Asean

Hội nghị phát động Cuộc thi ĐMST ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024

 Hội nghị phát động Cuộc thi ĐMST ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024

Sáng 27.06.2024, Hội nghị phát động cuộc thi đổi mới sáng tạo ngành thủy sản với chủ đề 'Chuyển đổi xanh - Đổi mới phát triển ngành thủy sản bền vững' đã được đông đảo mọi người đón nhận. Mở đầu hội nghị là bài phát biểu của Ông Trần Duy Tâm Thanh, Phó Giám đốc Sở KH-CN cho biết: “ Cuộc thi ĐMST ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu đã trải qua 4 năm phát triển với kinh phí hoàn toàn là xã hội hóa và nhờ có sự ủng hộ từ phía các doanh nghiệp tiêu biểu như tài trợ từ công ty TNHH Hiệp lực phát triển Việt, cuộc thi đã gặt hái được nhiều thành công”. Ông bày tỏ sự trân trọng đối với những hỗ trợ của các doanh nghiệp. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia và thuộc top 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu của cả nước. Ngành thủy sản là một trong số các khía cạnh quan trọng của kinh tế biển, do đó việc đổi mới phương pháp khai thác là vô cùng cần thiết, chuyển hướng từ tập trung vào sản lượng  sang tập trung phát triển chất lượng có tính hữu cơ, gần gũi và thân thiện với môi trường biển hơn, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển.

Nhu cầu về ĐMST doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đang có xu hướng phát triển khi mà các doanh nghiệp đang cởi mở hơn trong việc chia sẻ các khó khăn mà doanh nghiệp của mình đang gặp phải. Có rất nhiều đề bài được đặt ra từ doanh nghiệp nhưng hiện vẫn chưa có lời giải. Đối với vấn đề này ông Nguyễn Viết Hoài, Phó Tổng Giám Đốc của công ty CP Chế biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chia sẻ góc nhìn thực tế của mình tại Hội nghị: ‘’ĐMST trong ngành thủy sản hiện nay nên tập trung vào việc giải quyết các bài toán của doanh nghiệp. Việc thay đổi gặp nhiều thách thức do từ xưa đến nay nghề cá của chúng ta đều thực hiện theo kiểu truyền thông, tuy các doanh nghiệp đã có nghiên cứu và có ý tưởng giải pháp nhưng  có một số rất ít giải pháp có thể ứng dụng vào thực tế”. Tại hội nghị, ông đề cập đến các vấn đề đặt ra cho ĐMST ngành chế biển thủy sản tiêu biểu như nước sạch, nước đá để bảo quản, nước thải từ hoạt động chế biến và cách tiết kiệm điện. Đây đều là các vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. 

Trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đi kèm với đó là nhu cầu ĐMST trong ngành thủy sản trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tại buổi lễ, ông Kanwarpreet Singh, Quản lý Tuân Thủ Bền Vững - Inter IKEA Group Khu vực Đông Nam Á giới thiệu một số khía cạnh  mới có thể khai thác cho ĐMST ngành thủy sản như: Đóng gói thực phẩm bền vững hơn bằng những vật liệu có khả năng tái chế hoặc có thành phần hữu cơ dễ phân hủy, truyền cảm hứng cho khách hàng chuyển sang sử dụng các loại sản phẩm ít phát thải ra khí nhà kính hơn,... 

Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Người Sáng Lập - Tổng Giám Đốc của Công ty CP KisStartup cho biết cơ hội kết nối và hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN và thế giới trong lĩnh vực thủy sản sẽ rất rộng mở nếu chúng ta thực hiện việc ĐMST ngành thủy sản. Tại hội nghị bà đã giới thiệu một lộ trình có thể kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ngành thủy sản Việt Nam với quốc tế. Mặc dù hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ngành thủy sản tại Việt Nam đang có lợi thế nhờ việc hình thành và bắt đầu từ rất sớm tại khu vực ASEAN, tuy nhiên chưa thể tận dụng hoàn toàn lợi thế đó để có thể kết nối với quốc tế. Điều này có thể chứng minh rằng, việc kết nối hệ sinh thái ĐMST ngành thủy sản tại nội bộ Việt Nam chưa thực sự gắn kết với nhau.  Bà cũng chia sẻ thêm về những hoạt động sắp tới của mình khi đồng hành cùng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm nỗ lực giúp cho hệ sinh thái ĐMST  ngành thủy sản của tỉnh BR-VT nói riêng và của Việt Nam nói chung có thể kết nối đến quốc tế.

Tiếp nối chương trình là phần giới thiệu mô hình hợp tác thúc đẩy ĐMST ngành thủy sản Impact City của ông Trần Thái Sơn, Giám Đốc Công ty TNHH DNXH Impact City. Ông cho biết rằng: “ Trải qua hành trình 4 năm đồng hành cùng Sở KH-CN và cuộc thi, nhận thấy còn có nhiều điểm thiếu sót cần phải khắc phục để phát triển hệ sinh thái. Chính vì vậy mô hình hợp tác thúc đẩy ĐMST ngành thủy sản Impact City ra đời, với sứ mệnh là cầu nối trung gian để có thể kết nối các khoản đầu tư, hỗ trợ từ doanh nghiệp đến các ý tưởng ĐMST giúp xây dựng hệ sinh thái ngày càng phát triển mạnh hơn”.

Hội nghị còn đặc biệt kết nối với các Startup trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực thủy sản, với mong muốn qua phần chia sẻ từ chính câu chuyện của họ để truyền cảm hứng cho cuộc thi. Đầu tiên là phần chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo về hành trình của dự án sau cuộc thi FIC 2023, dự án chuỗi giá trị sản phẩm cá Hồng Mỹ một nắng từ sản xuất đến tiêu thụ (giải Nhì cuộc thi FIC2023). Tiếp nối đó là phần chia sẻ của Seaqure Labs, một startup đến từ Thủy Điển, sử dụng công nghệ sinh học của mình để chế biến thức ăn cho cá từ nấm, sản phẩm có tính bền vững.

Kết thúc hội nghị, đại diện lãnh đạo của Sở KH-CN tuyên bố chính thức phát động Cuộc thi ĐMST ngành thủy sản BR-VT năm 2024 và bế mạc. Hội nghị được đón nhận rộng rãi với số lượng lớn người xem livestream trực tiếp trên fanpage của cuộc thi và tham gia trực tuyến.
Chúng tôi mong thông điệp này có thể phổ biến rộng rãi đến nhiều nơi trên Việt Nam và bạn bè quốc tế.

----------------------------------

 Thể lệ cuộc thi: https://s.net.vn/bODf

 Hồ sơ đăng ký dự thi: https://s.net.vn/syOQ

 Link đăng ký: https://startup-brvt.vn/

 Thời gian đăng ký: Hạn chót là Ngày 15/8/2024

----------------------------------
Mọi thắc mắc xin liên hệ
Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi:
Địa chỉ: Văn phòng Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Số 379 đường Hà Huy Tập, P. Phước Trung, Tp. Bà Rịa, tỉnh BR-VT)
Điện thoại: (0254) 3510.874 / 0918.033.272
Gmail: bantochucficbrvt@gmail.com
Website: https://startup-brvt.vn/ |http://startup.baria-vungtau.gov.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/Ficbariavungtau