Tác giả: Nguyễn Đặng Anh Minh – Nguyễn Đặng Tuấn Minh
“Với màn trình diễn rực rỡ về màu sắc, biểu diễn văn hóa và ẩm thực tại cuộc họp đường đua Sherpa đầu tiên ở thành phố lịch sử Udaipur, Ấn Độ đã bắt đầu vai trò Chủ tịch G20 trong không khí lễ hội. Bên cạnh việc triệu tập nhiều cuộc thảo luận theo chủ đề có tầm quan trọng toàn cầu và chiến lược, các đại biểu cũng đắm mình trong lòng hiếu khách và di sản văn hóa của Rajasthani. Điều này bao gồm phong cách hội họa 300 năm tuổi được gọi là Jal Sanjhi, các buổi biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ dân gian từ cộng đồng Langa và Manganiyar, chuyến thăm pháo đài Kumbhalgarh và thưởng thức món mangodi của Rajasthani cho bữa tối, với một chút biến tấu của hạt kê. Một trải nghiệm tương tự đã được tạo ra ở Bengaluru, nơi các nhà lãnh đạo thế giới gặp nhau để bắt đầu các cuộc đàm phán về Tài chính. Trong chuyến thăm kéo dài hai ngày này, các đại biểu không chỉ được xem các buổi biểu diễn văn hóa cổ mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng kho báu văn hóa của nước chủ nhà bao gồm tơ lụa, đồ thủ công, cà phê và các loại gia vị khác được trưng bày trong các cơ sở hoành tráng. Những dự án văn hóa tuyệt vời này làm nổi bật các nguồn tài nguyên văn hóa vô song của Ấn Độ – cả vật thể và phi vật thể – là một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế văn hóa cũng như sức mạnh mềm của đất nước"
Tiếp theo số trước hiểu về tầm quan trọng của kinh doanh và khởi nghiệp trên nền tảng văn hóa và di sản, bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn những câu chuyện ví dụ từ Ấn Độ - một quốc gia đang nổi lên trong vai trò đi đầu với chiến lược mang tầm quốc tế để khai thác một cách hiệu quả những giá trị từ tài sản văn hóa và di sản hơn 5000 năm tuổi.
Các ngành công nghiệp sáng tạo – bao gồm quảng cáo, kiến trúc, nghệ thuật và thủ công, thiết kế, thời trang, phim, video, nhiếp ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, xuất bản, nghiên cứu & phát triển, phần mềm, trò chơi máy tính, xuất bản điện tử và truyền hình/đài phát thanh – là huyết mạch của nền kinh tế sáng tạo. https://unctad.org/topic/trade-analysis/creative-economy-programme |
Trước đây chúng ta thường nghe nhắc tới các khái niệm như xuất khẩu văn hóa trong đó có những câu chuyện thành công kinh điển của các quốc gia Châu Á như Nhật Bản với sushi, karate hay Hàn Quốc với điện ảnh, K-pop. Gần đây, Ấn Độ nổi lên như một quốc gia với những tiềm năng mạnh mẽ của nền công nghiệp sáng tạo. Là thành viên của G20 – những quốc gia như đã nhắc trong số trước coi ngành công nghiệp sáng tạo trở thành một đông lực quan trọng của khởi nghiệp và kinh doanh - Ấn Độ đã có những bước đi mạnh mẽ tập trung vào văn hóa và ngành công nghiệp sáng tạo như một điểm nhấn quan trọng để phục hồi kinh tế và tìm nhân tố tăng trưởng mới. Khi văn hóa và sáng tạo kết hợp với công nghệ và đặc biệt sự nhạy bén trong kinh doanh làm nền tảng cho kinh doanh các giá trị văn hóa và sáng tạo để tạo ra những giá trị mới, doanh nghiệp mới và hướng khởi nghiệp mới, Ấn Độ đang trở thành một điểm sáng để học tập và gợi mở cho những quốc gia như Việt Nam khi nhìn nhận lại các nguồn lực văn hóa, di sản và lịch sử của mình.
Xác định quy mô và xây dựng bản đồ kinh tế sáng tạo
Nghiên cứu mang tên 'Nhìn nhận & Phát triển Nền kinh tế Sáng tạo của Ấn Độ' của ngân hàng Exim Ấn Độ là báo cáo đầu tiên về chủ đề này đã cho thấy rất nhiều khía cạnh và tiềm năng của nền kinh tế sáng tạo của Ấn Độ. Đến năm 2019, kinh tế sáng tạo của Ấn Độ chiếm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 121 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu dịch vụ sáng tạo chiếm gần 100 tỷ USD. Tại Ấn Độ, đóng góp của phân khúc thiết kế là 87,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sáng tạo vào năm 2019 và 9% khác được đóng góp bởi phân khúc hàng thủ công và nghệ thuật. Công nghiệp sáng tạo của Ấn Độ xuất siêu 16 tỷ USD. Nền kinh tế sáng tạo đã được đa dạng hóa đáng kể trong nước và các ngành công nghiệp như lĩnh vực giải trí tạo ra một lực đẩy quan trọng cho nền kinh tế sáng tạo. Ấn Độ đứng thứ 6 trên toàn cầu, bên ngoài Mỹ, về thị trường phòng vé quốc tế hàng đầu tính theo doanh thu.
