Để xây dựng cộng đồng lớn mạnh, chúng tôi nghĩ rằng việc tạo cơ hội cho các founder gặp gỡ và trao đổi một cách chất lượng là nhiệm vụ quan trọng. Đó là lí do sự kiện Founders Meet up đã ra đời, với số đầu tiên diễn ra vào ngày 8.6.2019 vừa qua. Tại sự kiện, chúng tôi may mắn được lắng nghe những chia sẻ vô cùng hữu ích từ chính các founder về kinh nghiệm gọi vốn, mở rộng thị trường,... Suy cho cùng, dù kêu gọi đầu tư hay mở rộng thị trường, bước đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất vẫn xuất phát từ năng lực của đội ngũ và định hướng phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, để có thể đạt được điều đó, startup cần một người bạn, một người đồng hành để hỗ trợ startup, không chỉ từ những tổ chức hỗ trợ như KisStartup mà từ chính những founder đã, đang và sẽ bước đi trên hành trình khởi nghiệp đầy gian nan và thách thức. Chính vì lẽ đó, chúng tôi kỳ vọng Founders Meet Up có thể trở thành chuỗi sự kiện để startup gặp gỡ, học hỏi lẫn nhau để phát triển, từ đó mở ra cơ hội hợp tác về sau.
Dưới đây là chia sẻ hữu ích từ chính startup tham dự sự kiện. Hi vọng hữu ích cho bạn.
1. Nhà đầu tư đặt bút ký ngay cuộc gặp đầu tiên - Tại sao vậy?
Đây là câu hỏi anh Nghiêm Xuân Huy - CEO & Founder của Finhay - ứng dụng nhận được trong sự kiện Founders Meet up của KisStartup diễn ra ngày 8.6.2019 vừa qua. Trái ngược lại với những suy nghĩ của một số startup và người tham dự là nhà đầu tư sẽ nhìn vào lợi nhuận thu được sau khi đầu tư, điều mà nhà đầu tư quan tâm trong cuộc gặp đầu tiên lại tập trung tìm hiểu vào đội ngũ và mục tiêu phát triển của Finhay:
- Trước kia bạn học ở đâu?
- Trước kia bạn đã làm gì?
- Đội ngũ của bạn gồm những ai?
- Mục tiêu của bạn cho sản phẩm này là gì?
Giống như trong một bài viết Cuộc hôn nhân Nhà đầu tư - startup mà KisStartup từng viết và chia sẻ, trong buổi gặp đầu tiên, nhà đầu tư quan tâm tới con người làm nên sản phẩm đó vì suy cho cùng đầu tư vào startup giai đoạn đầu là đầu tư vào con người là chủ yếu. Vậy nên, những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ thường dành thời gian để hỏi về người làm ra sản phẩm đó để có hình dung rõ hơn về đội ngũ founder, chỉ để đảm bảo rằng, ngay cả khi thất bại, bạn vẫn có khả năng đứng dậy và đi tiếp.
Về Finhay: Finhay là ứng dụng tiết kiệm thông minh, giúp bạn lập kế hoạch và tiết kiệm cho mục tiêu bạn hứng thú. Đồng thời Finhay giúp tối ưu tích lũy nhàn rỗi bằng cách đưa tiền tới quỹ tài chính ở Việt Nam nhằm sinh lời. Finhay vừa được nhận vốn đầu tư gần 1 triệu USD từ Insignia Ventures Partners và các nhà đầu tư khác
2. Mở rộng thị trường - Nên bắt đầu từ đâu?
Mở rộng thị trường luôn là một bài toán khó không chỉ đối với startup và có lẽ mới bất kì doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, định hướng mở rộng thị trường ra nước ngoài, theo chúng tôi, là một nước đi lên làm để startup có thể nhân rộng và lặp lại mô hình kinh doanh của mình. 80% dân số thế giới hiện nay đến từ các nước đang phát triển, vậy nên bắt đầu kinh doanh từ một thị trường đang phát triển như Việt Nam là một cơ hội lớn cho startup có thể nhân rộng mô hình kinh doanh ra các nước đang phát triển khác.
Vậy, để mở rộng thị trường, startup nên bắt dầu từ đâu? Theo anh Trung, để mở rộng thị trường, startup bắt đầu từ định hướng phát triển sản phẩm và lựa chọn chiến lược “go global” phù hợp.
#1: Xây dựng sản phẩm theo chuẩn quốc tế ngay từ đầu
Để mở rộng thị trường ra khu vực, trước hết sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Vậy nên, ngay từ đầu, theo anh Đặng Thành Trung - Cofounder của ezCloud - đội ngũ sáng lập cần xây dựng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Bước đi này không chỉ ezCloud đang thực hiện, mà với startup chúng tôi đang làm việc, đã có khá nhiều startup đang áp dụng. Ví dụ Kankyo - chuyên phân phối các sản phẩm organic có chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế. Việc xây dựng sản phẩm/ lựa chọn sản phẩm theo chuẩn quốc tế ngay từ đầu sẽ giúp startup tiết kiệm được thời gian chuẩn hóa sản phẩm về sau và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
#2: Xác định thị trường mục tiêu - Chiến lược “đi theo ông lớn”
- Để xác định thị trường mục tiêu khi mở rộng ra khu vực, startup nên cân nhắc tới những yếu tố sau đây:
- Thị trường có nét tương đồng với Việt Nam không?
