Tại sao đầu tư lồng ghép lăng kính giới có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn?

Tại sao đầu tư lồng ghép lăng kính giới có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn?

Theo Morgan Stanley, viết bởi Emily Thomas

Phạm Phương Linh giới thiệu và biên tập

Tại COP27 2022 vừa qua, Women in Finance Climate Action Group và 2X Collaborative đã đưa ra lời kêu gọi thúc đẩy tất cả các bên liên quan quan trong chuỗi giá trị tài chính khí hậu đưa ra các cam kết mới và các sáng kiến ​​mới để hỗ trợ tài chính khí hậu bình đẳng giới. Các nhà đầu tư và công ty khởi nghiệp ngày càng nhận rõ hơn rằng tập trung vào phụ nữ và cân bằng về giới trong tổ chức sẽ mở ra nhiều con đường tiếp cận với vốn và cơ hội đầu tư hơn. Điều gì khiến “lăng kính” này hấp dẫn và cần thiết với thị trường?

Các quy định và nhà đầu tư đang thay đổi hành vi của doanh nghiệp

Tại Mỹ, Nasdaq đã đệ trình đề xuất lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) để áp dụng các quy tắc niêm yết mới liên quan đến tính đa dạng và công bố thông tin của hội đồng quản trị. Đề xuất này đã được thông qua vào tháng 8 năm 2021 và yêu cầu tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq của Hoa Kỳ phải tiết lộ công khai số liệu thống kê nhất quán, minh bạch về tính đa dạng liên quan đến ban giám đốc của họ.

Còn tại Việt Nam, Luật Bình đẳng giới năm 2007, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, lao động, gia đình, và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Từ góc độ luật pháp luật cho thấy, các quy định này đang buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức hoạt động của họ để thúc đẩy bình đẳng giới. 

Bình đẳng giới là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của một doanh nghiệp

Các nghiên cứu cho thấy rằng sự cân bằng về số lượng giữa tất cả các giới tính có thể giúp mở rộng quan điểm và thúc đẩy việc ra quyết định tốt hơn trong các tổ chức thuộc mọi quy mô. Trên thực tế, những quan điểm đa dạng thực sự có khả năng làm tăng lợi nhuận của danh mục đầu tư của bạn. 

Nghiên cứu của Morgan Stanley Research cho thấy, lực lượng lao động đa dạng giới có liên quan mật thiết đến lợi nhuận cao hơn. Khi phân tích các công ty toàn cầu, nhóm nghiên cứu nhận thấy: 

  • Doanh nghiệp hướng tới sự bình đẳng giới có lợi nhuận trung bình cao hơn 1,2% mỗi năm so với các công ty ít đa dạng trong giai đoạn 2011-2022; 
  • Sự đa dạng giới thúc đẩy đổi mới, tăng cường khả năng thích ứng và nâng cao uy tín thương hiệu.

Lợi ích từ sự đa dạng về giới cho doanh nghiệp

  • Nâng cao sự hài lòng của nhân viên: Sự đa dạng nói chung, bao gồm cả đa dạng về giới tính, đã được chứng minh là có mối tương quan với hiệu suất vượt trội về mức độ gắn kết của nhân viên. Người lao động hạnh phúc sẽ tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo hơn. Ngoài ra, việc giữ chân những nhân viên tài năng sẽ tiết kiệm chi phí hơn là tìm người thay thế;
  • Thúc đẩy sự đổi mới: Đa dạng hơn có thể cải thiện việc ra quyết định của tổ chức. Nếu mọi người ngồi quanh phòng họp đều có trải nghiệm và quan điểm giống nhau, điều đó có thể vô tình tạo ra những điểm mù trong quá trình ra quyết định. Hơn nữa, đa dạng giới thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ, giúp doanh nghiệp khai thác thị trường mới và tăng doanh thu.;
  • Lợi thế trong tuyển dụng: Cân bằng về giới trong tuyển dụng mang lại cho các công ty lợi thế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ở những quốc gia đang có lực lượng lao động già đi và ngày càng thu hẹp.

Các quy định về giới và nhà đầu tư đang thay đổi hành vi của doanh nghiệp tại Việt Nam theo những cách tích cực. Luật Bình đẳng giới năm 2006 và sửa đổi năm 2015 đã yêu cầu sự bình đẳng về giới trong các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến và trả lương. Mặt khác, bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng trong ESG. Doanh nghiệp có chính sách bình đẳng giới tốt sẽ được các nhà đầu tư đánh giá cao và ưu tiên đầu tư. Những thay đổi này đang giúp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động và lãnh đạo, giảm bớt bất bình đẳng trong môi trường làm việc, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững. 

Tài liệu khác