5 phút mỗi ngày: Sách khởi nghiệp: Anything you want- Phần 3 – Hạnh phúc khởi nghiệp

Câu chuyện Derek Sivers chia sẻ: “Đừng quên niềm hạnh phúc được học hỏi và làm việc. Có thể bạn tốn nhiều thời gian hơn. Có thể nó không hiệu quả. Có thể bạn đánh mất cơ hội đáng giá hàng triệu đô-la bởi vì doanh nghiệp của bạn đang phát triển chậm hơn do bạn tự làm mọi thứ. Nhưng trên tất cả, chỉ cần bạn cảm thấy hạnh phúc, vậy là được!” khiến tôi thực sự tin rằng, hạnh phúc của người làm chủ là do bạn cảm nhận chứ không phải kết quả kinh doanh hay sự đánh giá của cộng đồng. 


happystartup_img1Bạn nên cảm thấy đau khổ khi bạn diễn đạt không rõ nghĩa

Để viết một email tới khách hàng bỏ những từ không cần thiết và viết lại câu để mỗi câu đều rõ nghĩa, tôi phải mất cả ngày. Chỉ cần một câu không rõ nghĩa, ngay lập tức $5000 sẽ không cánh mà bay.

Tôi thấy những trang web mới nhìn thì rất ấn tượng nhưng toàn những câu văn thừa hay nói quá. Tiếc thay những người làm ra những trang web đó không cảm thấy khổ sở nếu họ phải gửi những nội dung đó đi cho hàng nghìn người để rồi nhận ra cái giá của việc diễn đạt không rõ nghĩa là thế nào.

Email thành công nhất tôi từng viết

Khi bắt đầu suy nghĩ đến việc làm thế nào để mở rộng kinh doanh, bạn sẽ cố nghĩ tới những điều lớn lao và cho ra một kế hoạch hành động mang tính thay đổi thế giới. Nhưng bạn nên nhớ rằng thường những điều nhỏ nhặt lại khiến mọi người yêu thích và muốn giới thiệu bạn đến với bạn bè của họ.

Khác biệt tạo nên từ những điều nhỏ nhặt nhất

Mọi email đều có phần “From:” để điền tên người gửi, phải không? Tại sao chúng ta không sử dụng phần đó để làm người nhận vui khi nhận thư? Với một dòng code, tôi cá nhân hóa mọi dòng “From:” thành “CD Baby yêu [tên]”. Nếu khách hàng tên là Susan thì tiêu đề email sẽ là “CD Baby yêu Susan”. Khách hàng đều thích điều này.

Ngay cả nếu một ngày nào đó bạn muốn mở rộng doanh nghiệp của mình, hãy nhớ rằng bạn không cần cư xử như một công ty “to xác” mà nhàm chán. Trong hơn 10 năm qua, mỗi lần ai đó được hỏi anh/chị thích CD Baby ở điểm nào, câu trả lời đều là bởi vì những điều nhỏ nhặt nhưng chạm đến khách hàng như thế.

Làm mọi thứ trở nên dễ dàng

Thật khó có thể nói trước tương lai của một người sẽ ra sao cho đến khi anh ấy/chị ấy thực sự bắt tay vào công việc trong vài tuần. Vì thế tôi luôn tuyển dụng dễ dàng và sa thải cũng dễ dàng. May mắn thay chúng tôi không cần phải sa thải nhân viên thường xuyên. Có lẽ bởi vì nhân viên mới tìm đến chúng tôi đều là bạn của những người đã tin tưởng chúng tôi.

Tin vào quy luật của thế giới

Hãy cứ tin vào những quy luật của thế giới – trong một mớ hỗn độn, hãy lựa chọn thứ phù hợp để làm thay vì làm những thứ người khác làm.

