Bản đồ thị trường Femtech Đông Nam Á 2022
Theo French Chamber và Fermata
Phạm Phương Linh giới thiệu và biên tập
Như đã đề cập tại các bài viết trước, mọi con mắt đang đổ dồn vào Femtech (Công nghệ phục vụ) khi sau đại dịch Covid-19, phụ nữ ngày càng quan tâm tới sức khỏe của mình. Femtech có thể lớn đến mức nào? Sự phát triển của lĩnh vực này có thể diễn ra chậm rãi nhưng khi các công ty khởi nghiệp đang mở đường cho sự đổi mới và xuất hiện nhu cầu về vốn, các gã khổng lồ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ không nằm ngoài cuộc chơi.
Ngành công nghiệp femtech ở Đông Nam Á tăng trưởng hơn 70% chỉ trong vòng một năm từ 2021 đến 2022, không có gì ngoài sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong khu vực. Những giải pháp nào đã xuất hiện? Điều gì đang thúc đẩy sự tăng trưởng? Điều gì đang chờ đợi cho năm tới và hơn thế nữa? Bài viết này sẽ sử dụng thông tin thị trường 2022 của Femtech dành cho Đông Nam Á để đào sâu vào những câu hỏi này và giúp định hướng rõ bối cảnh phát triển nhanh chóng trong khu vực.
So với 2021, Singapore tiếp tục là thị trường dẫn đầu với 32 công ty (tăng 45%), Malaysia vượt lên với 12 công ty (tăng 500%).
Trên toàn khu vực, dường như có sự tăng trưởng ổn định ở Philippines với 9 công ty, Thái Lan với 6 công ty, Indonesia với 5 công ty và Việt Nam với 4 công ty.
Không có thay đổi nào ở Campuchia, Lào và Myanmar vì có lẽ các quốc gia này đang tiếp tục tập trung vào các sáng kiến y tế công cộng thiết yếu và các nhu cầu cơ bản của phụ nữ như giáo dục sức khỏe định kỳ cho thế hệ trẻ, để khuyến khích họ tiếp tục đi học. Tại Myanmar, sau cuộc đảo chính quân sự vào năm 2021 và giá băng vệ sinh tăng cao, phụ nữ địa phương gặp khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm kinh nguyệt. Mặc dù có một số trợ giúp từ các tình nguyện viên và tổ chức phi chính phủ nhưng với người dân, sự sống còn là ưu tiên hàng đầu so với lắng nghe nhu cầu sức khỏe của bản thân.
Các danh mục chính chúng tôi quan sát được từ bản đồ gồm:
- Sức khỏe tình dục: Các công ty khởi nghiệp cung cấp các sản phẩm giúp phụ nữ có thể cập nhật thông tin và chủ động trong sức khỏe tình dục của mình. Ví dụ: Ease Healthcare cung cấp dịch vụ ngừa thai, tránh thai khẩn cấp và các dịch vụ y tế nhạy cảm khác tận nhà để phụ nữ có thể truy cập chúng trực tuyến một cách kín đáo;
- Khả năng sinh sản: Hiện tại đã có các công ty khởi nghiệp cung cấp các dịch vụ nhằm cải thiện cơ hội thụ thai của phụ nữ, như IVF và đông lạnh trứng, cũng như các sản phẩm giúp phụ nữ kiểm soát mục tiêu sinh sản. Ngoài ra còn có các mô hình thú vị khác như: Lumirous cung cấp dịch vụ huấn luyện sinh sản trực tuyến ở Malaysia hay Yesmom (Thái Lan) và Fig (Singapore) cung cấp các xét nghiệm hormone tại nhà;
- Mãn kinh: Các giải pháp của Femtech như thiết bị đeo Elocare ở Singapore có thể giúp phụ nữ theo dõi, điều trị và quản lý các triệu chứng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chăm sóc mãn kinh là một lĩnh vực chưa được khai thác, mang lại những cơ hội khi phụ nữ sắp bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh hiện có sức mua lớn hơn bao giờ hết.
Tại Việt Nam, có 4 công ty Femtech là: Cocmau, OVA lady, Lincup và Mona, tập trung vào sản phẩm cốc nguyệt san và mãn kinh. Theo nhìn nhận từ thị trường, các doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh B2C nhằm giảm chi phí vận hành cũng như tiếp cận khách hàng qua â dạng kênh. Việc này đặc biệt phù hợp khi sau đại dịch Covid-19 và tình hình chính trị bất ổn của thế giới, người tiêu dùng đều cắt giảm chi tiêu vào các sản phẩm không thiết yếu. Ngoài ra, mãn kinh là lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam chưa được khai thác hiệu quả.