hàng hay đối tác nào cũng đặt ra khi đánh giá tiềm năng của một doanh nghiệp. Hầu hết các phản hồi là những cái lắc đầu không biết. Một số ít khác thì bắt đầu lục lại giấy tờ, phần mềm kế toán mà không chắc dữ liệu có cập nhật không hoặc gọi kế toán vì bản thân họ không nắm rõ các con số.

Nếu những câu hỏi về doanh thu đã khiến họ lúng túng, thì những chất vấn về tệp khách hàng càng làm khó họ. Phần lớn các chủ doanh nghiệp đều không nắm được mình có bao nhiêu khách hàng, mà nếu biết là bao nhiêu thì cũng không thống kê, lưu trữ, theo dõi cụ thể, thường xuyên. Có người phẩy tay: “Khách quen thôi mà!”. Họ tin rằng, chỉ cần trí nhớ của mình là đủ ,“Dữ liệu lưu trong máy tính cá nhân nhưng chủ yếu tôi nhớ ai hay mua”.

Đa phần những người chủ doanh nghiệp nghĩ rằng, quan tâm, thu thập và quản lý dữ liệu kinh doanh là việc chỉ cần thiết khi “có kinh phí”. Điều này đẩy họ vào vòng luẩn quẩn con gà - quả trứng bởi chính việc thiếu dữ liệu lại cản trở họ tăng trưởng và thu hút vốn đầu tư.

Nếu không có dữ liệu minh bạch về doanh thu, khách hàng, dòng tiền, họ không thể tiếp cận vốn từ ngân hàng, quỹ đầu tư, hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Khi không có vốn, họ lại càng trì hoãn việc đầu tư vào dữ liệu và chuyển đổi số. Đây chính là vòng lặp khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ mãi giậm chân tại chỗ, không thể phát triển bền vững.

Dữ liệu và chuyển đổi số: Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy

Chuyển đổi số không phải là một bước nhảy vọt ngay lập tức mà là một quá trình trải qua ba giai đoạn chính:

1. Số hóa (Digitization) – Chuyển đổi dữ liệu từ dạng giấy tờ sang dữ liệu số, tạo cơ sở hạ tầng dữ liệu đầu tiên.

2. Đổi mới mô hình kinh doanh số (Digital Business Model Innovation) – Tận dụng dữ liệu để tối ưu hóa từng bước quy trình vận hành, chăm sóc khách hàng, kinh doanh và gia tăng giá trị cho khách hàng.

3. Chuyển đổi số toàn diện (Digital Transformation) – Xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu, ứng dụng AI, Big Data để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, công nghệ số trở thành trụ cột của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp bỏ qua bước đầu tiên – số hóa dữ liệu, họ sẽ không thể bước sang giai đoạn tiếp theo. Nói cách khác, nếu ngay từ đầu doanh nghiệp không thu thập, tổ chức và quản lý dữ liệu, thì chuyển đổi số chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, các công ty thành công trong chuyển đổi số đều bắt đầu từ việc quản lý dữ liệu hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu.

Các tập đoàn lớn đã xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung từ rất sớm, giúp họ dễ dàng triển khai các công nghệ như AI, Machine Learning để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Nhưng kể cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể bắt đầu từ những bước đơn giản như (1) Sử dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM) thay vì ghi chép thủ công. (2) Xây dựng hệ thống báo cáo doanh thu tự động thay vì dựa vào kế toán tổng hợp thủ công. (3) Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng số (Google Drive, ERP) để đảm bảo tính an toàn và đồng bộ.

Nếu không coi dữ liệu là tài sản chiến lược thì sao?

Khi không có dữ liệu chính xác về doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, xu hướng khách hàng, doanh nghiệp sẽ không chỉ khó tiếp cận vốn vì không có báo cáo tài chính minh bạch, không chứng minh được hiệu quả kinh doanh mà kể cả trong những quyết định kinh doanh thường ngày cũng dễ mắc sai lầm, đầu tư sai hướng, không thể tối ưu chi phí hoạt động và dễ bị đối thủ - đặc biệt là những nơi biết cách tận dụng dữ liệu để cải thiện dịch vụ và quảng bá, đánh bại.