- Thị trường hoàn toàn mới hay đã quen thuộc với các sản phẩm từ Việt Nam?
- Mức độ cạnh tranh tại thị trường như thế nào?
- Hiện tại, có đối tác để phát triển sản phẩm tại thị trường mục tiêu chưa?
- Chi phí triển khai có nằm trong mức doanh nghiệp có thể chấp nhận được không?
Đây chính là các yếu tố mà ezCloud chia sẻ chính ezCloud cân nhắc khi lựa chọn Myanmar làm điểm đến đầu tiên tại Đông Nam Á, thay vì Thái Lan hay Indonesia. Ở Thái Lan, văn hóa tương đối cục bộ và chi phí để triển khai cao. Tại Indonesia, thị trường lớn hơn Việt Nam rất nhiều nên mức độ cạnh tranh cũng khắc nghiệt hơn Việt Nam nhiều. Trong khi đó, tại Myanmar, thị trường lại có nét khá tương đồng với thị trường Việt Nam, đồng thời đây cũng là thị trường đã có doanh nghiệp Việt Nam khai phá như Viettel và hiện ezCloud có đối tác để phát triển sản phẩm tại thị trường bản địa. Chính vì vậy, Myanmar là lựa chọn phù hợp hơn cả.
#3: Phát triển đối tác địa phương
Thay vì phát triển đội ngũ của công ty tại đây, ezCloud lựa chọn đối tác địa phương và đào tạo đội ngũ nhân viên của đối tác để phát triển sản phẩm. Về phía ezCloud, ezCloud sẽ chỉ cung cấp hạ tầng phần mềm và thương hiệu ezCloud. Lí do lựa chọn đi theo chiến lược này, theo anh Trung chia sẻ, là để giảm thiểu chi phí phát triển và vận hành đội ngũ, đồng thời tận dụng ngay thế mạnh của đối tác địa phương - đó là hiểu thị trường địa phương và “nói ngôn ngữ” của thị trường địa phương.
Về ezCloud: ezCloud là công ty công nghệ cung cấp Nền tảng quản lý và kinh doanh khách sạn toàn diện. ezCloud là một trong những startup tiêu biểu nhận được đầu tư từ IPP - Chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan và vừa đạt danh hiệu Top 10 Sao Khuê năm 2019. Hiện tại, ezCloud có hơn 3000 khách hàng, có mặt tại Hà Nội, tp HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc và mở rộng ra thị trường Đông Nam Á.
---
Cũng tại sự kiện Founders Meet-up, KisStartup tự hào ra mắt nền tảng hỗ trợ nguồn lực startup mang tên Net-a-Startup (www.netastartup.com). Sau hơn 03 năm đồng hành sát sao cùng các Startup và các thành phần quan trọng khác trong hệ sinh thái, chúng tôi nhận ra rằng Startup cần nhiều những nguồn lực hỗ trợ và hợp tác hơn chỉ là đầu tư. Do vậy, Net-a-startup được sinh ra với mục tiêu lấy startup làm trọng tâm và mọi hình thức kết nối nhằm để hỗ trợ startup một cách tốt nhất. Tại đây, startup có thể:
- Kết nối với các nhà đầu tư và/hoặc quỹ đầu tư
- Kết nối với và gặp gỡ trực tiếp với cố vấn, chuyên gia uy tín được khẳng định bởi KisStartup
- Đăng thông tin tuyển dụng trên nền tảng và được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng của KisStartup
- Kết nối và tìm cơ hội hợp tác với chính các startup hoặc các bên cung cấp dịch vụ chất lượng
---
Ở KisStartup chúng tôi giúp gì được cho bạn?
- Nâng cao năng lực với hoạt động đào tạo, huấn luyện đổi mới sáng tạo
- Kết nối startup với cố vấn, chuyên gia về sở hữu trí tuệ, kế toán, nhân sự,... thông qua nền tảng hỗ trợ cho startup mang tên Net a Startup (www.netastartup.com)
- Kết nối startup với doanh nghiệp có nhu cầu đặt hàng, mua lại hoặc đầu tư vào startup
- Kết nối startup với nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước thông qua nền tảng hỗ trợ cho startup mang tên Net a Startup (www.netastartup.com)
- Cung cấp thông tin hữu ích về đổi mới sáng tạo thông qua chia sẻ tin tức hữu ích, nghiên cứu đổi mới sáng tạo của KisStartup và các đơn vị uy tín, press release hàng tháng, v.v
- Kết nối với đối tác có thể hỗ trợ bạn tốt nhất nếu vấn đề bạn gặp phải nằm ngoài khả năng/ điểm mạnh của KisStartup.
Liên hệ với chúng tôi tại:
Email: hello@kisstartup
Mobile: +84.978.137.894 (Ms. Thảo) hoặc +84. 982.498.095 (Ms. Mai)
Facebook: https://www.facebook.com/kisstartup/
Website: https://www.kisstartup.com/