5 phút mỗi ngày: Sách khởi nghiệp: The thank you economy của Gary Vayerchuck – Phần 2: Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tận dụng hết lợi thế của doanh nghiệp khởi nghiệp?

Mai-2Nếu ở phần 1 bạn trả lời câu hỏi tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp và sử dụng mạng xã hội thì phần 2, bạn sẽ trả lời câu hỏi làm thế nào để tạo dựng văn hóa đúng trong doanh nghiệp và khiến các nhân viên hạnh phúc. Hãy nhớ, bạn đang là một startup, hãy tận hưởng những thế mạnh và khai thác triệt để bởi “Những công ty nhỏ hơn thường vần còn tràn đầy đam mê và tự do để thử nghiệm”. Cũng đừng quên: Xây dựng nội dung sáng tạo cho phép kết nối các nền tảng với nhau, làm việc cùng nhau để phát triển câu chuyện của bạn, nối dài cuộc hội thoại và kết nối với người nghe

 

Thao

Hãy cùng chúng tôi đọc và thực hành những bước đầu tiên của cuốn sách:

 


CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

Từ trên xuống dưới: Hình thành văn hóa đúng

Theo Kinh tế Cảm ơn, thành công phụ thuộc vào sự quan tâm tới khách hàng nhưng văn hóa quan tầm cần được xây dựng từ trên xuống dưới. Nếu bạn muốn văn hóa đó vượt ra ngoài phạm vi công ty và đến với khách hàng và sau đó là lan truyền xa hơn, bạn phải chắc chắn những đại sứ của bạn được sống và hít thở nét văn hóa đó giống như bạn. Do đó, mối quan tâm lớn nhất của bất kỳ nhà lãnh đạo theo quy tắc của Kinh tế Cảm ơn không phải là cuộc cạnh tranh hay dịch vụ khách hàng mà là nhân viên của họ

Những nhân viên hạnh phúc

top-10-mang-xa-hoi-thay-the-facebook-phan-1

Điều đầu tiên khiến một nhân viên cảm thấy hạnh phúc là được đối xử như một người trưởng thành. Họ nên được phép quản lý công việc mà họ thấy phù hợp.

Thứ 2, họ được đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Điều này khá hiếm. Để làm được điều đó đòi hỏi người đứng đầu công ty phải tương tác trực tiếp với nhân viên như với khách hàng của họ.

Những nền tảng văn hóa

Đối với công ty lớn và vừa, một CCO hiệu quả có nghĩa họ cần hiểu từng người như một cá thể riêng biệt. Nghe có vẻ không tưởng nhưng điều này hoàn toàn có thể làm được nếu xây dựng những yếu tố văn hóa nền tảng của nền Kinh tế Cảm ơn. Nếu bạn còn chưa rõ nên làm gì, dưới dây là hướng dẫn cho bạn:

  1. Bắt đầu với chính bạn – tự ý thức tốt có thể tạo nên văn hóa doanh nghiệp tốt.
  2. Cam kết toàn diện – cam kết cả về lý trí và cảm xúc.
  3. Thay đổi giọng điệu – bày tỏ dự định của bạn trực tiếp và mạnh mẽ. Nhân viên sẽ cảm thấy sự khác biệt ngay lập tức.
  4. Đầu tư vào nhân viên – hãy chứng minh bạn coi trọng nhân viên hơn bất kì điều gì hết bằng việc cho phép họ tự do yêu cầu điều họ muốn để thử nghiệm và là chính họ.
  5. Tin tưởng mọi người – bắt đầu tuyển dụng người có cùng tầm nhìn, người bạn biết và có thể tin tưởng.
  6. Chân thật – tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa.

Sự kết hợp hoàn hảo: Truyền thông truyền thống và Mạng xã hội

Nếu bạn đang trong một cuộc hẹn và có một vài chất xúc tác mạnh mẽ, bạn sẽ không dừng lại ở nhà hàng mà có thể đề nghị tiếp tục cuộc trò chuyện ở quán cà phê hay quán kem nào đó.

Kết hợp phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội có thể giúp bạn làm điều tương tự khi trò chuyện với mọi người về thương hiệu của bạn.

