Sinh viên sáng tạo - Đại học đổi mới

22/04/22 05:04:17 Lượt xem:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI = THẦY CÔ & SINH VIÊN CÙNG ĐỔI MỚI


Một trường đại học đổi mới cần có thầy cô và sinh viên cùng theo đuổi mục tiêu đổi mới để xây dựng văn hóa đổi mới từ các cấp lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo lớp, tổ nhóm; qua đó hình phát triển tinh thần đổi mới sáng tạo, thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp hướng tới chuyển giao tri thức trong trường thành tài sản thương mại hóa được. Việc tận dụng và chuyển hóa tài sản trí tuệ của nhà trường thành sản phẩm dịch vụ phục vụ cho thị trường không chỉ đem lại lợi ích tài chính cho nhà trường và cán bộ nghiên cứu và còn góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo - hoạt động cốt lõi của trường đại học theo mô hình mới - đi lên. 

 

Trong quá trình từ kết quả nghiên cứu khoa học trở thành sản phẩm, dịch vụ được thị trường chấp nhận có vô vàn chông gai. Theo kết quả Báo cáo chúng tôi thực hiện cùng ICM Falk Foundation, ở góc độ dự án của sinh viên, một trong những trở ngại lớn dẫn tới 87% dự án NCKH của sinh viên kỹ thuật, công nghệ không thể phát triển tiếp thành dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) chính là do định hướng nghề nghiệp của sinh viên và tâm lý ngại bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để cho mình cơ hội thử thách bản thân. 

Ngoài ra, còn nhiều khó khăn khách quan như: 

  • Nhà trường chưa có chiến lược tổng thể định hướng phát triển, ứng dụng kết quả từ NCKH và ghi nhận nỗ lực chuyển hóa kết quả NCKH thành sản phẩm/ dịch vụ hoàn chỉnh cho thị trường. 
  • Đặc thù một số ngành khó cho phép ra sản phẩm/ dịch vụ trong một thời gian ngắn 1 - 2 năm NCKH
  • Kinh phí triển khai hạn hẹp

Những khó khăn này là khó khăn chung cho các dự án KNĐMST từ NCKH của cả sinh viên và giảng viên. Để dự án KNĐMST từ NCKH của giảng viên, sinh viên phát triển bền vững rất cần sự ủng hộ sát sao từ ban lãnh đạo nhà trường có chính sách, chiến lược kịp thời; sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ phát triển kinh doanh trong và ngoài trường, các quỹ đầu tư giai đoạn đầu để hỗ trợ dự án trong dài hạn từng bước củng cố nguồn lực và năng lực cho dự án. 

CÚ HÍCH CHO NGƯỜI TIÊN PHONG

“[Chương trình của] KisStartup như một cú hích để khiến chúng tôi đang lưỡng lự không biết chọn con đường nào để đi tiếp… có thể xác định lại được mục tiêu. Sau khi gặp KisStartup, chúng tôi không còn ngồi nghĩ nữa mà thông qua huấn luyện chúng tôi có chuyển hóa [suy nghĩ đó] thành hành động cụ thể”

  • Bà Phạm Thị Loan, trưởng nhóm In Bê tông QLAT tại trường Đại học Hải Phòng - 

 

Trong hành trình từ NCKH thành dự án/doanh nghiệp KNĐMST, sự tiên phong của giảng viên vô cùng đáng quý để giúp sinh viên có thể hình dung quá trình đó mặc dù có khó khăn nhưng thành quả đem lại rất đáng để trải nghiệm. Đó chính là sự thay đổi trong tư duy và sự chuyển hóa từ suy nghĩ thành hành động cụ thể. Với sự tiên phong của giảng viên cũng giúp sinh viên nuôi dưỡng tinh thần nghiên cứu khoa học và không ngừng đổi mới sáng tạo. Tinh thần luôn học hỏi và dám dấn thân đó sẽ giúp sinh viên có thể thành công dù làm bất cứ công việc gì. 

