5 phút mỗi ngày: Sách khởi nghiệp: Good to Great - Phần 1: Học cách Từ bỏ

Điều khó khăn nhất không phải trở thành công ty tuyệt vời mà TỪ BỎ những điều tốt hay tầm thường để trở nên tuyệt vời.

Mặc dù Abbott mất cơ hội trở thành công ty dược tốt nhất, George Cain và cộng sự của ông quyết định từ bỏ sản phẩm dược để tập trung thế mạnh của công ty - đưa ra các sản phẩm đóng góp cho việc chăm sóc sức khỏe một cách ít tốn kém nhất. Ngược lại, Upjohn - đối thủ cạnh tranh tại thời điểm đó của Abbott - vẫn tiếp tục sản phẩm dược, dù sau này chuyển sang các sản phẩm khác nhưng không xuất phát từ thế mạnh vậy nên lợi nhuận sụt giảm và bị mua lại vào năm 1995. Thất bại của Upjohn, theo tôi, không phải vì Upjohn không có năng lực mà vì Upjohn không dám từ bỏ năng lực (thứ họ giỏi và giúp họ kiếm ra tiền) để tập trung vào thế mạnh thực sự (thứ họ giỏi nhất trên thị trường, họ thích và người khác sẵn sàng trả tiền).

Câu chuyện của Abbott và Upjohn cho chúng ta thấy, tìm ra thế mạnh đã khó, học cách chấp nhận và từ bỏ những thứ không phải thế  mạnh của doanh nghiệp còn khó hơn. Nhưng nếu không từ bỏ, công ty sẽ mãi mãi là công ty bình thường thậm chí đi xuống thay vì vươn lên trở thành công ty dẫn đầu. Một câu nói tôi rất thích trong cuốn Good to Great của Jim Collins đó là "Bạn có thể không phải công ty tốt nhất ở vạch xuất phát nhưng bạn có khả năng nhìn ra tiềm năng của doanh nghiệp mình và đưa công ty trở thành tốt nhất ở vạch đích. Và bạn biết làm thế nào để đến được đó". 

Hãy cùng chúng tôi đọc và thực hành những bước đầu tiên của cuốn sách bạn nhé!


Cuốn sách này dành cho ai?

Cuốn sách này phù hợp với bất kì ai đang điều hành hoặc làm việc tại một công ty. Cuốn sách sẽ chỉ ra điều gì khiến một công ty là một nơi làm việc tốt và cách để bạn biến nó trở thành một nơi tuyệt vời hơn. Tác giả Jim Collins đưa ra một danh sách các công ty từ “tốt cho đến tuyệt vời” và so sánh với những công ty mà Jim cho rằng “tầm thường ”. Điều này giúp bạn nhận diện công ty tốt giữa một rừng công ty khác nhau. Cho dù bạn đang vận hành một doanh nghiệp hoặc làm việc cho một ai đó, cuốn sách này sẽ giúp bạn thay đổi cách bạn và những người xung quanh bạn làm việc.

Về bản tóm tắt này

Collins đưa ra một mô hình để biến một công ty tốt, trung bình và thậm chí tầm thường trở thành một công ty tuyệt vời. Collins cũng đưa ra cách biến mô hình này thành hiện thực. Bản tóm tắt của Paul Minors tập trung vào 3 yếu tố quan trọng nhất làm nên một công ty TUYỆT VỜI theo quan điểm Collins: (1) con người kỷ luật, (2) tư duy kỷ luật và (3) hành động kỷ luật.

1.    CON NGƯỜI KỶ LUẬT

Người lãnh đạo

Trái với những gì bạn đang nghĩ, Collins giải thích rằng không phải nhà lãnh đạo đứng sau những công ty “tuyệt vời” đều là người nổi tiếng.Thực tế, Collins đưa ra những đặc điểm mà nhà lãnh đạo thành công nào cũng có:

  •         Khiêm tốn và Giản dị
  •         Nâng đỡ người khác đến với thành công và chiến thắng, tập trung vào thành công của người khác thay vì chính mình.
  •         Kiên định
  •         Quan tâm về công ty thay vì làm đẹp cho hồ sơ của họ
  •         Tham vọng của họ đặt trong tham vọng và mục tiêu của công ty, thay vì sự thăng tiến của cá nhân họ.
  •         Họ có điều mà Collins mô tả là “ý chí mãnh liệt, quyết tâm vượt qua mọi nghịch cảnh để làm bất cứ việc gì vì một công ty tuyệt vời hơn”

Collins gọi những người có đặc điểm trên là “Những nhà lãnh đạo Cấp độ 5”

“Người kết hợp hài hòa giữa sự khiêm tốn cá nhân với ý chí nghề nghiệp mãnh liệt”

Những người này luôn là người đầu tiên tin tưởng ai đó, họ luôn hiểu đội ngũ và công việc mà đội ngũ của họ đang làm. Khi gặp khó khăn, họ chịu trách nhiệm thay vì biện minh bằng “sự thiếu may mắn”.