Ví dụ, một Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái có thể tin rằng sản phẩm bán chạy nhất của họ là trái cây tươi hái tại vườn, vì thoạt nhìn, hầu như khách hàng nào đến tham quan cũng mua về. Tuy nhiên, nếu không có dữ liệu cụ thể về doanh thu của từng sản phẩm, họ có thể không nhận ra rằng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao nhất thực chất lại là các sản phẩm chế biến sẵn như mứt, nước ép hoặc mật ong, vì khách du lịch thường mua với số lượng lớn để làm quà tặng. Nếu HTX tiếp tục chỉ tập trung vào bán trái cây tươi mà không kiểm tra dữ liệu, họ có thể bỏ lỡ cơ hội mở rộng sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn, hoặc đầu tư không hợp lý dẫn đến lượng trái cây dư thừa, bị hư hỏng gây lãng phí.

Tương tự, HTX có thể nghĩ rằng khách hàng quay lại chủ yếu vì trải nghiệm tham quan vườn và thưởng thức trái cây tại chỗ. Nhưng nếu họ không có dữ liệu về lịch sử đặt tour, mức chi tiêu trung bình, phản hồi khách hàng hoặc thói quen chi tiêu, họ sẽ không biết yếu tố thực sự khiến khách quay lại là gì – có thể không gian nghỉ dưỡng, sự hiếu khách của hướng dẫn viên, hoặc combo dịch vụ bao gồm cả trải nghiệm hái trái cây, ăn trưa và tham gia workshop làm mứt. Nếu HTX chỉ tập trung vào trải nghiệm hái trái cây mà bỏ qua các yếu tố khác, họ có thể không tận dụng tối đa nguồn doanh thu từ các dịch vụ bổ trợ hoặc không biết cách điều chỉnh mô hình kinh doanh theo nhu cầu thực tế của khách hàng.

Trên thực tế, nhiều HTX du lịch nông nghiệp không thu thập dữ liệu về khách hàng, không có hệ thống đặt tour hay quản lý thông tin khách hàng bài bản, khiến họ không thể cá nhân hóa trải nghiệm hoặc triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả. Điều này dẫn đến việc mất dần khách hàng trung thành, khó mở rộng thị trường và bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác với các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch lớn.

Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy dữ liệu không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành tốt hơn, mà còn quyết định đến khả năng tối ưu mô hình kinh doanh và phát triển bền vững. Dữ liệu nên được coi chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà nên là nền tảng cốt lõi giúp doanh nghiệp bước vào chuyển đổi số. Thay vì chờ “khi nào có tiền mới đầu tư”, doanh nghiệp cần tư duy tận dụng dữ liệu ngay từ đầu để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Kỳ sau: Nghịch lý trong sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam

Bài đăng KH&PT số 1334 (số 10/2025)

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Phạm Thị Mai

Nhân lực số: Thị trường thiếu gì?

Nhà nước và các tổ chức xã hội cần những cách can thiệp thông minh để khuyến khích kết nối các doanh nghiệp nhỏ và sinh viên địa phương trong hành trình chuyển đổi số.

Ngày hội chuyển đổi số tổ chức tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai do dự án IDAP tổ chức.  IDAP là dự án nhằm mục tiêu t ăng cường hệ sinh thái chyển đổi số bao trùm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào Cai và Sơn La.

Ngày hội chuyển đổi số tổ chức tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai do dự án IDAP tổ chức. IDAP là dự án nhằm mục tiêu tăng cường hệ sinh thái chyển đổi số bao trùm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào Cai và Sơn La.

Ở kỳ trước, chúng tôi đã kể chuyện về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch ở Lào Cai và Sơn La gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực cho những bước chuyển đổi số đầu tiên – những người có thể quay video sản phẩm, viết nội dung giới thiệu sản phẩm,…để phục vụ cho các kênh quảng bá trực tuyến.

Đúng là những nhân lực đã hoàn thiện những kĩ năng nói trên không có sẵn tại các địa phương, đặc biệt là những nơi có điều kiện và nguồn lực kinh tế hạn chế. Tuy vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đòi hỏi các kĩ năng chuyển đổi số này ở mức “cao siêu” mà chỉ cần ở mức độ cơ bản và họ vẫn có thể tận dụng các sinh viên tốt nghiệp tại địa phương. Là những người trẻ và nhạy bén với cái mới, các sinh viên có thể nhanh chóng học hỏi, thấu hiểu khách hàng, đồng hành với doanh nghiệp trong những bước đầu tiên kinh doanh trên các nền tảng số.

