chuyển đổi số

Giới thiệu về dự án IDAP Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La

Giới thiệu về dự án “Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La”- IDAP 
Là gì?
IDAP (Inclusive Digital Acceleration Program) - Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tập trung vào nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La. Tiểu dự án IDAP do công ty Cổ phần KisStartup -đối tác thực hiện chính thuộc Dự án “Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT). Đây là một sáng kiến do chính phủ Australia tài trợ và được quản lý bởi Cowater International. Giai đoạn một của GREAT được thực hiện từ năm 2017-22 và giai đoạn hai (GREAT 2) sẽ được thực hiện từ năm 2022-27 với tổng vốn đầu tư từ Chính phủ Úc là 67,4 triệu đô la Úc.
Tại sao?
Chuyển đổi số tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, được thúc đẩy bởi các sáng kiến của chính phủ với lợi thế của dân số ngày càng có trình độ công nghệ cao, định vị quốc gia như một trung tâm năng động cho đổi mới và phát triển kinh tế số. Tại tỉnh Lào Cai và Sơn La, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu hình thành và phát triển đáng kể gần đây, do các dịch vụ công và thương mại điện tử dẫn dắt. Tuy nhiên, hệ sinh thái ở đây cũng đối mặt với những thách thức, như thiếu tư duy, kiến thức và kỹ năng phù hợp trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), điều này đang cản trở khả năng tận dụng cơ hội số. Bên cạnh đó, các kết nối yếu giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái càng làm phức tạp các nỗ lực hợp tác cần thiết cho sự phát triển và đổi mới bền vững ở hai tỉnh này.

Để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của hệ sinh thái chuyển đổi số tại tỉnh Lào Cai và Sơn La, dự án “IDAP- Tăng cường Hệ sinh thái Chuyển đổi Số Toàn diện cho DNNVV” do KisStartup thực hiện sẽ nhấn mạnh không chỉ các lợi ích trực tiếp cho DNNVV mà còn cho hệ sinh thái rộng hơn. Điều này bao gồm các trường đại học và cao đẳng địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nguồn nhân lực cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái toàn diện và hệ thống thị trường, GREAT đặt mục tiêu đảm bảo các kết quả dài hạn và bền vững, cho phép các bên tham gia trong hệ sinh thái tiếp tục kết nối và thúc đẩy chuyển đổi số tại hai tỉnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngay cả sau khi dự án kết thúc.
Sự ra đời và cách tiếp cận của dự án?
Từ một chương trình thử nghiệm quy mô nhỏ:
Năm 2020 khi COVID 19 lên đến đỉnh điểm, KisStartup đã thử nghiệm dự án tăng tốc kinh doanh số nhằm giúp doanh nghiệp sống sót qua đại dịch bằng con đường chuyển đổi dần sang kinh doanh số. Chúng tôi nhận thức rằng, mọi công cụ số chỉ là công cụ nếu không có những nhận thức cần thiết về sự thay đổi của mô hình kinh doanh và tư duy của người lãnh đạo. Chương trình, vì vậy, thay vì tập trung vào hướng dẫn các kênh, các sàn, chúng tôi đã đi từng bước song song, đổi mới mô hình kinh doanh, bổ sung nhân lực và thay đổi nhận thức về thị trường kết hợp với các công cụ số. Những doanh nghiệp đầu tiên từng bước đạt được những kết quả mạnh mẽ về doanh thu gia tăng đã thực sự khích lệ chúng tôi về cách tiếp cận của mình. 
Dự án sau đó nhận được một nguồn tài trợ vốn mồi của Frontier Lab Incubator để chúng tôi tiếp tục phát triển mô hình và có thêm những khách hàng mới như Agriterra (Hà Lan). Năm 2020, khi gặp gỡ với GREAT, GREAT đã chia sẻ với chúng tôi những thách thức ở hai tỉnh về mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp và người dân. Khi ấy, chúng tôi cam kết rằng, chỉ cần có điện thoại và có internet, chúng tôi tin rằng dự án có thể triển khai được. Cam kết đó đi kèm với nỗ lực đào tạo và huấn luyện, xây dựng mạng lưới, kết hợp hài hòa giữa đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh và chuyển đổi số. Kết quả vượt sự mong đợi khi doanh nghiệp không những sống sót mà còn gia tăng doanh thu từ 3-5 lần qua các kênh trực tuyến. 
Đến phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số bao hàm:
Sau thành công của GREAT 1, KisStartup tiếp tục được lựa chọn để thực hiện giai đoạn 2 của dự án nhằm tăng cường hệ sinh thái cho chuyển đổi số bao hàm. Theo đó các khái niệm và phạm vi chính của dự án như sau

  • Chuyển đổi số: Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả khía cạnh của doanh nghiệp, tổ chức. 
  • Các khía cạnh của chuyển đổi số bao gồm: Xã hội số, Kinh tế số và Chính phủ số tuy nhiên trọng tâm của dự án tập trung vào Kinh tế số 
  • Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp diễn ra qua 6 bước: gồm 1. Nhận thức và Tư duy mới; 2. Chiến lược và lộ trình; 3. Năng lực số (nhân lực, hạ tầng, văn hóa); 4. Xác định các công nghệ chính; 5. Mô hình kinh doanh, hoạt động; 6. Chuyển đổi quy trình từ nhỏ tới lớn 
  • Đổi mới kinh doanh số: Là giai đoạn doanh nghiệp trải qua từ bước 1 đến 5 bước đầu tiên trong 6 bước chuyển đổi số bao gồm thay đổi nhận thức và tư duy mới; xây dựng chiến lược và lộ trình; nâng cao năng lực số; xác định các công nghệ chính; xây dựng mô hình kinh doanh, mô hình hoạt động được nhắc đến ở trên. 
  • Tuy vậy, các bước tiến hành không đi theo trình tự, mà sẽ có những khác biệt ở các doanh nghiệp về trình tự, về tốc độ. 
  • Hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm: Là sự tương tác lẫn nhau giữa các bên liên quan (ví dụ trường đại học, các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức hỗ trợ v.v.) trong môi trường kinh doanh tại phạm vi quốc gia và/hoặc địa phương nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp đồng thời hướng tới các mục tiêu bình đẳng giới, khuyết tật và hòa nhập xã hội

Như thế nào? 
Các can thiệp chính

  • GREAT sẽ hỗ trợ tỉnh Lào Cai và Sơn La tăng cường năng lực chuyển đổi số cho hệ sinh thái, tập trung vào các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), bao gồm cả MSME do phụ nữ dân tộc thiểu số (EMW) lãnh đạo. Các hoạt động can thiệp bao gồm:
  • Xây dựng năng lực cho các bên liên quan chủ chốt trong hệ sinh thái chuyển đổi số với phương pháp tiếp cận tập trung vào doanh nghiệp. Các trường đại học và cao đẳng địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nguồn nhân lực cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số sẽ cải thiện năng lực của họ không chỉ trong chuyển đổi số mà còn trong việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng vào hoạt động của họ.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số bao gồm hệ sinh thái đổi mới doanh nghiệp số thông qua việc tạo điều kiện kết nối giữa các bên liên quan, bao gồm MSME địa phương, các trường đại học và cao đẳng, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nguồn nhân lực tại địa phương, cấp quốc gia và quốc tế;
  • Kết nối giữa hệ sinh thái chuyển đổi số địa phương và quốc gia bằng cách đưa các nhà cung cấp dịch vụ từ cấp địa phương lên cấp quốc gia và tạo điều kiện cho các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh bền vững sau khi dự án kết thúc.

Kết quả dự kiến

  • Các DNNVV địa phương, đặc biệt là những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, nâng cao năng lực chuyển đổi số của họ, từ đó tăng doanh thu thông qua các kênh trực tuyến;
  • Các nữ doanh nhân, bao gồm phụ nữ dân tộc thiểu số trong các DNNVV, và các thành viên của họ tự tin áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất và kinh doanh, từ đó tăng thu nhập;
  • Các trường đại học và cao đẳng địa phương nâng cao năng lực và tích hợp nội dung chuyển đổi số vào các hoạt động đào tạo và giảng dạy, từ đó cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ kỹ thuật cơ bản liên quan đến chuyển đổi số, bao gồm đổi mới doanh nghiệp số cho các DNNVV địa phương;
  • Các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nguồn nhân lực địa phương liên quan đến chuyển đổi số tăng về cả số lượng và chất lượng, đồng thời có kết nối tốt hơn với các đối tác trong và ngoài để phục vụ DNNVV ;
  • Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp địa phương có kết nối tốt hơn với các bên liên quan khác trong hệ sinh thái nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực và phục vụ tốt hơn các DNNVV địa phương.