Khai thác hiệu quả công nghệ để phát huy thế mạnh văn hóa và di sản
Theo nghiên cứu kể trên, công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, học máy, chuỗi khối đang đóng một vai trò quan trọng cùng với sự sáng tạo, kiến thức, tài sản trí tuệ của con người trong lĩnh vực đang phát triển này. Trong quá trình khôi phục và gia tăng giá trị cho những nền tảng văn hóa và di sản hiện tại, Ấn Độ đã khai thác triệt để sức mạnh công nghệ thông tin và những công nghệ mới như thực tế ảo, hologram, trí tuệ nhân tạo. Với chiến lược Công nghệ bổ sung giá trị trải nghiệm cho di tích và bảo tàng, Ấn Độ đã có những bước đi nhanh chóng để mang những công nghệ này phục vụ người dân và phát triển du lịch.
Với tầm nhìn “công nghệ là chìa khóa để gắn kết với thế hệ trẻ”, Thủ tướng Narendra Modi cho rằng công nghệ là một “tác nhân hòa nhập vào sự phát triển của đất nước”. Ví dụ, nội dung nghe nhìn đang được nhiều di tích ở Ấn Độ áp dụng, tạo ra trải nghiệm tương tác và có tác động của con người. Nhiều bảo tàng và di tích cung cấp thông tin giải trí trên máy tính bảng thông minh và trải nghiệm kính 3D trong các chuyến tham quan trực tiếp của du khách. “Các dịch vụ hướng dẫn du lịch được thay thế bằng sự trợ giúp của thông tin dựa trên ứng dụng (app) về các điểm đến. Việc sử dụng công nghệ Hologram để thuật lại tầm quan trọng và ý nghĩa của các điểm đến di sản dưới hình thức kể chuyện sẽ làm tăng lượng khách du lịch đến các điểm đến và cũng góp phần vào sự phát triển của cộng đồng địa phương [2].
Sự kiện thủ tướng Modi công bố bức tượng hologram của Netaji Subhash Chandra Bose tại Amar Jawan Jyoti, Cổng Ấn Độ ở New Delhi rất lâu trước khi bức tượng vật lý được lắp đặt là một minh chứng cho thấy, những công nghệ mới đang định hình lại rất nhiều cách thức tương tác và khai thác di sản cho cuộc sống hiện tại. Những công nghệ mới này đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của du lịch Ấn Độ.
Doanh nghiệp văn hóa & bài toán việc làm
Sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp văn hóa Ấn Độ vào chiến lược này là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sức sống thực sự của chiến lược. Không một chiến lược ở tầm quốc gia nào nào thiếu vắng đi sự tham gia của doanh nghiệp địa phương mà đạt được sự thành công, bởi lẽ ngoài giá trị tinh thần mà văn hóa mang lại, những giá trị vật chất nếu được phát triển bền vững ví dụ tạo công ăn việc làm và sinh kế, thì các sức sống văn hóa mới bền bỉ và được làm mới. Mạng lưới Doanh nghiệp Văn hóa Ấn Độ (NICE), liên kết với Trung tâm Quyền lực mềm, là một sáng kiến nhằm nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh văn hóa và sáng tạo, đồng thời khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa Ấn Độ được hình thành . Mạng lưới này nhằm tăng cường sự hiện diện của các doanh nghiệp văn hóa Ấn Độ - trên khắp các thị trường toàn cầu. Mạng lưới này cũng biết khai thác thế mạnh từ những Cộng đồng người Ấn Độ hải ngoại, lớn nhất trên thế giới và được coi là có giá trị đạo đức cao và bản chất dám nghĩ dám làm. “Với tư cách là người tiêu dùng cũng như là nhà phân phối văn hóa Ấn Độ, các thành viên của cộng đồng người Ấn Độ hải ngoại có thể góp phần củng cố nền kinh tế tri thức của Ấn Độ, bao gồm cả nghệ thuật, tại quê hương và vùng đất sở tại của họ. Xây dựng một mạng lưới xuyên quốc gia mạnh mẽ gồm các chuyên gia và những người đam mê văn hóa, các doanh nhân và người tiêu dùng là một bước thiết yếu để nâng cao dấu ấn văn hóa của Ấn Độ. Truyền thống văn hóa Ấn Độ, được củng cố bởi trí tuệ văn minh là một món quà vô giá cho toàn nhân loại, và khi được tận dụng tối đa tiềm năng về mặt kinh tế, nó có thể mở đường cho Ấn Độ nổi lên như một nhà lãnh đạo thế giới trong nền kinh tế sáng tạo"
Hợp tác xuyên quốc gia trên nền tảng văn hóa và di sản
Tiềm năng của kinh tế sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa và di sản của Ấn Độ đã được Vương Quốc Anh và Ấn Độ sớm nhận diện. Nhờ những kết nối về mặt lịch sử, những hợp tác để khai thác giá trị văn hóa và di sản của quá khứ hiện giờ được các quốc gia tận dụng triệt để để đưa những giá trị này vươn tầm quốc tế.