 

 

Dự án như dự án In Bê tông QLAT do TS. Phạm Thị Loan từ trường Đại học Hải Phòng dẫn dắt là một ví dụ điển hình cho điều đó. Dự án In Bê tông QLAT là một 1 trong 3 nhóm ở VN đang tự phát triển và sở hữu công nghệ in bê tông. Điểm đặc biệt của dự án In Bê Tông QLAT là sử dụng nguyên liệu tận dụng phế thải trong công nghiệp nhiệt điện. Hiện dự án đã in thành công bàn ghế và mô hình nhà thu nhỏ theo tỷ lệ 1:20 và đang mong muốn đồng hành cùng công trình tại Việt Nam. KisStartup đồng hành với dự án In Bê tông QLAT thông qua chương trình RnD Vietnam - Giai đoạn Tiền ươm tạo nhằm giúp dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu thông qua tìm kiếm mô hình kinh doanh và mô hình hợp tác hiệu quả với các đối tác, doanh nghiệp, tổ chức .v.v. Chỉ sau 03 tuần tham gia chương trình RnD Vietnam - Giai đoạn Tiền Ươm tạo, dự án có những bước chuyển mình đáng khích lệ khi xác định rõ được mục tiêu, phân vai rõ ràng và tinh gọn trong đội nhóm, và có thêm khách hàng tiềm năng. 

 

Có thể nói bên cạnh hỗ trợ của KisStartup, sự hỗ trợ sát sao từ Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Khoa học Công nghệ và Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học & Khởi nghiệp của trường Đại học Hải Phòng. Do vậy, để xây dựng trường Đại học đổi mới rất cần một chương trình đồng hành dài hạn, bền vững để nhân rộng những hạt nhân tiên phong như dự án In Bê Tông QLAT trong trường. 

HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG & KISSTARTUP 

Sau kết quả ban đầu từ chương trình tiền ươm tạo mà dự án In Bê tông QLAT tham gia, chúng tôi vinh dự đi đến ký kết Biên bản Hợp tác với trường Đại học Hải Phòng để cùng Nhà trường hiện thực hóa kế hoạch thúc đẩy hoạt động ĐMST trong trường đại học trong thời gian tới. 

 

Thông qua hợp tác này, chúng tôi kỳ vọng sẽ cùng Nhà trường thực hiện một số hoạt động: 

  1. Nâng cao năng lực về KNĐMST cho giảng viên, sinh viên
  2. Đồng hành cùng dự án KNĐMST từ NCKH của giảng viên, sinh viên
  3. Kết nối dự án với quỹ đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn có chọn lọc tiến tới thương mại hóa kết quả NCKH từ trường đại học. 
  4. Đồng đầu tư vào dự án KNĐMST tiềm năng.

Hợp tác với trường Đại học Hải Phòng không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng của KisStartup mà còn đánh dấu một bước ngoặt trong hợp tác giữa trường đại học và khối tư nhân nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST trong trường đại học. 

Sau lễ ký kết, chúng tôi sẽ tổ chức một loạt các chương trình dành riêng cho dự án KNĐMST từ trường đại học. 

Các trường đại học có hợp tác với KisStartup thông qua dự án RnD nhằm đưa hoạt động KNĐMST của nhà trường đi vào chiều sâu, vui lòng liên hệ chúng tôi tại hello@kisstartup.com để cùng trao đổi cơ hội hợp tác tiềm năng. 

 

Chương trình RnD Vietnam và C-Plastics Incubator 2021 chính thức mở đơn đăng ký. Bạn quan tâm vui lòng tìm hiểu tại ĐÂY

 

Tải Báo cáo “Đổi mới sáng tạo trong trường đại học cho sinh viên kỹ thuật, công nghệ” tại ĐÂY

Tìm hiểu thêm về chương trình RnD Vietnam tại ĐÂY

Tìm hiểu thêm về chương trình C-Plastics Incubator 2021 tại ĐÂY

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: 

Website: www.kisstartup.com

Email: hello@kisstartup.com 

Tin tức liên quan