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA DỰ ÁN:

1. Form đăng ký trở thành đối tác Dự án "Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số (CĐS) bao trùm cho DNNVV tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La" >> LINK

  Tóm tắt về dự án 

  • Địa bàn thực hiện Tiểu dự án: Tỉnh Sơn La, Việt Nam
  • Địa bàn thực hiện Tiểu dự án: Tỉnh Lào Cai, Việt Nam
  • Đối tác thực hiện: Công ty cổ phần KisStartup
  • Trọng tâm can thiệp của đề xuất: 
  • Các lĩnh vực can thiệp: Nông nghiệp, Du lịch 
  • Đối tượng hưởng lợi chính:
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ (DNNVV)
  • Các trường Đại học, Cao đẳng (ĐH CĐ)
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ nhân lực địa phương (ĐV CCDV NL ĐP)
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ Kỹ thuật địa phương (ĐV CCDV KT ĐP)
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ Kỹ thuật quốc gia (ĐV CCDV KT QG)
  • Các tổ chức hỗ trợ (TCHT)
  • Các doanh nghiệp đầu chuỗi (DNĐC) (tại Sơn La)
     
Tác giả: 
KisStartup

Tuyển dụng thực tập sinh Chương trình Chuyển đổi số cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La do Chính phủ Úc tài trợ

Bạn có hứng thú/quan tâm đến thương mại điện tử nhưng không hiểu rõ và mông lung về ngành? Bạn đang tìm kiếm một công việc trong ngành nhưng khả năng bản thân còn hạn chế? Bạn muốn được vừa học vừa làm ở môi trường đổi mới sáng tạo về kinh doanh số?

Hay bạn đang tìm kiếm một cơ hội để đưa công việc thực chất vào  CV  chuẩn bị cho dự định tương lai?

Vậy vị trí này là dành cho bạn!  Chúng tôi đang tìm kiếm những ứng viên tiềm năng để cùng đồng hành và phát triển với  Chương trình Chuyển đổi số cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La được tài trợ bởi Chính phủ Australia. Một cơ hội để các bạn học hỏi, trải nghiệm và tham gia vào hành trình chuyển đổi số đầy ý nghĩa tại Lào Cai, Sơn La

YÊU CẦU:

  • Không yêu cầu kinh nghiệm, không phân biệt chuyên ngành
  • Dám chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng công việc
  • Không ngại học và đổi mới
  • Có kiến thức cơ bản về thương mại điện tử và mạng xã hội 

BẠN ĐƯỢC GÌ KHI THAM GIA THỰC TẬP? 

  • Được tham gia đào tạo và hướng dẫn các kiến thức về thương mại điện tử, kinh doanh số và các nền tảng mạng xã hội như tiktok, facebook,...
  • Tham gia trải nghiệm thực tế và làm việc cùng doanh nghiệp tại Lào Cai & Sơn La, trong khuôn khổ chương trình được tài trợ bởi GREAT - một dự án thuộc chương trình Aus4Equality do chính phủ Úc tài trợ. 
  • Phát triển bản thân, thử sức với nhiều trải nghiệm mới mẻ, từ đó nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức sự kiện, viết lách, thiết kế…
  • Được cấp giấy chứng nhận tham gia chương trình khi được đánh giá hoàn thành tối thiểu 80% công việc được giao 

ĐĂNG  KÝ

Nếu bạn mong muốn trở thành một phần của KisStartup, cùng chúng tôi thực hiện dự án tiên phong về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho doanh nghiệp DNNVV tại Lào Cai & Sơn La, đừng ngần ngại đăng ký ngay tại: https://forms.gle/AVBFPH8i289H6EKd6

--------------------------------------

VỀ CHƯƠNG TRÌNH DAP - INTERNSHIP

Chương trình Chuyển đổi số cho doanh nghiệp DNNVV tại Lào Cai và Sơn La được tài trợ bởi Chính phủ Australia (DAP - Internship) nằm trong tiểu dự án "Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La" thuộc giai đoạn 2 của dự án GREAT. Chương trình triển khai với mục tiêu tìm kiếm nhân lực tiềm năng, đào tạo kiến thức, kỹ năng để tham gia hoạt động cho tiểu dự án đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ tuyển dụng nhân sự phù hợp.

  • Chương trình gồm các hoạt động chính: 
  • Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên phù hợp 
  • Tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo về chuyển đổi số, mạng xã hội cung cấp kiến thức và kỹ năng cho thực tập sinh 
  • Tạo dựng mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp,các trường đại học tại Lào Cai, Sơn La và các thực tập sinh nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực hai bên

--------------------------------------

VỀ TIỂU DỰ ÁN: 

  • Tiểu Dự án: Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La
  • Địa bàn thực hiện Tiểu dự án: Tỉnh Sơn La, Việt Nam
  • Đối tác thực hiện: Công ty cổ phần KisStartup
  • Các lĩnh vực can thiệp: Nông nghiệp, Du lịch 
  • Đối tượng hưởng lợi chính: Doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ; Các trường Đại học, Cao đẳng; Đơn vị cung cấp dịch vụ nhân lực địa phương; Đơn vị cung cấp dịch vụ Kỹ thuật địa phương; Đơn vị cung cấp dịch vụ Kỹ thuật quốc gia; Các tổ chức hỗ trợ; Các doanh nghiệp đầu chuỗi.
  • Mục tiêu của dự án: Nâng cao năng lực cho các thành phần trong hệ sinh thái của hai tỉnh thông qua can thiệp chính vào nâng cao năng lực cho DNNVV tại Lào Cai và Sơn La, với cách tiếp cận hệ thống thị trường. 

--------------------------------------

VỀ DỰ ÁN GREAT: 

  • Dự án “Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT) là một sáng kiến do chính phủ Australia tài trợ và được quản lý bởi Cowater International. Giai đoạn một của GREAT được thực hiện từ năm 2017-22 và giai đoạn hai (GREAT 2) sẽ được thực hiện từ năm 2022-27 với tổng vốn đầu tư từ Chính phủ Úc là 67,4 triệu đô la Úc.
  • Tìm hiểu thêm thông tin tại đây:  https://equality.aus4vietnam.org/vi/gioi-thieu/chung-toi-lam-gi

--------------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Đại diện KisStartup Tham Dự Impact Harvest Forum của UN ESCAP

KisStartup hân hạnh thông báo đại diện của chúng tôi - Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh vừa tham dự Impact Harvest Forum, một sự kiện uy tín do Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) tổ chức. Đây là cơ hội tuyệt vời để giao lưu với các nhà sáng lập, nhà đầu tư và các Tổ chức Hỗ trợ Doanh nhân (ESO) từ ASEAN, Ấn Độ, Sri Lanka, Hồng Kông, Úc và Hoa Kỳ.

Những Xu Hướng Mới Nổi Bật

Diễn đàn này đã nêu bật bốn xu hướng mới nổi quan trọng:

  1. GenderLensInvesting: Đầu tư dựa trên giới tính đang trở thành một xu hướng quan trọng, khuyến khích các nhà đầu tư xem xét yếu tố giới trong quá trình ra quyết định đầu tư. Điều này không chỉ thúc đẩy sự bình đẳng giới mà còn mang lại lợi nhuận bền vững và lâu dài.

  2. BlendFinance: là sự kết hợp giữa các nguồn tài trợ công và tư nhằm tối ưu hóa nguồn lực và giảm rủi ro cho các dự án đầu tư. Xu hướng này đang giúp các dự án có tác động xã hội dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn cần thiết.

  3. InclusiveBusinessModel: Mô hình kinh doanh bao trùm tập trung vào việc đưa các nhóm thiểu số và những người kém may mắn vào chuỗi giá trị, đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế.

  4. ImpactBusiness: Doanh nghiệp tác động đang ngày càng trở nên quan trọng, nhấn mạnh việc tạo ra các giá trị xã hội và môi trường song song với lợi nhuận tài chính.

Kết Nối và Học Hỏi

Sự kiện này đã mở ra cơ hội kết nối với một mạng lưới đa dạng, mang lại những góc nhìn mới mẻ và những hiểu biết có giá trị. Việc gặp gỡ và học hỏi từ các chuyên gia, nhà đầu tư và các nhà sáng lập đến từ ASEAN và các khu vực khác không chỉ giúp chúng tôi mở rộng mạng lưới quan hệ mà còn cung cấp những thông tin quan trọng để phát triển các sáng kiến hiện tại và tương lai của KisStartup.