Sẵn sàng để lớn lên

Đừng trở thành một doanh nghiệp nhỏ lúng túng và hoảng sợ không biết làm gì tiếp theo khi doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Nếu như vậy, doanh nghiệp bạn đang gửi đi thông điệp “Tôi không thể cáng đáng nổi nữa”. Nếu những quy trình nội bộ luôn được thiết kế để giải quyết gấp 2 khối lượng công việc hiện tại, nó đang gửi đi tín hiệu đáng mừng đó là “Cứ tiếp tục đi, chúng tôi còn rất nhiều chỗ trống để hoạt động”.

Điều quan trọng là bạn cảm thấy như thế nào chứ không phải bạn có gì

Đừng quên niềm hạnh phúc được học hỏi và làm việc. Có thể bạn tốn nhiều thời gian hơn. Có thể nó không hiệu quả. Có thể bạn đánh mất cơ hội đáng giá hàng triệu đô-la bởi vì doanh nghiệp của bạn đang phát triển chậm hơn do bạn tự làm mọi thứ. Nhưng trên tất cả, chỉ cần bạn cảm thấy hạnh phúc, vậy là được!

Ngày Steve Jobs chỉ trích tôi trong 1 bài phát biểu

Nhưng tôi xin nhắc lại tôi không bao giờ hứa với khách hàng tôi có thể làm điều gì đó vượt quá khả năng của tôi.

Ủy thác hay chết: Cái bẫy của việc tự làm chủ

Có khác biệt lớn giữa tự làm chủ và trở thành ông chủ một doanh nghiệp.

Bạn chỉ cảm thấy tự do khi tự làm chủ cho đến khi bạn nhận ra nếu bạn nghỉ một ngày, doanh nghiệp của bạn sẽ sụp đổ. Nhưng khi trở thành một ông chủ thực thụ, bạn có thể rời công ty một năm và khi quay lại doanh nghiệp của bạn còn hoạt động tốt hơn trước khi bạn rời đi.

Làm bất kỳ điều gì bạn muốn

Hạnh phúc chính là lý do thực sự giúp bạn làm mọi thứ phải không? Ngay cả nếu bạn nói bạn làm vì tiền thì tiền cũng chỉ là công cụ để đạt được hạnh phúc, đúng không?

Nhưng giả dụ sau một thời gian nhất định, tiền không còn tạo ra hạnh phúc nữa mà chỉ còn đau đầu thì sao? Đôi khi bạn lại thấy hạnh phúc với doanh nghiệp 1 triệu đô-la hơn một doanh nghiệp 1 tỷ đô-la.

Tin tưởng có chọn lọc

Tôi học được một bài học đắt giá từ trải nghiệm bản thân: Tin tưởng nhưng có chọn lọc. Hãy nhớ điều này khi bạn giao công việc cho một ai đó. Bạn phải có cả hai điều đó – tin tưởng và chọn lọc.

Ủy thác chứ đừng thoái vị

Tôi đã học được một từ quan trọng: thoái vị (abdicate). Thoái vị nghĩa là từ bỏ quyền lực hoặc trách nhiệm. Từ này thường được dùng khi một vị vua trao ngôi báu hoặc ngai vàng. Một bài học tôi học được khi đã quá muộn: Ủy thác, chứ đừng buông bỏ trách nhiệm.

Làm thế nào tôi biết tôi nên làm điều đó

“Làm thế nào anh biết đây là thời điểm để bán công ty?”. Câu hỏi này tôi được hỏi nhiều lần. Câu trả lời của tôi là “Rồi bạn sẽ biết”. Nhưng tôi hi vọng bạn có thể hiểu cảm giác “biết” đó sau khi đọc câu chuyện cụ thể này.

Tại sao tôi lại bán công ty tôi để làm từ thiện

Khi tôi quyết định bán công ty CD Baby, tôi gần như có mọi thứ tôi cần. Tôi sống đơn giản. Tôi không có nhà, xe hơi, hay thậm chí 1 chiếc TV. Càng có ít, tôi càng hạnh phúc. Không sở hữu nhiều thứ cho bạn sự tự do vô giá giúp bạn đi bất kỳ đâu bất kỳ khi nào ban muốn.