Ai và Cái gì?

Collins giải thích điều đầu tiên để biến một công ty trở nên tuyệt vời là tập trung tìm đúng người. Thay vì dừng lại ở tìm ra tầm nhìn, hãy khiến mọi người làm việc hướng đến tầm nhìn đã đề ra. Bạn hãy chắc chắn nhân sự của bạn bù trừ cho nhau và phản ánh đúng động lực của công ty. Sau đó, bạn hãy cùng họ xác định tầm nhìn. Collins giải thích điều này bằng một hình ảnh ẩn dụ với chiếc xe buýt:

“Tôi thực sự không biết chúng ta nên bắt chiếc xe buýt này ở đâu. Nhưng tôi biết rõ rằng nếu chúng ta có đúng người chúng ta cần trên chiếc xe buýt, đúng người ở đúng chỗ và cho những người không phù hợp xuống xe buýt và chúng ta sẽ biết làm thế nào để biến chiếc xe buýt thành một nơi tuyệt vời”

Giải thích cho điều này, Collins nói rằng bạn dễ tạo động lực cho đúng người hơn và khi đó bạn sẽ cần ít phải quản lý hơn. Bạn sẽ thấy rằng người phù hợp yêu thích công việc, họ phối hợp với nhau rất ăn ý và công việc sẽ không trở nên “vất vả”.

“Nếu bạn tập trung vào con người trước, bạn dễ thay đổi hướng đi sau này hơn bởi vì những người này ở lại trên xe buýt vì nhau. Nếu bạn tập trung vào làm cái gì trước, mọi người sẽ tập trung vào chiếc xe buýt đang đi đâu và sau đó rất khó để thay đổi hướng đi của nó”

Dưới đây là một vài lời khuyên tuyển dụng của Collins mà bạn có thể tham khảo:

-          Tìm người có tính cách tốt thay vì kỹ năng và giáo dục tốt. Bạn không thể dạy một người thay đổi tính cách nhưng bạn có thể dạy họ cách làm việc.
-          Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, đừng thuê người đó. Trong việc này, hãy tin vào bản năng của bạn.
-          Nếu bạn thấy bạn đang tuyển nhầm người, hãy hành xử nhanh gọn và thay đổi điều này. Làm càng sớm càng tốt.
-          Nếu một người làm việc tốt, hãy cho họ làm việc ở nơi có nhiều cơ hội thay vì vấn đề. Tận dụng họ cho sự phát triển và tiến bộ thay vì kiểm soát thiệt hại. Đó là nơi đem lại nhiều giá trị nhất cho họ.

“Một đội ngũ quản lý tốt có những con người sẵn sàng tranh luận nảy lửa để tìm ra câu trả lời tốt nhất nhưng lại đoàn kết sau khi quyết định được đưa ra thay vì những người có những sở thích thiển cận”

2. TƯ DUY KỶ LUẬT

Thực tế nhưng không bao giờ ngừng hi vọng

Collins nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “thành thực” khi đối mặt với những tình huống khó khăn. Bạn phải chấp nhận thực tế để có thể vượt qua những thách thức. Sống trong một thế giới không có điều tồi tệ xảy ra sẽ không thực sự tốt. Khi đối diện với thực tế, giải pháp sẽ hiện hữu rõ ràng và hợp lý hơn.

Dưới đây là một vài lời khuyên Collins dành cho bạn để đối phó với các tình huống khó khăn:

-          Bạn nên nhớ, là một nhà lãnh đạo, bạn nên khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách đặt câu hỏi thay vì đưa ra câu trả lời.
-          Ưu tiên sử dụng tranh luận và đối thoại, không bao giờ được ép buộc nhân viên.
-          Ai cũng có quyền được nói và được lắng nghe. Bạn nên thực sự lắng nghe và quan tâm tới ý kiến của mọi người.
-          Không bao giờ đổ lỗi, bạn có thể bóc tách một vấn đề mà không cần loại bỏ bất kỳ ai.
-          Xây dựng cơ chế “cờ đỏ”
-          Đừng sắp xếp mọi người sai vị trí, điều này sẽ khiến họ mất động lực. Miễn là nhân viên của bạn làm đúng công việc phù hợp, họ sẽ có động lực để giải quyết vấn đề

“Một mặt, những nhà lãnh đạo chấp nhận sự thật phũ phàng. Mặt khác, họ duy trì niềm tin bất diệt vào cuộc chơi và cam kết chiến đấu như một công ty tuyệt vời dù cho sự thật có tàn bạo đến đâu. Chúng ta gọi đây là Nghịch lý Stockdale (Stockdale Paradox).