Đóng góp vào những dự án hiện tại của KisStartup

Với những kiến thức và kết nối thu được từ Diễn đàn, chúng tôi tin tưởng rằng KisStartup sẽ tiếp tục phát triển và góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, bao trùm và có tác động tích cực đến xã hội. Chúng tôi rất mong chờ những cơ hội hợp tác và triển khai các dự án mới, đưa những xu hướng mới nhất này vào thực tiễn với những cam kết mạnh mẽ trong việc áp dụng và đo lường các tiêu chuẩn về Giới tính, Bình đẳng, Đa dạng và Hòa nhập (GEDSI - Gender Equality, Diversity and Social Inclusion). Với tầm nhìn thúc đẩy một môi trường kinh doanh bao trùm và bình đẳng, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc triển khai khung GEDSI trong mọi hoạt động và chiến lược phát triển của mình.

Ngoài ra xu hướng chuyển đổi số và sử dụng dữ liệu đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất và tác động của các tổ chức và doanh nghiệp. Tại Impact Harvest Forum, các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp tiên tiến, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ và dữ liệu để thúc đẩy sự phát triển bền vững và bao trùm. KisStartup cũng cam kết tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả để không ngừng cải thiện hiệu suất và tạo ra những tác động tích cực cùng các nhà sáng lập chúng tôi đã làm việc. 

Chúng tôi chân thành cảm ơn ESCAP và tất cả các đối tác đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham dự Impact Harvest Forum này. Hy vọng rằng, với những hiểu biết và kinh nghiệm thu được, KisStartup sẽ không ngừng nỗ lực để trở thành một phần của sự thay đổi tích cực trong cộng đồng doanh nhân tạo tác động tích cực toàn cầu.

Tác giả: 
KisStartup

Giới thiệu hoạt động của KisStartup 2024

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các hoạt động và dự án chính của KisStartup năm 2024, nhằm giúp các doanh nghiệp, đối tác theo dõi được các dự án và hoạt động chính của KisStartup. Các dự án dựa trên năng lực cốt lõi của chúng tôi là nâng cao năng lực thông qua đào tạo, huấn luyện, kết nối với sự tập trung vào đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. 

Các dự án chính chúng tôi sẽ triển khai bao gồm: 

  1. Đổi mới mô hình kinh doanh và Thúc đẩy Xuất khẩu theo Tiêu chuẩn Bền vững Tự nguyện (VSS)
  2. Thúc đẩy Xuất khẩu Việt Nam-Canada (EXIM) cho các sản phẩm, công nghệ tạo tác động 
    • KisStartup sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đổi mới mô hình kinh doanh song song với đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững tự nguyện.
    • Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng VSS để tăng cường năng suất, chất lượng sản phẩm, và cơ hội xuất khẩu.
  3. Thương mại hoá Kết quả nghiên cứu (iRnD) - Thuyết trình thương mại hóa và chuyển giao công nghệ, kết nối với doanh nghiệp 
    • KisStartup sẽ thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu thông qua việc tạo cơ hội kết nối giữa nghiên cứu và doanh nghiệp.
    • Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển giao công nghệ và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan.
  4. Chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh 
    • KisStartup sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi với xu hướng chuyển đổi số, từ việc sử dụng công nghệ mới đến việc tái thiết kế mô hình kinh doanh.
    • Hỗ trợ đào tạo và xây dựng năng lực kỹ thuật số cho doanh nghiệp.
  5. Ươm tạo tài năng trẻ phát triển dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    • KisStartup sẽ đầu tư vào việc ươm tạo và phát triển tài năng trẻ thông qua các chương trình đào tạo và hỗ trợ.
    • Khuyến khích và tạo điều kiện cho sự sáng tạo và khởi nghiệp trong cộng đồng trẻ
  6. Thách thức nhà đầu tư thiên thần - Quỹ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo KisStartup
    • KisStartup sẽ tổ chức thách thức nhà đầu tư thiên thần để tìm kiếm và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có tiềm năng lớn.
    • Quỹ Khởi Nghiệp sẽ cung cấp nguồn lực tài chính và hỗ trợ chiến lược cho các dự án được chọn.

Các dự án sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp, nhà khoa học đưa được sản phẩm tốt ra thị trường Việt Nam và thị trường toàn cầu. Chúng tôi mong muốn hợp tác mạnh mẽ với các đối tác trong và ngoài nước trong năm 2024.

Tác giả: 
KisStartup

Chương trình đổi mới dòng doanh thu

Thấu hiểu các thách thức doanh nghiệp đang đối mặt về sụt giảm doanh thu, loay hoay thay đổi mô hình kinh doanh để sống sót và tối ưu hóa việc quản trị đổi mới trong doanh nghiệp, chương trình Đổi mới dòng doanh thu của KisStartup cung cấp cách tiếp cận mới, tinh gọn, mang lại hiệu quả thiết thực, trực tiếp trên dòng doanh thu của doanh nghiệp, thích ứng với tình hình kinh doanh thực tế. Cụ thể chương trình Đổi mới dòng doanh thu hướng tới giải quyết những khó khăn sau: 

  • Không tạo được dòng doanh thu mới cho doanh nghiệp
  • Không thể gia tăng những nguồn doanh thu hiện tại
  • Chi trả tiền cho các kênh trực tuyến nhưng không hiệu quả 
  • Không tối ưu được chi phí nói riêng và vấn đề quản trị nói chung

Với 8 năm đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp, đặc biệt qua 3 năm trong và sau COVID 19 trong đổi mới mô hình kinh doanh, tạo dòng doanh thu mới theo mô hình 1:1, chúng tôi mở rộng và hỗ trợ các doanh nghiệp. 
1. Mục tiêu:

  • Đổi mới cơ cấu doanh thu hiệu quả theo nhu cầu: đổi mới, phát triển hoặc tái cơ cấu dòng doanh thu 
  • Nâng cao kiến thức và thúc đẩy năng lực tự thực hiện các hành động để đạt được các mục tiêu doanh thu thực tế trong và sau chương trình
  • Đánh giá, xây dựng cơ cấu dòng doanh thu và định hướng phát triển dòng doanh thu hiệu quả
  • Đồng hành cùng dự án, kết nối các chuyên gia, đối tác trong mạng lưới hướng đến phát triển dòng doanh thu xuất khẩu 

2. Nội dung:  

  • Đào tạo: Chương trình đào tạo cũng cố kiến thức kéo dài 3 tuần
  • Huấn luyện: chương trình huấn luyện ngang hàng nhằm thúc đẩy các hành động thực tế để đạt được các mục tiêu kết quả cho doanh nghiệp/dự án trong 05 tuần
  • Đồng hành, kết nối các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế về: nhân sự, mở rộng  thị trường xuất khẩu, dịch vụ hỗ trợ khác như: kết nối sự kiện xúc tiến, marketing trực tuyến, kết nối đầu tư v.v

3. Đối tượng: Trong Chương trình đổi mới dòng doanh thu theo mô hình tập trung mùa 1, chúng tôi tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, dự án trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, du lịch liên qua đến di sản và văn hóa cần:

  • Đổi mới/tăng tốc phát triển dòng doanh thu thông qua phát triển các kênh bán hàng. Đặc biệt là kênh trực tuyến
  • Phát triển thêm dòng doanh thu mới nhằm cải thiện các dòng doanh thu bị hạn chế bởi tính thời vụ
  • Tái cơ cấu và nâng cao năng lực quản lý trong trường hợp có nhiều dòng doanh thu không hiệu quả
  • Bước đầu chuyển đổi số tiết kiệm và hiệu quả

4. Thời gian mở đơn: Từ 20.07.2023 đến 10.08.2023
5. Phí tham dự: 25.000.000đ/ dự án. Đặc biệt: tài trợ cho 5 đơn đăng ký tham dự đầu tiên với phí ưu đãi chỉ còn: 10.000.000 đ/ dự án
6. Hình thức: Trực tuyến
Đơn đăng ký >>Tại đây


 

Tác giả: 
KisStartup

Đại diện của KisStartup nhận Giải thưởng Báo chí về Khoa học và Công nghệ

Ngày 18.5.2023, đại diện của KisStartup , bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh đã vinh dự nhận Giải thưởng Báo chí Khoa học công nghệ do Bộ Khoa học Công nghệ trao tặng cho các tác giả, tác phẩm viết về đề tài Khoa học công nghệ năm 2022. 

Bài viết "Chuyển đổi số không phải là trào lưu" đăng tải ngày 18.1.2022 trên báo Khoa học Phát triển - Ấn phẩm thuộc VnExpress đã vinh dự nhận giải Ba trong lần trao giải này. 

Song song với việc thực hiện các dịch vụ tư vấn, đào tạo, huấn luyện về đổi mới sáng tạo, đội ngũ của KisStartup không ngừng thực hiện các nghiên cứu, các bài viết về các chủ đề đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, chuyển đổi số để giúp gia tăng nhận thức của cộng đồng và chia sẻ những góc nhìn, quan sát của KisStartup về những chủ đề, kiến thức này. 