Chính bạn tạo ra thế giới hoàn hảo của riêng bạn

Cho dù bạn chọn con đường nào cũng sẽ có nhiều người nói với bạn rằng bạn đi sai đường rồi. Hãy chú ý tới những điều làm bạn hào hứng và những điều khiến bạn buồn chán, những khi bạn được là chính mình và khi bạn cố gắng trở thành một người khác để gây ấn tượng với một ai đó. Ngay cả nếu những gì bạn đang làm làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp bạn, nếu điều đó vẫn khiến bạn hạnh phúc thì bạn hãy cứ làm đi bởi đó là sự lựa chọn của bạn.

Chuyển nghĩa bởi Tạ Hương Thảo – Điều phối các chương trình nâng cao năng lực tại KisStartup“.

Nguồn: Paul Minors


“KisStartup nhận ra rằng, việc đọc cả một cuốn sách dài với những founder của startup là điều không khả thi. Vì vậy, cần có một cách tóm tắt hiệu quả hơn chỉ là giới thiệu sách, một tóm tắt đủ cẩn thận với độ dài vừa phải, với những thông điệp quan trọng. Được mentor Phan Đình Tuấn Anh của SME Mentoring 1:1 giới thiệu, chúng tôi đã tìm được địa chỉ có những cuốn sách được tóm tắt và giới thiệu một cách cẩn thận tại Paul Minors. Sau khi được Paul cho phép, chúng tôi lựa chọn cuốn sách phù hợp nhất với khởi nghiệp, đội nhóm của KisStartup tìm đọc các cuốn sách nguyên gốc để đảm bảo chắc chắn một lần nữa cuốn sách phù hợp với các khởi nghiệp và chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Trong suốt 2018, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với bạn những cuốn sách này và chia nhỏ theo từng phần để phù hợp thời lượng đọc của bạn tối đa 5 phút mỗi lần.

The Hard Thing about Hard things là cuốn đầu tiên chúng tôi giới thiệu bởi chúng tôi thấy ở đó sự đồng cảm với những khởi nghiệp, những câu chuyện không bao giờ cũ về con người và thái độ ứng xử với startup và những con người trong tổ chức vốn sinh ra để đi tìm kiếm những mô hình kinh doanh mới đầy thách thức nhưng không ít cám đỗ. Khởi nghiệp nhiều khó khăn và đòi hỏi những nỗ lực phi thường. Ben Horowitz đưa ra những thông điệp cô đọng, chỉ ra những điều cần thiết khi đôi khi ta lãng quên. Khi đọc nó, tôi nhận ra một điều, văn hóa doanh nghiệp có lẽ cũng hình thành từ sự trưởng thành của người sáng lập khởi nghiệp sáng tạo từ vai trò một sáng lập viên – startup founder- thành người sở hữu một doanh nghiệp sáng tạo giá trị – business owner.

Cuốn sách được đồng nghiệp của tôi tại KisStartup – Tạ Hương Thảo – Điều phối các chương trình nâng cao năng lực tại KisStartup” chuyển nghĩa. Tôi hy vọng bạn cũng như tôi tìm được giá trị từ cuốn sách này. Đúng như tác giả của cuốn sách Ben Horowitz nói: “Cái khó không phải là đặt ra những mục tiêu lớn, thách thức và táo bạo. Cái khó chính là việc bạn phải sa thải nhân viên khi bạn không thực hiện được những mục tiêu lớn ấy“. Làm thế nào để cùng nhau xây dựng tầm nhìn, trở thành một CEO theo đúng nghĩa và duy trì được sự kiên định trên con đường sáng tạo giá trị, hãy cùng đọc, khám phá và thực hành“. Nguyễn Đặng Tuấn Minh. Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

KIẾN THỨC CHO STARTUPSách khởi nghiệpTư duy khởi nghiệpTags

Tác giả: 
KisStartup

Tài liệu khác