Điều đáng tiếc là mối liên kết giữa các cơ sở giáo dục và thị trường lao động địa phương vẫn còn lỏng lẻo.

Một nền tảng để sinh viên và doanh nghiệp tìm đến nhau

Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện công nghệ mà còn là câu chuyện về con người, nơi những nỗ lực bền bỉ và sự tận tâm có thể tạo ra những thay đổi sâu sắc. Tại Lào Cai và Sơn La, hai tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sự thiếu hụt nhân lực số không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn gắn liền với những giấc mơ dang dở của các sinh viên vùng cao.

Tại Sơn La, thầy Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên Đại học Tây Bắc vẫn thường trăn trở khi chứng kiến các bạn trẻ vùng cao phải tạm dừng việc học vì áp lực tài chính: “Có thu nhập thêm, có chi phí hỗ trợ các em sẽ không cần bỏ học đi làm nữa.”

Cách đó hơn 200 km, tại Lào Cai, thầy Phạm Xuân Công tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên cũng mang trong mình những trăn trở tương tự. Thầy nhận ra rằng, sinh viên của mình – những người trẻ đầy nhiệt huyết – thường bị giới hạn bởi những khó khăn thực tế. Họ không thiếu ý chí hay khả năng, nhưng lại thiếu cơ hội phù hợp để phát triển kỹ năng và hỗ trợ bản thân trong quá trình học tập.

Hai người thầy đã cùng lên ý tưởng xây dựng sàn tuyển dụng nhân lực trực tuyến kết nối sinh viên với doanh nghiệp địa phương. Đây không chỉ là nơi để sinh viên tìm việc làm phù hợp với lịch học mà còn là giải pháp giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), và hộ kinh doanh nhỏ tại Lào Cai và Sơn La tiếp cận nguồn nhân lực trẻ có tiềm năng.

Để xây dựng những sàn tuyển dụng này, hai người thầy đã không ngần ngại bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhất. Tại những vùng mà khái niệm tuyển dụng trực tuyến còn rất mới mẻ, các thầy đã tự mình phỏng vấn từng doanh nghiệp để thu thập thông tin tuyển dụng. Nhờ vậy, những doanh nghiệp nhỏ, HTX, và hộ kinh doanh thường chưa quen với việc đăng tin tìm kiếm nhân sự dần hiểu được giá trị của việc tham gia vào nền tảng số này.

Sàn tuyển dụng này đang mở ra một hướng đi mới: công nghệ và giáo dục có thể hợp tác để mang lại cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, kể cả những bạn trẻ ở vùng cao. Những bước đi nhỏ nhưng vững chắc này không chỉ giữ lại những giấc mơ dang dở của các bạn sinh viên mà còn đặt nền móng cho một hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm, nơi mà mọi thành phần, từ sinh viên, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đến cộng đồng địa phương, đều có thể cùng nhau phát triển.

Những thách thức phía trước

Tuy nhiên, sản phẩm của hai người thầy Nguyễn Tiến Dũng và Phạm Xuân Công vẫn còn một chặng đường dài mới hoàn thiện. Hơn nữa, sàn tuyển dụng này hiện nay hoàn toàn không có bất cứ hỗ trợ nào ngoài từ nguồn lực cá nhân của hai người sáng lập. Kể cả khi nó ra mắt thành công, việc duy trì bền vững một hệ thống như vậy cũng là một thách thức lớn khi nguồn lực của “khách hàng” – đối tượng mà nó phục vụ, đều hạn chế.

Dưới đây là một số thách thức mà để giải quyết, có thể sẽ cần những chính sách can thiệp thông minh từ phía chính quyền và các tổ chức xã hội:

Sự thiếu ổn định giữa cung và cầu

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại địa phương vẫn thường xuyên thay đổi nhu cầu nhân sự theo mùa vụ, trong khi sinh viên hoặc người lao động trẻ lại tìm kiếm công việc ổn định, lâu dài hơn. Điều này dẫn đến tình trạng không đồng bộ trong kỳ vọng, khiến cho các nỗ lực kết nối khó đạt hiệu quả tối ưu.