Xây dựng nội dung sáng tạo cho phép kết nối các nền tảng với nhau, làm việc cùng nhau để phát triển câu chuyện của bạn, nối dài cuộc hội thoại và kết nối với người nghe.

Việc chỉ đưa logo của Twitter hay Facebook của bạn ở cuối trang quảng cáo hay cho đường link tới Facebook của bạn ở cuối chương trình quảng cáo trên TV là chưa đủ.

Thay vì vậy, bạn cần sáng tạo nội dung, hình ảnh, đính kèm địa chỉ Facebook/Twitter của bạn, để thu hút sự quan tâm của khách hàng khiến họ muốn tìm hiểu về bạn. Hay lôi kéo người xem, và duy trì sự kết nối với người xem đến khi nào có thể.

Mục đích: Chất lượng với Số lượng

Tôi luôn tin rằng nếu bạn có mục đích tốt, nó sẽ thể hiện ra và thu hút mọi người đến với bạn. Mục đích tốt đẹp tạo ra sự hấp dẫn.

Nếu bạn từng cân nhắc lên một kế hoạch truyền thông trực tuyến hoặc đã từng chạy thử một hoặc một vài chiến dịch rồi, mục đích của bạn lúc đó là gì? Khiến mọi người click vào nút “Like”? Hay xây dựng thương hiệu online của bạn và tăng sự kết nối giữa bạn và khách hàng? Nếu câu trả lời của bạn là câu đầu tiên, giờ đây chắc bạn đã hiểu lí do phần lớn các chiến dịch quảng cáo đều thất bại.

Mạng xã hội hữu dụng nhất khi bạn khơi dậy cảm xúc trong khách hàng bạn hướng tới. Nó sẽ thu hút người xem. Nếu bạn định thực hiện một chiến dịch, nó phải khởi dậy cảm xúc nào đó – dù tích cực hay tiêu cực – để mọi người cảm thấy họ cần phải chia sẻ. Hãy cho họ những thứ họ có thể bàn luận, giải phóng sức mạnh truyền miệng và để họ tự quan tâm tới bạn.

Tạo bất ngờ

Tiền dành cho việc tạo bất ngờ giá trị hơn nhiều so với đổ vào Facebook ad hay thậm chí lương của quảng lý SEO. Những công ty lớn với nguồn ngân sách cho quảng cáo và marketing dồi dào đương nhiên có thể tạo ra những điều bất ngờ tuyệt vời.

Một điểm thú vị khi làm điều này đó là bạn vẫn có thể tạo ra phản ứng thú vị. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lấy danh sách của 20 – 30 khách hàng trung thành nhất và gửi tặng mỗi người một lá thư cảm ơn viết tay kèm theo một bông hồng hoặc một món quà nhỏ? Đây có thể là một hoạt động chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại cao.

Kết luận

Nếu marketer làm theo những nguyên tắc của nền Kinh tế Cảm ơn, hãy tái phân bổ nguồn lực marketing hợp lý và tìm cách không chỉ tận dụng tốt nhất mạng xã hội và phương tiện truyền thống mà còn phối hợp giữa các phương tiện, họ sẽ thấy tỉ lệ lợi nhuận thu về so với chi phí bỏ ra ban đầu đáng kinh ngạc .

Nến Kinh tế Cảm ơn đã thay đổi hoàn toàn mong đợi của khách hàng và doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo và cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu của họ. Kỳ vọng của khách hàng sẽ thay đổi và những sáng kiến marketing có thể hữu dụng ở hiện tại sẽ trở thành “vô dụng” trong tương lai. Điểm mấu chốt là chúng ta cần nghĩ xa. Để tồn tại, tất cả doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo. Mạng xã hội cho chúng ta cơ hội để tìm ra khách hàng muốn gì ngay cả trước khi họ nhận ra.

Các doanh nghiệp cần làm tất cả những gì có thể để có được lợi thế của người đi đầu. Marketer vừa phải theo xu hướng hiện tại cũng như nắm bắt xu thế tương lai.