Nghịch lý Con Nhím (Hedgehog Paradox)

Khái niệm Con Nhím là một mô hình để đưa ra chiến lược công ty một cách đơn giản nhất. Tại sao lại là nhím? Bởi vì nhím là loài động vật luôn biến thế giới phức tạp thành những những ý tưởng/quy tắc/ khái niệm đơn giản. Bằng cách này, chúng tạo nên góc nhìn căn bản về thế giới thay vì góc nhìn đa diện về một vấn đề phức tạp. Tóm lại, Collins giải thích rằng nhím tập trung vào điều cần thiết và bỏ qua những điều không cần thiết.

“Ví dụ, Walgreens – Đơn giản là ưu tiên số 1 của cửa hàng thuốc tiện lợi nhất với doanh thu cao trên mỗi lượt khách hàng. Đó chính là chiến lược đột phá mà Walgreens từng dùng để đánh bại Intel, GE, Coca-Cola và Marck”

Những công ty tuyệt vời xây dựng chiến lược dựa trên điều mà Collins gọi là sự am hiểu sâu sắc 3 yếu tố then chốt. Collins giải thích 3 yếu tố này bằng 3 vòng tròn. Những công ty tuyệt vời thấu hiểu điều này và đưa ra khái niệm đơn giản và rõ ràng, dễ dàng tiếp thu và áp dụng. Khái niệm đơn giản này dẫn lối cho những nỗ lực của họ

Nguyên tắc 3 vòng tròn

Collins khuyên bạn nên tự hỏi bản thân 3 câu hỏi dưới đây:

  1.       Điều gì bạn có thể giỏi nhất trên thế giới?
  2.       Điều gì thúc đẩy cỗ máy kiếm tiền của bạn?
  3.       Bạn đam mê điều gì?

Nếu bạn có thể tìm ra điểm chung giữa 3 câu hỏi này, bạn sẽ tìm được câu trả lời.

Dưới đây là một vài lời khuyên của Collins bạn nên nghĩ tới khi trả lời những câu hỏi này:

-          Bạn phải thực sự hiểu công ty của mình và hiểu điều gì công ty bạn có thể trở thành tốt nhất. Và hãy theo đuổi nó.
-          Bạn có thể không phải công ty tốt nhất ở vạch xuất phát nhưng bạn có khả năng nhìn ra tiềm năng của doanh nghiệp mình và đưa công ty trở thành tốt nhất ở vạch đích. Và bạn biết làm thế nào để đến được đó.
-          Theo đuổi đam mê và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc dù chỉ một ngày trong đời.

(Còn tiếp)

 

 

 


KisStartup nhận ra rằng, việc đọc cả một cuốn sách dài với những founder của startup là điều không khả thi. Vì vậy, cần có một cách tóm tắt hiệu quả hơn chỉ là giới thiệu sách, một tóm tắt đủ cẩn thận với độ dài vừa phải, với những thông điệp quan trọng. Được mentor Phan Đình Tuấn Anh của SME Mentoring 1:1 giới thiệu, chúng tôi đã tìm được địa chỉ có những cuốn sách được tóm tắt và giới thiệu một cách cẩn thận tại Paul Minors. Sau khi được Paul cho phép, chúng tôi lựa chọn cuốn sách phù hợp nhất với khởi nghiệp, đội nhóm của KisStartup tìm đọc các cuốn sách nguyên gốc để đảm bảo chắc chắn một lần nữa cuốn sách phù hợp với các khởi nghiệp và chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Trong suốt 2018, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với bạn những cuốn sách này và chia nhỏ theo từng phần để phù hợp thời lượng đọc của bạn tối đa 5 phút mỗi lần.

Các cuốn sách được đồng nghiệp của tôi tại KisStartup – Tạ Hương Thảo – Điều phối các chương trình nâng cao năng lực  và Mai Phạm – Điều phối truyền thông và phát triển mạng lưới tại KisStartup  chuyển nghĩa. Tôi hy vọng bạn cũng như tôi tìm được giá trị từ cuốn sách này. Đúng như tác giả của cuốn sách Ben Horowitz nói: “Cái khó không phải là đặt ra những mục tiêu lớn, thách thức và táo bạo. Cái khó chính là việc bạn phải sa thải nhân viên khi bạn không thực hiện được những mục tiêu lớn ấy“. Làm thế nào để cùng nhau xây dựng tầm nhìn, trở thành một CEO theo đúng nghĩa và duy trì được sự kiên định trên con đường sáng tạo giá trị, hãy cùng đọc, khám phá và thực hành“.

Nguyễn Đặng Tuấn Minh. Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

Tài liệu khác