Khả năng duy trì sự tham gia của các bên liên quan

Một trong những thách thức lớn nhất là làm thế nào để duy trì sự tham gia tích cực của các bên liên quan, đặc biệt là sinh viên và doanh nghiệp địa phương. Trong khi sinh viên cần được hỗ trợ liên tục để phát triển kỹ năng, doanh nghiệp nhiều khi lại chưa nhận thấy giá trị rõ ràng từ việc tham gia nền tảng số. Nếu thiếu các cơ chế hỗ trợ hoặc động lực dài hạn, nguy cơ mất đi sự gắn bó của các bên là rất lớn.

Thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng công nghệ

Cả phía doanh nghiệp và sinh viên đều cần thời gian mới có thể tin tưởng và ứng dụng công nghệ. Nhiều doanh nghiệp nhỏ tại Lào Cai và Sơn La vẫn e dè với các công cụ số hóa, trong đó, việc tìm nhân sự trên các sàn tuyển dụng là một điều xa lạ. Sinh viên có thể tiếp nhận công nghệ mới nhanh hơn, nhưng vẫn cần thời gian vì hạ tầng công nghệ tại địa phương còn nhiều hạn chế.

Nguồn lực hạn chế trong việc mở rộng và duy trì sáng kiến

Các sáng kiến hiện tại đang phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ dự án hoặc các cá nhân tâm huyết. Tuy nhiên, để duy trì lâu dài, cần có nguồn lực tài chính ổn định, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, và các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Việc thiếu ngân sách và nhân lực chuyên trách có thể khiến các sáng kiến này gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoặc duy trì hoạt động.

Thiếu chính sách hỗ trợ đồng bộ

Hiện tại, các sáng kiến đang hoạt động dựa trên sự hỗ trợ mang tính riêng lẻ từ các cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững, cần có sự hỗ trợ đồng bộ từ chính quyền, bao gồm các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số, đầu tư hạ tầng công nghệ, và hỗ trợ tài chính cho các bên liên quan.
 

Tác giả: 
Lưu Trọng Hiếu - Nguyễn Viết Dũng

Những dấu ấn tại Ngày hội Chuyển đổi số tại Sơn La

Ngày hội chuyển đổi số tại Sơn La vừa khép lại với những kết quả thực sự ấn tượng. Đại học Tây Bắc đã trở thành điểm hẹn của doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên - nơi tổng kết những thành quả giai đoạn 1 và vạch ra những bước đi mới cho hành trình phía trước.

Tại sự kiện,  TS. Đỗ Hồng Đức - Phó Hiệu trưởng phụ trách trường đã mở ra những tầm nhìn mới về sự hợp tác giữa nhà trường và dự án trong giai đoạn 2. Song song với đó, câu chuyện về "Ngôi nhà chuyển đổi số Vân Chi" của cô Đặng Thị Vân Chi và nền tảng nhân lực số của thầy Nguyễn Tiến Dũng đã cho thấy sự sẵn sàng của đội ngũ giảng viên trong việc cung cấp những giải pháp số thiết thực cho cộng đồng. Những thành quả từ giai đoạn một như một lời khẳng định: Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa vời. Các giảng viên hoàn toàn có thể vận dụng những kiến thức chuyên môn để cung cấp dịch vụ tại địa phương, mang đến những giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp. 

Mặt khác, dự án IDAP đã thành công trong việc lan tỏa và kết nối các nguồn lực địa phương. Câu chuyện của chị Tòng Thị Thanh, chị Lý Phương Hoa và chị Cao Thị Tâm là những điểm sáng về sức mạnh của sự lan tỏa. Ba nữ doanh nhân không chỉ mạnh dạn áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp mà còn trở thành những người dẫn dắt, truyền cảm hứng cho cộng đồng. Họ chủ động tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực trẻ tại địa phương, tạo nên một vòng tròn phát triển bền vững - nơi công nghệ và giá trị cộng đồng đồng hành cùng nhau.

Ngày hội cũng là nơi diễn ra những hoạt động thực tế thiết thực. Từ việc hướng dẫn cài đặt Zoom, tham gia lớp học online đến việc tạo logo, lập trang Fanpage cho doanh nghiệp chưa có. Những bước đi nhỏ này đã giúp doanh nghiệp tự tin hơn trên hành trình chuyển đổi số.