CHIA SẺ THÊM

Nỗi sợ có thể ngăn cản đổi mới sáng tạo

Người ta đang thấy ngày càng bất thường khi những sản phẩm tuyệt vời lại không được sinh ra từ những công ty lớn. Như Vitamin Water không đến từ Coke hay Pom không phải sản phẩm của Pepsi. Có quá nhiều công ty lớn mắc kẹt trong nỗi sợ và mối quan tâm ngắn hạn của họ, ngăn cản họ chấp nhận rủi ro và tư duy sáng tạo.

Những công ty nhỏ hơn thường vần còn tràn đầy đam mê và tự do để thử nghiệm.

Hướng đi

Có nhiều công ty không sử dụng mạng xã hội. Bạn có thể chỉ ra rất nhiều điểm yếu của mạng xã hội nhưng các phương tiện truyền thông truyền thông cũng có nhiều vô số. Tuy nhiên, sự thật không thể chối bỏ đó là các thương hiệu cho đến cùng vẫn sẽ phải theo dõi mọi người dùng online.

ROI của cảm xúc

ROI của người dùng mạng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với cảm xúc của đám đông và của anh/cô ấy với sản phẩm.

Trái tim luôn muốn thứ nó muốn.

Biển quảng cáo

Xem quảng cáo không có nghĩa là xem biển quảng cáo . Mọi người đều bị phân tâm bởi điện thoại mà hầu như chẳng nhìn đường nữa là biển quảng cáo.

Đổi mới sáng tạo nuôi dưỡng Văn hóa doanh nghiệp

Bạn có thể chẳng bao giờ thất bại nếu bạn theo đuổi sự sáng tạo. Ngay cả nếu chiến dịch của bạn không đem lại hiệu quả kinh doanh, bạn vẫn còn có hi vọng, văn hóa công ty hưởng lợi từ việc thử nghiệm. Những người giỏi luôn muốn đi theo những người giỏi. Bất kỳ một đội ngũ sáng tạo thấy bạn cố thử một điều gì đó sáng tạo sẽ luôn suy nghĩ tới bạn khi họ bắt đầu gia nhập vào thị trường lao động.

Những sai lầm lớn nhất công ty mắc phải khi sử dụng mạng xã hội

  1. Sử dụng mưu mẹo thay vì chiến lược
  2. Sử dụng để khơi mào bất đồng
  3. Sử dụng để khoe khoang
  4. Sử dụng như thông cáo báo chí
  5. Đăng nội dung của người khác thay vì tự tạo nội dung của riêng mình
  6. Sử dụng để đẩy sản phẩm đến người dùng
  7. Mong đợi kết quả ngay lập tức

KisStartup nhận ra rằng, việc đọc cả một cuốn sách dài với những founder của startup là điều không khả thi. Vì vậy, cần có một cách tóm tắt hiệu quả hơn chỉ là giới thiệu sách, một tóm tắt đủ cẩn thận với độ dài vừa phải, với những thông điệp quan trọng. Được mentor Phan Đình Tuấn Anh của SME Mentoring 1:1 giới thiệu, chúng tôi đã tìm được địa chỉ có những cuốn sách được tóm tắt và giới thiệu một cách cẩn thận tại Paul Minors. Sau khi được Paul cho phép, chúng tôi lựa chọn cuốn sách phù hợp nhất với khởi nghiệp, đội nhóm của KisStartup tìm đọc các cuốn sách nguyên gốc để đảm bảo chắc chắn một lần nữa cuốn sách phù hợp với các khởi nghiệp và chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Trong suốt 2018, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với bạn những cuốn sách này và chia nhỏ theo từng phần để phù hợp thời lượng đọc của bạn tối đa 5 phút mỗi lần.

Các cuốn sách được đồng nghiệp của tôi tại KisStartup – Tạ Hương Thảo – Điều phối các chương trình nâng cao năng lực  và Mai Phạm – Điều phối truyền thông và phát triển mạng lưới tại KisStartup  chuyển nghĩa. Tôi hy vọng bạn cũng như tôi tìm được giá trị từ những cuốn sách này. Nguyễn Đặng Tuấn Minh. Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

 

Advertisements

 

 

 

 

 

 

Tác giả: 
KisStartup

Tài liệu khác