Chúng tôi tin rằng, giao tiếp với cộng đồng bằng những kiến thức, góc nhìn chính là cách đưa cộng đồng doanh nghiệp đến gần hơn với những đổi mới sáng tạo đang diễn ra hàng ngày từ các xu hướng lớn trên thế giới. 

Các bạn có thể đọc lại bài viết tại đường link sau: https://kisstartup.com/vi/tin-tuc/chuyen-doi-so-khong-phai-la-trao-luu

Tác giả: 
KisStartup

Chuyển đổi số không phải là trào lưu

Trong vài năm trở lại đây, chuyển đổi số đang trở thành một từ khóa thời thượng và chính phủ nhiều lần cổ vũ, kêu gọi mạnh mẽ doanh nghiệp tham gia trào lưu này. Tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang không khỏi cảm thấy mơ hồ, thậm chí xa lạ với khái niệm này. Họ không khỏi băn khoăn: chuyển đổi số thực sự là làm gì?

Chuyển đổi số là gì?

Trong truyện Alice ở xứ sở thần tiên, khi Alice rời khỏi nhà Nữ công tước – Hậu cơ, đã hỏi chú mèo Cheshire mà cô gặp trên đường rằng cô nên đi đường nào. Mèo Cheshire đã trả lời rằng điều đó phụ thuộc vào cái đích cô muốn tới. Thế là, Alice đáp lại: “Tôi không quan tâm, miễn là đi đâu đó.”

Tony Saldanha, tác giả của cuốn sách “Tại sao chuyển đổi số thất bại: Những nguyên tắc đáng kinh ngạc để cất cánh và dẫn đầu” trong một cuộc phỏng vấn đã so sánh các doanh nghiệp chuyển đổi số cũng chẳng khác gì Alice. Ông cho rằng, 70% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại và nguyên nhân chính là họ không xác định được rõ ràng, cụ thể doanh nghiệp của họ cần trở thành như thế nào.

Kiến thức kỹ thuật số ở các cấp lãnh đạo là một vấn đề lớn, bắt đầu từ cấp hội đồng quản trị (HĐQT). Tony Saldahna chỉ ra chưa đến 20% thành viên HĐQT có kiến thức cần thiết cho chuyển đổi số. Từ những thất bại được phân tích trong cuốn sách, Saldanha cũng chỉ ra rằng, nếu thiếu ba điểm quan trọng thì các doanh nghiệp sẽ gặp thất bại bao gồm (1) Xây dựng năng lực để đi trước đối thủ xét trong dài hạn; (2) Kế hoạch tái tạo và phát triển những mô hình kinh doanh mới; (3) Duy trì kỷ luật chính. Chuyển đổi số sẽ chỉ là một khẩu hiệu sáo rỗng nếu doanh nghiệp không có mục tiêu và thiếu cam kết cũng như kỉ luật để đạt được và duy trì mục tiêu đó.

 

Sáu bước chuyển đổi số theo GS. Hồ Tú Bảo.

Như ta đã biết, cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là cuộc cách mạng số ra đời nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử điện tử viễn thông với sự xuất hiện của máy tính cá nhân và internet. Còn cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang trỗi dậy là sự hòa quyện giữa thế giới thực và ảo, các thực thế vật lý và sinh học đều có thể được số hóa và cá nhân hóa. Trong lịch sử, sự xuất hiện các cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ hình thành các lớp doanh nghiệp thế hệ mới, đồng thời, đại đa số những doanh nghiệp ở thời kì cũ không đuổi kịp sẽ bị đào thải. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp, theo Tony Saldahna là phải làm sao để công ty thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ ba “hòa nhập” được với thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Họ phải làm sao để công nghệ số trở thành xương sống của các sản phẩm mới, của cách điều hành doanh nghiệp mới và của các mô hình kinh doanh mới.

Thực chất, chuyển đổi số chính là đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ở mức cao nhất. Và trước khi bước vào con đường này, Saldana đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá mục tiêu chuyển đổi số của họ bằng cách trả lời những câu hỏi (rất khó) sau:

• Chuyển đổi được đề xuất có sử dụng hai hoặc nhiều thứ sau đây không: (1) công nghệ theo cấp số nhân (2) mô hình dựa trên kết quả (3) hệ sinh thái theo cấp số nhân.

• Mục tiêu chuyển đổi số có phải là để tái tạo thay vì tạo ra sự tiến hóa dần dần không?

• Mục tiêu có mang lại một hoặc nhiều điều sau không? (1) chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới (2) sản phẩm được công nghệ hỗ trợ mới (3) hiệu quả hoạt động tăng gấp nhiều lần.

• Mục đích của việc chuyển đổi có nhằm thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp chuyển đổi vĩnh viễn hay không?

• Đề xuất chuyển đổi toàn doanh nghiệp có dựa trên một chiến lược chính thức và định hướng từ ban lãnh đạo cấp cao hay không?

Sau khi đã tìm được mục tiêu, doanh nghiệp bước vào năm giai đoạn của quá trình chuyển đổi số. Trong đó, việc tự động hóa một số quy trình nội bộ (như bán hàng, sản xuất, kế toán) bằng các nền tảng công nghệ chỉ là giai đoạn một, là bước khởi đầu (foundation). Giai đoạn hai, được gọi là giai đoạn "tách biệt", là khi một hoặc một vài chức năng đơn lẻ trong công ty bắt đầu sử dụng những công nghệ rất mới để tạo lập các mô hình kinh doanh mới (chẳng hạn như bộ phận sản xuất sử dụng công nghệ Internet Vạn vật để tạo ra thay đổi lớn trong sản xuất và logistics). Giai đoạn ba là chuyển đổi “đồng bộ một phần”, trong đó lãnh đạo công ty đã xác nhận được “sức mạnh đột phá” của công nghệ số và định nghĩa được tương lai số sẽ như thế nào. Tuy nhiên, công nghệ vẫn chưa trở thành cốt lõi, thành xương sống của các mô hình kinh doanh mới, cũng chưa có văn hóa đổi mới sáng tạo. Giai đoạn bốn là được gọi là “đồng bộ toàn phần”, đánh dấu thời điểm toàn bộ công ty trở thành một nền tảng số và mô hình kinh doanh mới đã bắt đầu bén rễ. Tuy nhiên, chưa có gì đảm bảo rằng trạng thái này sẽ được duy trì và tồn tại bền vững. Cho đến trạng thái cuối cùng - DNA sống khi việc chuyển đổi đã trở nên không thể đảo ngược, công ty mới trở thành một tổ chức đổi mới sáng tạo thực thụ.

Chuyển đổi số sẽ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ và quyết tâm, kiên trì rất lớn của những người lãnh đạo công ty. Bởi như vậy mới đủ để “xoay chuyển” cả một tập thể đang ở trong tư duy cũ, cách làm cũ, văn hóa cũ sang một hướng khác. Saldanha từng trả lời phỏng vấn rằng, chuyển đổi số thành công chỉ có 10% là công nghệ còn 90% còn lại là đóng góp từ cách quản trị sự thay đổi và văn hóa công ty. Có kiến thức số chưa đủ, tạo ra những dự án chuyển đổi số thành công trong công ty cũng vẫn chưa đủ. Nhiều dự án nhỏ lẻ độc lập trong công ty có thể đem lại những kết quả đầy hứa hẹn, nhưng khi bắt đầu tích hợp vào bối cảnh của cả tổ chức, rất dễ thất bại nếu như người đứng đầu không thực sự hiểu hoàn cảnh, năng lực và văn hóa của toàn bộ công ty khi thiết kế những dự án đó.

GS. Hồ Tú Bảo khái quát lại quá trình chuyển đổi số của một tổ chức cũng có nhiều nét tương đồng với Tony Saldahna. GS. Bảo đưa ra sáu bước trên con đường chuyển đổi số: (1) Nhận thức và tư duy mới, (2) Đặt ra chiến lược và lộ trình, (3) Xây dựng năng lực số (năng lực, hạ tầng, văn hóa), (4) Xác định công nghệ chính, (5) Thay đổi mô hình kinh doanh, hoạt động và cuối cùng là (6) Chuyển đổi quy trình: từ nhỏ đến lớn. Nhưng đó không phải là con đường thẳng, sáu bước này được xếp thành một vòng tròn nhắc nhở chúng ta rằng, có những bước bạn sẽ phải làm đi làm lại và làm liên tục trong khi vẫn phải tiến lên những bước tiếp theo.

Việt Nam quan tâm đến chuyển đổi số như thế nào?