Đáng trân trọng nhất có lẽ là sự hiện diện của những người khuyết tật. Họ đến với ngày hội, không phải với tâm thế của người đứng ngoài cuộc mà là những người tiên phong, sẵn sàng đón nhận và chinh phục công nghệ. Dự án IDAP cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, biến những câu chuyện của họ thành nguồn cảm hứng cho cả cộng đồng. Bởi chúng tôi tin rằng, trong kỷ nguyên số, không ai bị bỏ lại phía sau.

Nhìn lại sự kiện, chúng tôi thấy được bức tranh tổng thể về một Sơn La đang chuyển mình. Sự kết hợp giữa nguồn lực địa phương, công nghệ và tinh thần không bỏ lại ai phía sau đã tạo nên một mô hình phát triển bền vững. Giai đoạn 2 của dự án hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới, đưa chuyển đổi số đến gần hơn với mọi doanh nghiệp và người dân tại Sơn La.

Kết nối nguồn lực - Thắp sáng hành trình chuyển đổi số tại Lào Cai

Cuối tuần vừa qua, Ngày hội chuyển đổi số tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai đã mở ra một buổi đối thoại đặc biệt giữa công nghệ và bản sắc văn hóa địa phương. Trong sự kiện, dự án đã tổng kết thành quả đạt được trong giai đoạn 1, đồng thời trao đổi sâu hơn cùng với nhà trường, doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ về những bước đi tiếp theo trong hành trình chuyển đổi số tại Lào Cai. 

Vai trò của nhà trường và cộng đồng địa phương trong hệ sinh thái chuyển đổi số  được đặc biệt nhấn mạnh. PSG.TSNguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, bày tỏ sự trân trọng với những cơ hội mà dự án IDAP mang lại và mong muốn giai đoạn 2 sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp, nhà trường và công nghệ, tạo nền tảng bền vững hơn cho chuyển đổi số tại Lào Cai. Thầy Phạm Xuân Công và cô Đặng Thị Oanh cũng là những ví dụ điển hình về nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số của giảng viên tại địa phương. Nếu như thầy Công hướng đến việc xây dựng nền tảng nhân lực số, giúp sinh viên kết nối trở thành nhân lực chính thức của doanh nghiệp, thì cô Oanh lại tập trung vào việc bảo tồn và lan tỏa văn hóa người Dao trên nền tảng số, mang bản sắc dân tộc đến gần hơn với cộng đồng trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ.


Ba câu chuyện thành công điển hình từ anh Lâm A Nâng, chị Cồ Thị Hiền và chị Giàng Thị Dự trong giai đoạn 1  đã làm sáng rõ giá trị thực tiễn của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp địa phương. Qua chia sẻ của họ, chuyển đổi số không còn là khái niệm trừu tượng mà trở thành con đường khả thi để phát triển doanh nghiệp. "Sẵn sàng học hỏi và thay đổi" - bài học từ những người đi trước đã tạo động lực cho các doanh nghiệp mới bắt đầu hành trình số của mình.


Điểm đặc biệt của ngày hội chính là sự tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp với công nghệ. Các chủ doanh nghiệp được hướng dẫn từng bước cơ bản: từ cài đặt Zoom, sử dụng Tiktok tham gia lớp học trực tuyến, đến việc tạo lập Fanpage trên nền tảng số. Những kiến thức này, dù đơn giản nhưng thiết thực, là hành trang ban đầu giúp họ tự tin hơn trong việc tiếp cận công nghệ.


Không gian ngày hội còn được điểm tô bởi sắc màu rực rỡ từ trang phục truyền thống của đồng bào Mông, Tày, Hà Nhì. Những chủ doanh nghiệp trong sắc áo truyền thống không chỉ mang đến vẻ đẹp văn hóa Tây Bắc mà còn thể hiện niềm tự hào về bản sắc của mình trong hành trình chuyển đổi số. Điều này được thể hiện đặc biệt qua tiết mục biểu diễn đàn tính của chị Vàng Thị Mai. Qua câu chuyện về người cha khuyết tật - người nghệ nhân tâm huyết với việc chế tác nhạc cụ dân tộc, chị Mai đã cho thấy rằng tinh thần học hỏi và khát khao lan tỏa giá trị văn hóa cộng đồng luôn tồn tại mạnh mẽ trong mỗi người dân Lào Cai, bất kể hoàn cảnh nào.