Theo đơn đặt hàng của UKRI India, nghiên cứu tiên phong của Đại học Loughborough, London do Graham Hitchen đứng đầu, nhằm mục đích tăng cường quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu của Vương quốc Anh và Ấn Độ đã được thực hiện. Ngày 18 tháng 1 năm 2023, khi ra mắt tại Hạ viện Anh, nghiên cứu Công nghiệp Sáng tạo ở Ấn Độ đưa ra những phát hiện của nghiên cứu từ việc xem xét dữ liệu mở, phỏng vấn hơn 30 cố vấn về chính sách và ngành để hiểu rõ hơn về bối cảnh chính sách của ngành công nghiệp sáng tạo ở Ấn Độ, sau đó là các cuộc tìm hiểu sâu vào trong: bản đồ địa lý địa lý của các ngành công nghiệp sáng tạo ở Ấn Độ; thiết kế và thời trang theo hướng kinh tế tuần hoàn và công nghệ sáng tạo để tìm ra những hướng hợp tác toàn diện giữa Vương quốc Anh và Ấn Độ trong thời gian tiếp theo.
Hitchen nhận xét: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các ngành công nghiệp sáng tạo ở Ấn Độ là một lĩnh vực rộng lớn, phát triển nhanh và có tiềm năng to lớn. “Có những cơ hội quan trọng cho sự hợp tác giữa Vương quốc Anh và Ấn Độ, với những cơ hội đặc biệt về công nghệ sáng tạo và thời trang tuần hoàn.
Bên cạnh đó, những sáng kiến để triển khai hợp tác giữa hai quốc gia về văn hóa và tăng cường nền kinh tế sáng tạo song phương đã được triển khai hiệu quả. Năm 2022, Hội đồng Anh đưa ra sáng kiến độc đáo, 'Ấn Độ/Vương quốc Anh cùng nhau, một mùa văn hóa' tập tung hoàn toàn vào di sản và văn hóa để đánh dấu 75 năm Độc lập của Ấn Độ. Đây là một phần của Lộ trình Ấn Độ-Anh năm 2030, được công bố bởi Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Anh khi đó là ông Boris Johnson. “Lộ trình chiến lược này nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác để hỗ trợ sự phát triển của các nền kinh tế sáng tạo của Ấn Độ và Vương quốc Anh nhằm tạo ra sự giàu có và đảm bảo sinh kế,” . Ngoài ra, Hội đồng Anh và ArtBrahma cũng hợp tác nhằm giới thiệu các lễ hội văn hóa và nghệ thuật Ấn Độ tới những người tìm kiếm văn hóa trên toàn thế giới, với mục đích tăng cường quan hệ văn hóa và tạo việc làm.
Một động lực quan trọng cho khởi nghiệp và phát triển kinh doanh
Nhận diện được những cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, văn hóa và di sản trở thành một cứu cánh quan trọng vào thời điểm mà tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở mức kỷ lục và tỷ lệ việc làm của phụ nữ thấp ở Ấn Độ, và khoảng cách số đang ngày càng rộng, Ấn Độ nhận thấy lĩnh vực sáng tạo sử dụng nhiều người trong độ tuổi 15-29 (30%) cũng như nhiều phụ nữ hơn (28%) so với lĩnh vực phi sáng tạo (lần lượt là 24,1% và 24,3%).
Hiện tượng ca khúc Naatu Naatu của nhóm nhạc RRR- một ca khúc tiếng Telugu giành giải thưởng danh giá Ca khúc hay nhất của Oscar, và cả Quả cầu vàng. Đây cũng là ca khúc châu Á đầu tiên thắng giải Oscar trước những tên tuổi khác. Khai thác vũ đạo truyền thống nguyên thủy “vẻ đẹp sơ khai khi con người còn gần gũi với muông loài và trời đất” mang âm hưởng của “thứ âm nhạc của những khu rừng già” một minh chứng quan trọng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ và tiềm năng phát triển nền kinh tế sáng tạo nói chung và kinh tế dựa trên nền tảng văn hóa di sản của Ấn Độ, điều mà rất nhiều các quốc gia có bề dày văn hóa, truyền thống và lịch sử có thể suy ngẫm cho chiến lược của riêng mình.
Nguồn ảnh: https://tuoitre.vn/rrr-va-cuoc-giai-phong-am-nhac-20230319100823032.htm
Nguồn ảnh: mytravelthru.com
Tài liệu tham khảo
https://tuoitre.vn/rrr-va-cuoc-giai-phong-am-nhac-20230319100823032.htm
https://www.news18.com/news/opinion/bringing-indias-cultural-enterprises...
https://www.orfonline.org/research/catalysing-cultural-entrepreneurship-in-india/
https://www.lboro.ac.uk/news-events/news/2023/january/india-creative-industries-report/
https://www.drishtiias.com/daily-updates/daily-news-analysis/india-s-creative-economy
https://lifestyle.livemint.com/how-to-lounge/art-culture/culture-to-be-a...