Mặc dù từ “chuyển đổi số” ở Việt Nam được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông, trong phát ngôn của các doanh nghiệp công nghệ lớn, trong bài phát biểu của chính phủ nhưng hầu như không có mấy thông tin cụ thể về bản chất của chuyển đổi số là gì và phải làm gì để chuyển đổi số để biến những lời kêu gọi thành hành động.

Tôi thử sử dụng Google và Google Trends xem đánh giá xu hướng tìm kiếm của người Việt xoay quanh khái niệm chuyển đổi số, từ đó có một hình dung nhất định về:

- Mức độ quan tâm đến chuyển đổi số đang như thế nào?

- Mức độ quan tâm đến đổi mới mô hình kinh doanh đang như thế nào?

- Tìm hiểu về chiến lược chuyển đổi số đang ở đâu?

- Khía cạnh nào của chuyển đổi đang được quan tâm nhiều nhất?

Theo đó, từ khóa “chuyển đổi số” mới xuất hiện trên google của Việt Nam vào năm 2009, nhưng mức độ tìm kiếm gần như không có nhiều thay đổi cho đến năm 2020 bắt đầu đi lên và đạt đỉnh vào năm 2021. Trong khi đó, từ khóa “đổi mới mô hình kinh doanh” – điều gắn liền với mục tiêu của chuyển đổi số mới chỉ được quan tâm từ tháng 9.2019 và lên xuống không đồng đều. Nói cách khác là gần như không có mối liên hệ nào giữa hai sự quan tâm này: người Việt quan tâm đến chuyển đổi số nhưng lại ít để ý đến bản chất của khái niệm này. Hơn nữa, khi tìm kiếm từ khóa “chuyển đổi số” cho ra gần 14 triệu kết quả trong khi từ khóa “đổi mới mô hình kinh doanh” chỉ cho ra gần 100 nghìn kết quả, ít hơn gần 150 lần. Từ khóa khác là “mô hình kinh doanh mới” thì có phần cao hơn, cho ra khoảng gần một triệu kết quả. Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn giữa kết quả tìm kiếm của “chuyển đổi số” và “mô hình kinh doanh mới” phản ánh phần nào hiện tượng thiếu tương xứng giữa thông tin hô hào chuyển đổi số và thông tin phân tích, chuyên sâu, có tính hướng dẫn thực hành hơn về khái niệm này.

Có lẽ “chuyển đổi số” ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khẩu hiệu chứ chưa thực sự được doanh nghiệp để tâm. Từ khóa “chuyển đổi số như thế nào” hầu như không được quan tâm, cho đến tháng 10/2021 khi dịch bệnh vừa mới đi qua giai đoạn cao trào và cũng không ngạc nhiên khi các tỉnh phía Nam, nơi chịu ảnh hưởng lớn hơn của dịch COVID-19 lại có mối quan tâm nhiều hơn về từ khóa này so với các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung. Từ khóa “chiến lược chuyển đổi số” cũng nhận được sự quan tâm hết sức khiêm tốn (chỉ hơn 100 nghìn kết quả).

Sẽ cần nghiên cứu sâu hơn về những con số trên trong tương quan với bối cảnh để nắm được sâu hơn mối quan tâm của doanh nghiệp với chuyển đổi số và các vấn đề xung quanh nó. Tuy nhiên, những con số trên cũng phần nào phản ánh hiện trạng truyền thông về cách thức thực hiện chuyển đổi số cũng như động lực khiến các chủ doanh nghiệp đặt tay gõ lên bàn phím để tìm hiểu về chuyển đổi số còn rất nhiều vấn đề phải bàn.

Ngoài việc phải đưa ra những thông tin sâu sắc hơn về con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp, truyền thông cũng cần cho thấy rằng con đường chuyển đổi số, dù là tất yếu, nhưng sẽ không đơn giản và doanh nghiệp sẽ phải có chiến lược và nguyên tắc để theo đuổi nó. Công cuộc chuyển đổi số của một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có nguy cơ thất bại và sẽ rất tốt nếu truyền thông có thể phân tích cả hai trường hợp. Khi tra bằng tiếng Việt “chuyển đổi số thành công” có gần 200 nghìn kết quả nhưng phần lớn là nội dung hướng dẫn sao cho thành công chứ chưa thực sự thấy những trường hợp thành công cụ thể được nghiên cứu và phân tích. Trong khi đó, khi tra từ khóa “chuyển đổi số thất bại” chúng ta chỉ có gần sáu nghìn kết quả.

Để thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số tổ chức kinh doanh tại Việt Nam, trước hết chính phủ cần phải có nghiên cứu để xác định nhu cầu, hoàn cảnh và năng lực chung của họ để có những chương trình (bao gồm cả từ phía nhà nước và tư nhân) được thiết kế phù hợp, tạo động lực cho doanh nghiệp đi theo và cam kết với con đường chuyển đổi số này.

Năm 2020, 2021, khi COVID-19 càn quét nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong mạng lưới của chúng tôi buộc phải đóng cửa và thậm chí phá sản, một trong những câu hỏi lớn với chúng tôi là làm sao gia tăng tỷ lệ sống sót của các doanh nghiệp, giúp họ thích ứng, và phát triển. Sau khi phân tích hiện trạng, chúng tôi nhận ra rằng, chính những doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ trên ba năm tuổi – độ tuổi đủ bình tĩnh trước những sóng gió trên thị trường nhưng cũng cởi mở để sẵn sàng điều chỉnh mô hình kinh doanh mạnh mẽ - sẽ có nhiều cơ hội tận dụng những cơ hội chuyển đổi số và có tiềm năng tạo ra bứt phá.

Chúng tôi cũng nhận ra rằng, “chuyển đổi số” hiện nay có thể là cái áo quá lớn với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều họ quan tâm nhất hiện nay chỉ dừng ở hai mục tiêu: làm sao để tăng doanh số và làm sao để triển khai bán hàng online thành công. Chúng tôi đã lựa chọn hỗ trợ kết hợp giữa đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh và bước đầu chuyển đổi số hơn 20 nhóm kinh doanh hướng đến ba mục tiêu chính: gia tăng doanh số qua kênh trực tuyến, đổi mới mô hình kinh doanh và gia tăng nhân sự cho hoạt động chuyển đổi số. Với hướng đi có trọng tâm này, chúng tôi đã đạt được những kết quả thực sự khả quan với sự gia tăng doanh số qua các kênh trực tuyến 300%-500% bình quân cho mỗi doanh nghiệp tham gia.

Dĩ nhiên, tăng doanh số, triển khai bán hàng online thành công và đổi mới mô hình kinh doanh hiện tại chưa được gọi là chuyển đổi số như định nghĩa của Tony Saldahna. Nhưng như tôi đã nói ở trên, nó là “bước đầu” và nó sẽ tạo động lực để doanh nghiệp tiếp tục những bước khác sâu hơn, khó hơn, phức tạp hơn của chuyển đổi số trong tương lai.

***

Kỷ nguyên dữ liệu đang đến rất gần với khối lượng dữ liệu vào năm 2025 được dự đoán sẽ tăng gấp năm lần so với năm 2019. Khoảng 60% của gần 3000 lãnh đạo các lãnh đạo các tập đoàn kinh doanh và IT toàn cầu cho rằng năng lực của công ty họ không thể bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của dữ liệu hiện nay. Chuyển đổi số là con đường mà các doanh nghiệp phải đi nếu muốn tồn tại. Rất nhiều quyết định kinh doanh sẽ dựa trên dữ liệu. Tuy vậy, con đường chuyển đổi số của Việt Nam đang rất chậm và sẽ còn rất chông gai. Quá trình hỗ trợ doanh nghiệp đặt ra những câu hỏi lớn khiến chúng tôi phải nhìn nhận lại hiện trạng về chuyển đổi số từ góc độ tư duy đến chiến lược và thực thi.

- Nhận thức của các lãnh đạo về đổi mới sáng tạo nói chung và chuyển đổi số nói riêng còn rất hạn chế dẫn đến động lực để đổi mới và chuyển đổi số rất thấp. Họ phần lớn coi đó là việc của một phòng ban và không ít coi rằng chuyển đổi số chỉ là sử dụng một số phần mềm.

- Nhân sự cho chuyển đổi số hầu như không có và/hoặc không sẵn sàng.

- Không xác định được chính xác vấn đề mình đang gặp phải nên không xác định được chuyển đổi số nói riêng và việc đổi mới toàn diện mô hình kinh doanh sẽ giúp được gì, từ đó thiếu hoàn toàn một chiến lược toàn diện cho đổi mới và chuyển đổi số.