Khép lại Ngày hội, sự kiện đã thành công trong việc kết nối ba nguồn lực quan trọng: công nghệ, nhà trường và doanh nghiệp địa phương. Sự kết hợp này không chỉ thúc đẩy chuyển đổi số mà còn góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong kỷ nguyên số. Đây chính là nền tảng vững chắc cho hành trình chuyển đổi số bền vững tại Lào Cai trong những năm tới.

Tìm kiếm Doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, Homestay, Hộ kinh doanh tại Lào Cai và Sơn La

Bạn là chủ doanh nghiệp tại Lào Cai hoặc Sơn La?
Bạn mong muốn gia tăng doanh thu, mở rộng thị trường, và tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp như hàng chục doanh nghiệp đã thành công trong giai đoạn 1?

Bạn là người khuyết tật hoặc chủ doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số và chuyển đổi xanh?

Dự án “IDAP – Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV” chính là cơ hội để bạn đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới!

Mục tiêu của dự án

  • Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển thông qua chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
  • Ưu tiên các doanh nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số lãnh đạo và người khuyết tật điều hành.
  • Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo môi trường thuận lợi để DNNVV phát triển bền vững.

Quyền lợi khi tham gia dự án

  • Đào tạo và tư vấn chuyên sâu về các giải pháp chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
  • Kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh.
  • Mở rộng mạng lưới hợp tác với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước.
  • Cơ hội tham gia vào các chương trình hội thảo, tập huấn, và sự kiện kết nối kinh doanh.

Ai có thể tham gia?

  • Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào Cai và Sơn La.
  • Người khuyết tật hoặc doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự là người khuyết tật.
  • Doanh nghiệp mong muốn nâng cao năng lực và thúc đẩy doanh thu thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo.

Đăng ký ngay: https://forms.gle/cY3FQyQyJjVmqrzy6
Liên hệ: (+84) 0989 812 698 (Mai Pham)
Email: hello@kisstartup.com
Fanpage: @idapvietnam

Thông báo Ứng tuyển trở thành Nhà Cung Cấp Dịch Vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dự án IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) trân trọng thông báo mở đợt tuyển chọn nhà cung cấp dịch vụ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Lào Cai và Sơn La trong lĩnh vực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Đối tượng ứng tuyển
Cá nhân, doanh nghiệp, trung tâm đào tạo, hoặc hộ kinh doanh đang cung cấp:

  • Phần cứng, phần mềm phục vụ chuyển đổi số (thiết bị, hệ thống quản lý, giải pháp công nghệ).
  • Đào tạo tin học văn phòng, phần mềm, kỹ năng số hóa cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số.

Dịch vụ liên quan đến nhân lực số, sàn tuyển dụng và cung ứng nhân lực, bao gồm:

  • Tư vấn và đào tạo nâng cao kỹ năng số hóa cho nguồn nhân lực.
  • Cung cấp các nền tảng tuyển dụng trực tuyến hoặc dịch vụ nhân sự hỗ trợ DNNVV.

Mong muốn từ ứng viên

  • Mở rộng thị trường tại Lào Cai, Sơn La và khu vực Tây Bắc.
  • Phục vụ các DNNVV trong dài hạn với các dịch vụ phù hợp.
  • Tham gia vào hệ sinh thái dịch vụ chéo giữa hai tỉnh và khu vực.

Quyền lợi khi tham gia

  • Tiếp cận mạng lưới DNNVV tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch tại Lào Cai và Sơn La.
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực.
  • Cơ hội đồng hành cùng dự án IDAP trong các chương trình đào tạo, tư vấn, và kết nối doanh nghiệp.
  • Xây dựng thương hiệu và tăng cường uy tín trong lĩnh vực chuyển đổi số và nhân lực số tại khu vực Tây Bắc.

Thời hạn ứng tuyển: 5/2/2025

Đăng ký ngay: https://forms.gle/HFZKJ1GdbPAcAxU7A

Hãy tham gia cùng IDAP để trở thành một phần của hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của DNNVV tại Lào Cai, Sơn La, và khu vực Tây Bắc.