Chúng ta còn quá nhiều việc phải làm trên con đường chuyển đổi số. Thực sự cần những đột phá so với cách thức truyền thông nhằm thay đổi nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp cho đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thay đổi văn hóa doanh nghiệp và thích ứng các công nghệ để tiến đến những bước chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Từ đó cho ra đời những mô hình kinh doanh mới có khả năng thích ứng và tăng trưởng trong những điều kiện môi trường kinh doanh và xã hội có những biến động mạnh. Chuyển đổi số hay mô hình kinh doanh mới bản chất không phải là hai bài toán tách biệt mà là những bước đi cần thiết trong nhau, cho dù doanh nghiệp tiếp cận từ đâu.

GS. Hồ Tú Bảo từng cho rằng, chuyển đổi số là cơ hội vô giá cuối cùng để Việt Nam bắt kịp với các nước phát triển. Việt Nam đang có những lợi thế trong kỷ nguyên số nhưng cũng đứng trước những thách thức vô cùng to lớn. Chúng ta sẽ ứng xử với cơ hội vô giá này thế nào để chuyển đổi số không là trào lưu, để chúng ta nắm bắt và hưởng lợi từ nó thực sự, có lẽ cần một tư duy mới trong chiến lược và thực thi trong đó truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không nhìn vào vấn đề doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia đang gặp phải trong tương quan với bối cảnh thế giới để tạo ra động lực đổi mới từ nội bộ mỗi doanh nghiệp, tổ chức, thì con số thất bại 70% cũng sẽ không có những ngoại lệ ở Việt Nam nếu không muốn nói là cao hơn.

Tăng doanh số, triển khai bán hàng online thành công và đổi mới mô hình kinh doanh hiện tại chưa được gọi là chuyển đổi số như định nghĩa của Tony Saldahna. Nhưng nó là “bước đầu” và nó sẽ tạo động lực để doanh nghiệp tiếp tục những bước khác sâu hơn, khó hơn, phức tạp hơn của chuyển đổi số trong tương lai.

Chuyển đổi số thành công chỉ có 10% là công nghệ còn 90% còn lại là đóng góp từ cách quản trị sự thay đổi và văn hóa công ty.

Tony Saldahna

 

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh

Mô hình Tăng tốc Kinh doanh số - DAP & Kế hoạch DAP 2022

Ở kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu về chương trình DAP và một số thành quả đạt được trong năm 2021. Trong bài viết kỳ này, KisStartup giới thiệu cách thức chúng tôi đã làm và bài học rút ra để cùng tạo ra những kết quả tích cực 

Vận dụng lý thuyết Tư duy thiết kế và kết hợp với Khởi nghiệp tinh gọn, KisStartup thiết kế mô hình của chương trình tăng tốc kinh doanh số bắt đầu từ Bước đồng cảm với khách hàng (các DN/HTX tham gia) sau đó xác định và gọi tên Vấn đề họ đang gặp phải. Rồi mới đi đến lên ý tưởng, tiến hành thử nghiệm và đưa ra các hỗ trợ về Đào tạo, Huấn luyện hay Cố vấn cho phù hợp. Và chính vì đồng cảm và hiểu được vấn đề cũng như nỗi đau của HTX và DN, KisStartup biết câu chuyện của từng DN/HTX yếu ở đâu và cần nguồn lực gì để hỗ trợ ngoài.  

 

 

Để đạt được những kết quả trên, tại sự kiện KisStartup đã tổng hợp ra các yếu tố làm nên thành công của Chương trình tăng tốc kinh doanh số sau 03 mùa phối hợp cùng GREAT trong năm 2021: 

1. Tư duy của chủ doanh nghiệp 

• Cởi mở và Chân thành

• Sẵn sàng thay đổi và quyết tâm cao

2. Tổ chức hỗ trợ trực tiếp 

• Phối hợp chặt chẽ với các bên

• Đào tạo, Huấn luyện tăng cường, hỗ trợ và giám sát hàng ngày

• Giám sát và Đo lường thay đổi

3. Điều chỉnh liên tục 

• Điều chỉnh chương trình liên tục theo nhu cầu

• Bổ sung nội dung mới: Sở hữu trí tuệ, tài chính doanh nghiệp

• Đào tạo + Tư vấn

4. Tương tác với lãnh đạo DN/HTX, Ban Quản lý dự án (BQL), Nhà tài trợ 

• Có sự tham gia sát sao của BQL & Nhà tài trợ, cập nhật thường xuyên

• Có sự cam kết và tham gia tích cực của lãnh đạo & quản lý cấp trung

Trong năm 2022, Chương trình Tăng tốc kinh doanh số sẽ dự kiến diễn ra theo 04 mô hình sau: 

  • Mô hình 1:1 giữa KisStartup và DN/HTX
  • Mô hình Nhà tài trợ chi trả hoàn toàn cho DN/HTX
  • Mô hình kết hợp đối ứng DN/HTX & Nhà tài trợ
  • Mô hình kết hợp đối ứng Nhà tài trợ & KisStartup

 

Ở cả 04 mô hình này, chương trình đều nhắm tới 03 đối tượng là các DN TRÊN 3 NĂM TUỔI đã có sản phẩm và đang cần đổi mới mô hình kinh doanh, tìm hướng đổi mới sáng tạo cho kênh các kênh phân phối hoặc có mong muốn tận dụng các nền tảng số để thúc đẩy kinh doanh trực tuyến, các HTX ĐÃ/ĐANG VÀ SẼ có mong muốn chuyển dịch mô hình kinh doanh từ truyền thống sang kết hợp cả truyền thống và trực tuyến, các TỔ CHỨC CÓ NHU CẦU ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH và tận dụng và khai thác nguồn dữ liệu sẵn có của mình một cách thông thái để bắt đầu đi sâu hơn vào câu chuyện chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

 

Sau những bài học rút ra được năm 2021, ở chương trình 2022 ngoài những mục tiêu ban đầu, KisStartup sẽ lồng ghép những bài học liên quan đến AN TOÀN MẠNG, gia tăng hợp tác chặt chẽ với các trường đại học để đưa những nguồn lực chất lượng vào hỗ trợ DN/HTX, lồng ghép sâu hơn bài học về các yếu tố đo lường tác động nhằm giúp DN/HTX có cái nhìn toàn diện và cân bằng giữa câu chuyện kinh doanh và tạo tác động. 

 

Không chỉ mong muốn những kiến thức, kinh nghiệm của mình được chia sẻ, KisStartup mong muốn được đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà tài trợ và các tổ chức hỗ trợ nhằm chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo thành công cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chiếm tới 97% doanh nghiệp tại Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững. 


 

—----------------

Thông tin về KisStartup và Chương trình: 

KisStartup phối hợp cùng Dự án GREAT do chính phủ Úc tài trợ thực hiện chương trình Tăng tốc Kinh doanh số - hỗ trợ 20 DN và HTX ở Lào Cai và Sơn La. Chương trình bao gồm những khóa đào tạo trực tuyến về cách thức hiện diện và quản lý mô hình kinh doanh trực tuyến, lên sàn hay tiếp cận vốn. Song song với quá trình đào tạo là những buổi huấn luyện trực tiếp 1:1. Chương trình kéo dài 03 tháng với áp lực cao để thúc đẩy các doanh nghiệp và HTX tăng tốc hiệu quả nhìn thấy sự thay đổi về doanh số và khách hàng nhích lên hàng ngày và hàng tuần. 

Sự kiện Tăng tốc kinh doanh số - THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ & ĐỔI MỚI SÁNG TẠO là sự kiện Tổng kết lại hành trình năm 2021 KisStartup đã thực hiện chương trình Tăng tốc kinh doanh số để chia sẻ bài học kinh nghiệm đúc rút ra từ quá trình làm việc thực tiễn với doanh nghiệp trong câu chuyện chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh.

 

Tổng kết sự kiện THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ & ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH

Sự kiện Tăng tốc kinh doanh số - THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ & ĐỔI MỚI SÁNG TẠO do KisStartup tổ chức diễn ra vào ngày 18.1.2022 với sự tham gia của:

  • Bà Majdie Hordern - Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Úc tại Việt Nam
  • Bà Vũ Quỳnh Anh - Phó Cố vấn trưởng Dự án GREAT 
  • Ông Đinh Xuân Hương - Đồng sáng lập Công ty phần mềm VINNO. 
  • Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Giám đốc điều hành tại KisStartup 
  • Bà Vũ Kim Dung - Quản lý cấp trung tại VietRap 
  • Bà Bùi Phương Thanh - Giám đốc HTX Noọng Piêu 
  • Chị Sùng Thị Lan - Giám đốc HTX Mường Hoa 
  • Chị Hà Thị Khuyên - Chủ Hà Khuyên homestay
  • Anh An Văn Tuấn - Giám đốc HTX Nông lâm Thế Tuấn 

 

Sự kiện là thời điểm để KisStartup tập hợp lại những bài học kinh nghiệm đáng giá, những khó khăn và cách thức vượt qua khó khăn cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến siêu nhỏ và các hộ kinh doanh cũng như các HTX trong câu chuyện đổi mới mô hình kinh doanh, thúc đẩy gia tăng doanh số và tận dụng nguồn lực internet để tiến hành từng bước nhỏ nhất trong câu chuyện chuyển đổi số. 

Trong sự kiện, Bà Vũ  Quỳnh Anh - Phó Cố vấn trưởng Dự án GREAT chia sẻ:

“Qua 03 mùa thực hiện chương trình tăng tốc kinh doanh số với KisStartup, chúng tôi đã nhìn thấy những mặt tích cực và sự phù hợp của chương trình với các DN/HTX có sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số như sau:

  1. Chứng kiến nhiều mô hình kinh doanh thay đổi. Ví dụ như ở Bắc Hà các bên làm du lịch đã biết kết hợp với nông nghiệp để đi qua giai đoạn COVID-19 làm du lịch bị ngưng trệ, sự đổi mới sản phẩm để mở rộng thị trường online,...
  2. Chuyển đổi sang kinh doanh số không có rào cản chỉ cần có internet, điện thoại thông minhsự cam kết từ người tham gia
  3. Chuyển đổi số đã chứng minh rằng phụ nữ dân tộc thiểu số đã được tăng cường các năng lực trong kinh doanh, tăng sự tự chủ và khả năng ra quyết định làm cải thiện khả năng lãnh đạo. Từ đó được ủng hộ nhiều của gia đình.

Bên cạnh đó chúng tôi, đánh giá cao sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ chuyên gia, huấn luyện viên của KisStartup. Đây là một chương trình chuyên sâu không chỉ về mặt chuyển đổi số, mà còn trang bị các kiến thức về sở hữu trí tuệ, nhân sự, quản lý tài chính cá nhân. Trong thời gian tới, GREAT hy vọng sẽ tiếp tục được cộng tác với các đối tác có kinh nghiệm, mong muốn đưa chương trình này đến với nhiều phụ nữ miền núi để cùng phát triển.”

Trong suốt năm 2021 làm việc cùng GREAT, chương trình Tăng tốc kinh doanh số đã tiếp xúc và phỏng vấn với hơn 60 Doanh nghiệp, HTX và các cá thể kinh doanh, trong đó tiếp tục chọn lọc 20 HTX và DN đi sâu vào chương trình đào tạo và huấn luyện tăng cường với 03 mục tiêu: Đổi mới mô hình kinh doanh - Gia tăng số lượng và chất lượng nhân sự -  Tăng doanh thu qua các kênh trực tuyến (kết hợp với mô hình truyền thống).  Chương trình Tăng tốc Kinh doanh số trong năm 2021 diễn ra với 02 cấp độ: Cấp độ cơ bản (với sự tham gia của 20 DN và HTX), Cấp độ nâng cao (với sự tham gia của 04 DN và HTX). 

Kết thúc chương trình: 100% các đơn vị tham gia thay đổi mô hình kinh doanh, 100% các đơn vị gia tăng doanh thu - HƠN 4.3 TỶ là TỔNG DOANH THU QUA CÁC KÊNH ONLINE của 20 DN và HTX tham gia chương trình Tăng tốc kinh doanh số trong vòng 10 tuần liên tục. Ước tính mỗi DN/HTX tăng 300-500% doanh thu so với trước khi tham gia chương trình. Quan trọng hơn, kết thúc chương trình Tăng tốc kinh doanh số, 20 DN và HTX không (hoặc) ít bị phụ thuộc vào bên thứ 3 mà hoàn toàn có thể tự mình phát triển chiến lược, nội dung và tự tin có nguồn doanh thu ổn định khi bán hàng trên các kênh trực tuyến. Một số doanh nghiệp đã tiến đến quản trị nội bộ trong doanh nghiệp thông qua ứng dụng phần mềm, mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu. 

---

Trong phần 2 của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ về những yếu tố tạo nên sự thành công của Chương trình Tăng tốc kinh doanh số 2021.

SME và những câu hỏi trước 7 xu hướng thúc đẩy chuyển đổi số

COVID 19 đến nhanh như một cơn lũ, càn quét qua các nền kinh tế và để lại những hậu quả khủng khiếp với nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp. Sau cơn lũ này, có những điểm yếu nội tại của doanh nghiệp đang lộ ra rõ nét, có những cơ hội trong khủng hoảng vì thế mà hình thành. Chỉ những doanh nghiệp có khả năng thích ứng cao mới có khả năng sống sót và thậm chí sống khỏe qua COVID 19. Ở khía cạnh tích cực, thì trong thách thức, COVID 19 giúp cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp thực sự biết tận dụng cơ hội này. 
Chính vì vậy, chuyển đổi số trở thành bắt buộc, không còn là lựa chọn có hay không mà là mệnh lệnh tồn tại hay là chết.  
SMEs đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế không chỉ bởi những đóng góp về việc làm, về sản lượng cho GDP mà còn bởi sự linh hoạt, khả năng thích ứng trong những môi trường biến động như hiện nay. Nhằm gợi ý những câu hỏi mà các doanh nghiệp SMEs nên đặt ra để nắm bắt những cơ hội và/hoặc nhận diện thách thức trong và sau COVID 19, bài viết phân tích theo 7 xu hướng thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp SMEs theo nghiên cứu của Microsoft. (Nguồn: The Future of the Medium-Sized Business 7 Trends Driving SMEs’Digital Transformation)


1.    Làm việc linh hoạt
Làm việc từ xa trở thành lựa chọn bắt buộc khi COVID 19 diễn ra, nhưng ẩn đằng sau nó có nhiều câu chuyện và thông điệp hơn nữa. Khi làn sóng thứ nhất của COVID 19 đi qua, người ta dần nhận ra rằng, làm việc từ xa mang lại những lợi ích mà trước kia chưa bao giờ chúng ta nhận thấy. Sự tiết kiệm nguồn lực, thời gian di chuyển trên đường và khả năng vận hành mà không cần không gian vật lý. SMEs với đặc thù của mình là linh hoạt sẽ cắt giảm những chi phí gây lãng phí tốn kém, tận dụng các công cụ trực tuyến để vận hành hiệu quả hơn. Làm việc linh hoạt không chỉ thay đổi cách tương tác mà thực chất thể hiện sự thay đổi trong tư duy của chủ doanh nghiệp về sự cần thiết phải có một không gian hoặc sự hiện diện vật lý, nó chính là trao quyền cho nhân viên được tự do và chủ động với công việc của mình. Câu hỏi đặt ra với các chủ doanh nghiệp đó chính là: 
•    Bao nhiêu % trong vận hành/nhân viên doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang làm việc linh hoạt?
•    Chuyển sang xu hướng này có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp của bạn bao nhiêu chi phí? (Từ chi phí văn phòng, chi phí vận hành, chi phí quản lý nhân sự v..v) 
•    Làm việc linh hoạt có thể khiến bạn tuyển dụng thêm bao nhiêu người mà không phải quản lý
•    Làm việc linh hoạt có thể giúp bạn gia tăng bao nhiêu % doanh thu? 
•    Những công cụ nào giúp cho quá trình chuyển đổi này trở nên hiệu quả?

Chuyển đổi số. Chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sốngcách làm việc, và phương thức sản xuất với các công nghệ số” – GS. Hồ Tú Bảo (Nguồn: Tia Sáng)
2.    Cá nhân hóa trải nghiệm
Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử, với những áp lực khủng khiếp của giãn cách xã hội, con người lại phải lên mạng trực tuyến nhiều như vậy cho tất cả các nhu cầu học tập, mua bán, giải trí và làm việc. Thay vì 4h bình quân cho các mạng xã hội, có lẽ con số này đã tăng lên gấp đôi thậm chí gấp ba lần. Người tiêu dùng thay đổi, các doanh nghiệp thay đổi, đương nhiên các doanh nghiệp bán hàng cho những đối tượng này cũng buộc phải thay đổi. Con số theo thống kê của Microsoft là ở Mỹ, mới chỉ 8% khách hàng hài lòng với trải nghiệm của họ, có nghĩa là còn rất nhiều dư địa cho trải nghiệm của khách hàng được cải thiện ở những thị trường đang phát triển nơi thương mại điện tử mới chỉ ở giai đoạn khởi động. Nếu SMEs sâu vào hành vi, quy trình mua hàng và cảm xúc của khách hàng và muốn cải thiện nó thông qua chuyển đổi số, các câu hỏi đặt ra ở đây là:
•    Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ đã thay đổi thế nào? Trải nghiệm của họ với doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào – trực tuyến và ngoại tuyến? Khó khăn họ gặp phải là gì? Có khó khăn nào mới xuất hiện? Quy trình phải thay đổi thế nào để giải quyết những khó khăn này và/hoặc gia tăng giá trị cho họ?
•    Khách hàng mới xuất hiện là ai? Họ cần gì ở doanh nghiệp? Trải nghiệm của 
•    Công cụ nào có thể gia tăng giá trị cho những trải nghiệm này? Công cụ nào giúp quá trình hiểu trải nghiệm của họ hiệu quả hơn cho doanh nghiệp?

SMEs Việt Nam

Trong tổng số 518.000 doanh nghiệp đăng ký năm 2017, khoảng 500.000 doanh nghiệp là DNVVN. Các DNVVN đóng góp khoảng 47% GDP của đất nước và 40% ngân sách nhà nước, và khoảng chín triệu việc làm đã được tạo ra bởi các DNVVN.

3.    Quyết định dựa trên dữ liệu
73% những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ thu thập, xử lý, phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định  thấy những tác dụng rõ rệt của dữ liệu lớn trong vận hành doanh nghiệp. Tìm ra giá trị trong dữ liệu mới thực sự là ý nghĩa của dữ liệu lớn. Thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trước tiên nằm ở ý thức về tầm quan trọng của dữ liệu. Dữ liệu của các doanh nghiệp mặc dù không ít đã được số hóa nhưng phần lớn vẫn tản mát, thiếu chiến lược thu thập, xử lý, phân tích nên khâu khai thác để biến nó thành giá trị thì dường như chưa nhiều. Chưa kể rất nhiều doanh nghiệp còn để những dữ liệu này nằm trong tay của đơn vị thứ ba mà không hề có chiến lược kiểm soát. Câu hỏi đặt ra với SMEs trong vấn đề dữ liệu quan trọng nhất vào thời điểm này là:
•    Doanh nghiệp đang đối xử với tài sản dữ liệu của mình như thế nào? (thu thập, xử lý, phân tích, khai thác?)
•    Doanh nghiệp có nhìn thấy những cơ hội và thách thức từ hiện trạng dữ liệu của chính mình?
•    Doanh nghiệp sẽ thực hiện theo lộ trình như thế nào để sử dụng dữ liệu trong quá trình đổi mới mô hình kinh doanh của mình?

Một số con số về SME Việt Nam trong COVID 19

Theo một cuộc khảo sát cho thấy, 52% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có kế hoạch đầu tư trong năm nay bất kể Covid-19, tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á. Nguồn: VnExpress.2020

Tháng trước, Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) báo cáo rằng 29.200 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động trong sáu tháng đầu năm 2020, trong khi 19.600 doanh nghiệp khác đang chờ hoàn tất thủ tục giải thể.

Trong cùng thời kỳ, 565.000 người đã yêu cầu trợ cấp thất nghiệp do 7,8 triệu công nhân bị mất việc làm hoặc bị giảm giờ làm việc. Ở chiều ngược lại, 13.700 công ty được thành lập vào tháng 6, nâng tổng số doanh nghiệp mới lên 62.000, mặc dù con số này giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: https://hrmasia.com/
4.    Trí tuệ nhân tạo
Theo Microsoft, từ chatbots, tự phục vụ và quản lý mối quan hệ khách hàng, dự báo bán hàng, AI cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt, quản lý và đo lường khách hàng và tương tác với doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, SMEs Việt Nam còn khá mơ hồ với ứng dụng AI trong sản xuất và kinh doanh và không biết bắt đầu từ đâu. Việc ứng dụng AI vào sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị về mặt dữ liệu. Chỉ khi có dữ liệu đúng và phù hợp, doanh nghiệp mới có thể đặt ra bài toán về việc sử dụng AI ở mức độ nào cho những vấn đề nào cần giải quyết. Việc xác định vấn đề cũng như tìm ra mức độ ứng dụng AI để giải quyết nó phụ thuộc chủ yếu vào sự chuẩn bị dữ liệu của doanh nghiệp.  
Một số câu hỏi đặt ra là: 
•    Mức độ sẵn sàng về dữ liệu và các kênh thu thập dữ liệu của doanh nghiệp
•    Vấn đề lớn nhất doanh nghiệp đang gặp phải là gì? 
•    Làm thế nào để tối ưu chi phí và gia tăng doanh thu thông qua tự động hóa quy trình sử dụng trí tuệ nhân tạo?
•    Doanh nghiệp nên bắt đầu từ những bước đơn giản nào để làm quen và hiểu về AI?

5.    Trao quyền cho người tiên phong: Rõ ràng bài toán chuyển đổi số không chỉ là công nghệ mới hay phần mềm mới, nó cần cách nghĩ mới. Như đã phân tích ở trên, con người là chủ thể của quá trình này. Doanh nghiệp muốn CĐS hiệu quả thì cần có những con người tiên phong với cách làm mới và tư duy mới. Chủ doanh nghiệp thay vì tư duy đóng phải hướng đến tư duy mở, chấp nhận những cách tiếp cận mới và dám trao quyền cho những người có năng lực tiên phong. Câu hỏi đặt ra là:
•    Những ai sẽ là những người tiên phong trong doanh nghiệp cho công cuộc chuyển đổi số?
•    Doanh nghiệp sẽ cung cấp gì cho người được trao quyền (thông tin, hiểu biết sâu) để họ có thêm sức mạnh, năng lực?
•    Doanh nghiệp sẽ thay đổi tư duy như thế nào để trao quyền hiệu quả cho những người này?
•    Doanh nghiệp sẽ đầu tư những gì để người được trao quyền thực thi hiệu quả quyền của họ?

6.    Giải pháp đám mây
Các giải pháp đám mây đang giúp doanh nghiệp giảm đáng kể những đầu tư cho hạ tầng công nghệ khi áp dụng các công nghệ mới trong chuyển đổi số và gia tăng khả năng thích ứng và điều chỉnh linh hoạt của doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Mặt khác, với các giải pháp đám mây, SMEs có thể mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ mà không gia tăng chi phí đầu tư lớn. Nhận diện các vấn đề hiện tại xoay quanh quy trình và dịch vụ của mình và tìm kiếm các giải pháp đám mây phù hợp sẽ là một quá trình đòi hỏi có câu hỏi đúng và nhân sự phù hợp. Các câu hỏi đặt ra là:
•    Chiến lược nào doanh nghiệp đang lựa chọn cho doanh nghiệp của mình? Chiến lược thị trường bản địa? Chiến lược thị trường nước ngoài?
•    Những giải pháp đám mây nào đang có khả năng đáp ứng các nhu cầu này?
•    Giải pháp đó tương thích như thế nào với những hệ thống đang có tại doanh nghiệp?
•    Khả năng thu thập, khai thác, bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp với những giải pháp này?
•    Nhân sự cần thiết để vận hành các giải pháp?

7.    An ninh mạng
Xây dựng và bảo vệ tài sản trong công cuộc chuyển đổi số là một thách thức lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Nếu chưa nhận thức về chuyển đổi số hay vấn đề dữ liệu, mọi ứng dụng công nghệ mới có thể đẩy doanh nghiệp vào những rủi ro mới. Phòng bao giờ cũng tốt hơn chống, những đầu tư cho chuyển đổi số luôn luôn phải song hành với đầu tư phòng các rủi ro. Câu hỏi lớn nhất đặt ra cho mỗi doanh nghiệp chính là rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải cho tài sản của mình khi chuyển đổi số là gì? Khi nhận diện được những rủi ro, với sự chuẩn bị của mình, doanh nghiệp sẽ có những đầu tư thích đáng cho việc xây dựng những quy trình an toàn hơn, hiệu quả hơn cho nội bộ và trong tương tác với các yếu tố môi trường bên ngoài. 


Cuối cùng, có thể thấy, với 7 xu hướng trên, chuyển đổi số đang tác động vào mọi khía cạnh của mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp từ phân khúc khách hàng, giá trị mang lại cho khách hàng, các nhóm kênh, cách quan hệ khách hàng, dòng doanh thu, hoạt động chính của doanh nghiệp, nguồn lực chính, đối tác chính và cấu trúc chi phí. 7 xu hướng tác động đến chuyển đổi số này sẽ tạo ra biến đổi cốt lõi của mô hình kinh doanh. “Bất kỳ công ty nào có hoạt động cốt lõi có thể chuyển sang trực tuyến đều cho thấy những kết quả tích cực bất ngờ”. Olivier D’Assier. Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Ứng dụng Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Qontigo
 

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Sáng lập & CEO KisStartup